Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 71 - 87)

1.3.3 .Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán

3.3.Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả trách nhiệm pháp lý

kiểm tốn viên và doanh nghiệp kiểm tốn

Nhìn chung, nguồn gốc phát sinh trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT là từ những sai phạm trong hoạt động kiểm toán. Như vậy, đứng trên quan điểm của tác giả, để giải quyết được nguồn gốc của vấn đề, cần tập trung vào các biện pháp hướng tới nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL, từ đó giảm thiểu hậu quả trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT.

Thứ nhất, giải pháp nền tảng là nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC.

Để nâng cao chất lượng kiểm toán, tác giả đưa ra gợi ý số vấn đề cần được chú trọng như sau:

Về phía doanh nghiệp kiểm toán (DNKT)

DNKT phải xây dựng các chính sách, thủ tục để phát triển văn hóa nội bộ trong công ty với nhận thức “chất lượng là yếu tố sống còn khi thực hiện hợp

đồng kiểm toán”.

Ý kiến kiểm toán là một trong những căn cứ quan trọng để người sửu dụng báo cáo tài chính đưa ra quyết định dựa trên mức độ tin tưởng và đảm bảo vào KTV cũng như DNKT. Do đó, các ý kiến kiểm tốn khơng phù hợp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của người sử dụng từ đó có thể gây ra các thiệt hại về kinh tế đối với họ.

Việc đưa ra ý kiến kiểm tốn khơng phù hợp của kiểm toán viên và doanh nghiệp sẽ khiên cho khách hàng khơng hài lịng với dịch vụ được cung cấp, điều này đồng nghĩa là công ty gặp rủi ro kiểm tốn, giảm sút uy tín và có nguy cơ đánh mất khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các hoạt động đa dạng, phức tạp, các chính sách kinh tế thay

đổi cùng với nhận thức và yêu cầu về chất lượng của khách hàng ngày càng cao, do vậy vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý chất lượng kiểm toán là phải đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán. Đảm bảo chất lượng kiểm toán là tập hợp các biện pháp có kế hoạch và hệ thống cần thiết để đảm bảo rằng kết quả kiểm toàn hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về chất lượng đã đề ra. Và, nâng cao chất lượng đòi hỏi các hoạt động quản lý cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và ở mọi cấp độ quản lý nhằm khơng những duy trì chất lượng mà phải nâng cao hơn nữa chất lượng, nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong các điều kiện thay đổi của nền kinh tế. DNKT cần tập trung vào các hoạt động kiểm tra và kiểm soát chất lượng trong quá trình của hoạt động bao gồm các hoạt động đảm bảo chất lượng nhân sự, nâng cao tính độc lập cũng như việc duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp của các KTV; phát triển, hồn thiện qui trình, mẫu biểu liên quan đến các kỹ thuật cũng như thủ tục kiểm tốn. Ngồi ra, cần thu thập và đánh giá về những ý kiến phản hồi của khách hàng cũng như các bên thứ ba sử dụng kết quả kiểm toán về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

DNKT cần xây dựng tư tưởng chỉ đạo là lấy khách hàng làm mục tiêu hoạt động chứ không phải là phương tiện kinh doanh, từ đó làm cơ sở cho việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của các cơng ty kiểm tốn. Đặc điểm này cũng cần được sử dụng để làm định hướng phát triển hoạt động kiểm toán cũng như các hoạt động quản lý từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm tốn nhằm mục tiêu là tạo ra mơi trường thơng tin tài chính kinh tế trong sạch và lành mạnh, đảm bảo quyền lợi và nâng cao lịng tin của cơng chúng đối với hoạt động kiểm toán.

Chất lượng kiểm toán cần được DNKT lấy làm định hướng hàng đầu cho sự phát triển. Thực tế cho thấy, định hướng vào chất lượng là điều kiện mang lại hiệu quả kinh tế cao và chắc chắb. Nếu hệ thống quản lý chất lượng tốt, đảm bảo trong quá trình kiểm tốn, các kiểm toán viên thực hiện tốt và đầy đủ các yêu cầu được đề ra thì sẽ giảm thiểu được các chi phí

cho việc kiểm tra sốt xét, cũng như các chi phí phát sinh cho việc điều chỉnh hoặc tiến hành bổ sung các thủ tục kiểm toán. Ngược lại việc chạy theo lợi nhuận làm mục tiêu phát triển có thể dẫn đến việc công việc và kiểm sốt thiếu tính chặt chẽ và thận trọng từ đó làm tiền đề cho rủi ro và thất bại.

Về phía quản lý nhà nước

Cơ quan có thẩm quyền như Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khốn nhà nước cần tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán:

Thu thập, cập nhật thông tin; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu một cách chi tiết, đầy đủ và kịp thời về các đơn vị được kiểm toán.

Đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm sốt hoạt động kiểm toán đặc biệt đối với các trưởng nhóm kiểm tốn và chủ nhiệm kiểm tốn.

Xử lý nghiêm và thỏa đáng, đúng người đúng vụ việc đối với các sai phạm phát hiện đối với hồ sơ kiểm tốn như: cảnh cáo, đình chỉ tư cách kiểm tốn viên, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên. Kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán được lưu trữ và sử dụng làm căn cứ để khen thưởng và phê bình các DNKT.

Nâng cao năng lực, trình độ của các kiểm tốn viên thơng qua việc cải tiến công tác đào tạo. Tăng cường, bổ sung các hướng dẫn, đào tạo đối với các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, các quy định về chuẩn mực kiểm tốn. Xây dựng và hồn thiện hệ thống hồ sơ kiểm toán mẫu và đặt ra các yêu cầu đối với hệ thống giấy tờ làm việc của đơn vị nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế đặc điểm hoạt động kiểm toán. Yêu cầu trách nhiệm của các DNKT trong việc đào tạo, nâng cao trình độ năng lực của KTV.

Các cơ quan quản lý và đơn vị chức năng cần có sự tăng cường hơn nữa đối với cơng tác đào tạo, kiểm tra về hoạt động kiểm tốn, đặc biệt là việc lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của DNKT cũng như KTV đối với hoạt động kiểm toán, đặc biệt trong việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán, lập, trình bày và hồn thiện hồ sơ kiểm tốn của khách hàng phụ

trách, bày tỏ và đưa ra ý kiến, kết luận kiểm tốn phù hợp, chính xác. Đề cao vai trị độc lập, tính chính trực của KTV trong hoạt động kiểm tốn.

Tăng cường cơng tác tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định về hoạt động kiểm toán đến từng KTV nhằm thống nhất cách hiểu, cách làm cũng như phát hiện những bất cập để bổ sung, sửa đổi kịp thời.

Thứ hai, tăng cường vai trò quản lý của Hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực nghề nghiệp kế toán - kiểm tốn có các hội nghề nghiệp như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và một số hội khác như Hội Kế toán viên hành nghề, Câu lạc bộ Kế toán trưởng… Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) thành lập năm 1994 và là thành viên của Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC) và Hiệp hội Kế tốn các nước Đơng Nam Á (AFA) vào năm 1998. VAA được Bộ Tài chính ủy nhiệm tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, quản lý hành nghề kế toán kiểm toán, tham gia cùng Nhà nước ban hành các vấn đề về quản lý dịch vụ kế toán, tăng cường kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán.

Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập năm 2005, là tổ chức nghề nghiệp quản lý các kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam. VACPA được Bộ Tài chính ủy quyền kiểm tra trực tiếp các cơng ty kiểm toán về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và nghiên cứu soạn thảo và cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, tham gia phát hồ sơ dự thi kiểm toán viên, tổ chức ôn thi và tham gia hội đồng thi và tổ chức kỳ thi kiểm toán viên.

Tại Việt Nam, việc ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán, tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề nghiệp…thuộc thẩm quyền chức năng của Bộ Tài chính. Các hiệp hội nghề nghiệp mới chỉ được ủy quyền hoặc chuyển giao một số chức năng nhất định. Điều này tương đối khác với chức năng của

phần nhiều các hội nghề nghiệp trên thế giới. Thực tế, thời gian qua các hiệp hội nghề nghiệp đã có những đóng góp giúp nâng cao vị thế trên trường quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nghề nghiệp, đưa ra nhiều ý kiến trong việc tự do hóa cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ, cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng nhằm nâng cao năng lực của đội ngữ kế toán và kiểm toán viên, tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra rà soát chất lượng của các DNKT, hoàn thiện các biểu mẫu chương trình kiểm tốn giúp đơn vị kiểm tốn thích nghi với sự biến đổi của mơi trường kinh tế…. Song, nhìn chung, vai trò của các Hiệp hội vẫn còn khá mờ nhạt, hay nói cách khác tính pháp lý của các Hiệp hội nghề nghiệp là chưa cao, nguyên nhân chủ yếu do các cơ quan chức năng chưa mạnh dạn giao phó và cho các hội được quyền chủ động trong các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.

Tác giả khuyến nghị rằng, các cơ quan Nhà nước cần mạnh dạn, chủ động trong việc trao thêm quyền cho cho VACPA quản lý các hoạt động như: thi sát hạch KTV; ban hành chuẩn mực kiểm toán, xử lý kỷ luật KTV… Tác giả tin rằng, với tính sâu sát của VACPA đối với các hội viên, hiệp hội này sẽ nhanh chóng cũng như quyết liệt trong việc phát hiện và xử lý các sai phạm của kiểm toán viên đồng thời đưa ra các đường hướng lãnh đạo và quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.

Thứ ba, Nhà nước cần quy định mức giá phí kiểm tốn tối thiểu cho hoạt động kiểm

tốn BCTC.

Có một thực tế khơng thể phủ nhận rằng, hoạt động kiểm toán tại thị trường Việt Nam vẫn cịn bị xem nhẹ, có một số đơn vị vẫn chỉ coi kiểm toán đơn thuần chỉ là một thủ tục phải làm để đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng như cơ quan thuế, cơ quan thống kê… mà chưa nhìn nhận và đánh giá đúng vai trị của kiểm tốn độc lập. Chính vì lý do này, họ thường ưu tiên lựa chọn các DNKT đưa ra mức phí rẻ nhất mà khơng quan tâm đến chất lượng của kiểm tốn. Chính điều này gây ra những hậu quả tiềm ẩn về việc các DNKT đua nhau hạ phí để thu hút khách hàng, tìm kiếm lợi nhuận. Cùng với đó cắt giảm các thủ tục cần thiết để tiết kiệm chi phí.

Tại một số cơng ty kiểm toán là thành viên của các hãng kiểm toán lớn trên thế giới, khi xác định mức phí kiểm tốn để thực hiện hợp đồng, các đơn vị này sẽ xem xét dựa trên quy mô cũng như tính chất lĩnh vực hoạt động, bản chất nghiệp vụ phát sinh, số lượng giao dịch phát sinh trong kì, để từ đó xây dựng kế hoạch nhân sự và thời gian làm việc cần thiết cho một cuộc kiểm tốn. Ngồi ra, các đơn vị kiểm toán này cũng xem xét đến các rủi ro tiềm tàng cũng như các rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán để xác định mức chi phí cần thiết. Mức phí cho một cuộc kiểm tốn của các DNKT thuộc các tập đồn lớn uy tín trên thế giới hoặc các DNKT đầu ngành tại Việt Nam nhìn chung có sự chênh lệch rất lớn so với mức các DNKT nội địa đưa ra. Theo số liệu thống kê do VACPA cung cấp, mức phí bình qn của các DNKT thuộc Big 4 có mức phí bình quân khoảng 380 triệu đồng/ hợp đồng kiểm tốn, trong khi đó các DNKT trong nước chỉ chào phí khoảng 40 – 50 triệu đồng/ hợp đồng kiểm tốn, các biệt có những trường hợp chỉ đưa ra mức phí trên dưới 10 triệu đồng. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, với mức phí hiện tại mà các DNKT đang đưa ra rất khó để các đơn vị này thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục kiểm tốn. Đặc biệt, với cuộc kiểm toán các báo cáo tài chính phức tạp của các tập đồn, cơng ty lớn với khối lượng giao dịch lớn, nhiều công ty con hoạt động đa dạng các ngành nghề đòi hỏi kiểm tốn viên tốn nhiều thời gian cơng sức cũng như sự tham gia của nhiều nhân sự trình độ cao.

Tuy nhiên điều đó khơng đồng nghĩa với việc thực hiện kiểm tốn tại một DN đơn lẻ, quy mơ vừa và nhỏ thì có thể cắt bớt tương ứng thủ tục quy trình kiểm tốn khi so sánh với doanh thu. Một ví dụ thực tế rằng, khối lượng cơng việc kiểm tốn ở một DN có doanh thu 50 tỷ đồng sẽ ít hơn nhưng vẫn chiếm đến 80 – 90% so với cơng việc kiểm tốn ở một DN có doanh thu trên 100 tỷ đồng. Bởi vậy, nếu tính phí kiểm tốn q thấp, DNKT bắt buộc phải cắt xén quy trình, bỏ qua một số thủ tục tốn thời gian và chi phí như kiểm kê hàng tồn kho, gửi thư xác nhận, trong

khi giá trị của các khoản mục này chiếm một tỷ trọng rất lớn và trọng yếu trên báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thậm chí có những trường hợp, DNKT không trực tiếp thực hiện bất cứ thủ tục kiểm toán nào mà chỉ nhận dữ liệu của khách hàng về, sau đó ký và đóng dấu trên báo cáo kiểm toán. Điều này làm mất đi tính trung thực và hợp lý của ý kiến kiểm toán, đồng thời cũng làm giảm sút uy tín của cơng việc kiểm toán trong mắt khách hàng cũng như người sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm tốn. Bên cạnh đó, cạnh tranh thơng qua việc giao kết với một số cá nhân trong những tổ chức thanh tra, kiểm tra, đưa thông tin quảng cáo khơng trung thực về mình và các đối thủ cạnh tranh… cũng đang khiến thị trường dịch vụ kiểm tốn trở nên thiếu lành mạnh.

Để hạn chế tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh bằng giá phí mà khơng chú trọng chất lượng kiểm toán, tác giả đề xuất Nhà nước cần quy định “mức giá phí kiểm

tốn tối thiểu”43 cho một cuộc kiểm tốn BCTC. Căn cứ tính phí kiểm tốn nên dựa

trên thời gian cần thiết để KTV cũng như DNKT thực hiện các quy trình và thủ tục kiểm tốn tiêu chuẩn, khơng phân biệt quy mô của các khách hàng. Cơ quan Nhà nước có thể quy định về mức giá sàn đối với từng trường hợp khách hàng dựa trên quy mô như: doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn căn cứ theo quy định của Chính Phủ

(hiện tại là Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/3/2018)

Ví dụ: Nhà nước quy định mức giá phí kiểm tốn BCTC tối thiểu đối với doanh nghiệp siêu nhỏ là 5% trên tổng tài sản của đơn vị hoặc 30 triệu đồng tùy vào mức nào thấp hơn …

Bên cạnh đó, tác giả đề xuất cần có quy định về việc trình bày cơng khai chi phí kiểm tốn trong thuyết minh BCTC đã được kiểm tốn. Thơng qua đó, cơ quan chức năng cũng như người sử dụng báo cáo tài chính có thể đánh giá cũng như khoanh vùng các rủi ro đối với các doanh nghiệp mà có chi phí kiểm tốn q thấp từ đó có

43 Nguyễn Thị Liên Hương. Ảnh hưởng của giá phí kiểm tốn đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tạiViệt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 32, số 4 (2016), tr. 5

những cuộc thanh kiểm tra để góp phần làm lành mạnh hoạt động KTĐL trong tương lai.

Thứ tư, các DNKT và KTV cần chú trọng thực hiện các biện pháp khác phòng ngừa

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 71 - 87)