1.3.3 .Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của kiểm
và doanh nghiệp kiểm toán
Trong Chương 2, tác giả đã phân tích về thực trạng của pháp luật, theo đó, tác giả cho rằng hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn một số vấn đề cần hoàn thiện liên quan đến trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT. Do những Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật thương mại có phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao trùm toàn bộ các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, mặt khác hoạt động KTĐL sở hữu tính đặc thù riêng trong nền kinh tế. Chính vì vậy, để góp phần đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan, tác giả tập trung khuyến nghị những điểm cần bổ sung hoặc sửa đổi trong Luật chuyên ngành, tức là Luật kiểm toán độc lập và Bộ luật Hình sự.
Thứ nhất, chỉnh sửa một số quy định trong Luật kiểm toán độc lập 2011 theo
hướng như sau:
a) Quy định bắt buộc các DNKT phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà không cho lựa chọn phương pháp trích quỹ dự phịng rủi ro nghề nghiệp thay cho việc mua bảo hiểm. Như đã phân tích ở chương 2, quy định hiện tại của Luật kiểm toán độc lập 2011 cho phép DNKT mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà không khống chế mức phí bảo hiểm tối thiểu. Trong trường hợp DNKT không thực hiện mua bảo hiểm, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án trích lập quỹ dự phịng rủi ro với giá trị 0,5-1% doanh thu năm. Với quy định hiện tại, nguồn tài chính để bù đắp rủi ro nghề nghiệp kiểm tốn rất thấp và khó có thể đủ để bồi
thường cho người bị thiệt hại khi rủi ro kiểm tốn xảy ra. Nhìn nhận từ thực tế, mặc dù hiếm gặp tại Việt Nam nhưng trên thế giới đã có rất nhiều DNKT đã bị phá sản sau khi phải bồi thường thiệt hại vì rủi ro nghề nghiệp. Năm 2002 thế giới từng chứng kiến sự sụp đổ của một ông lớn trong lĩnh vự kiểm tốn. Đó là Cơng ty Anthur Andersen, một trong 5 DNKT lớn nhất trên thế giới tại thời điểm đó, dính bê bối kiểm tốn sai sót nghiêm trọng BCTC của các tập đồn lớn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Tiêu biểu là vụ bê bối kiểm tốn Tập đồn năng lượng Enron (Hoa Kỳ). Tập đoàn “Enron đã phải điều chỉnh hồi tố BCTC trong giai đoạn 5
năm số lỗ 600 triệu USD”40, trong khi Cơng ty kiểm tốn Andersen luôn xác nhận
BCTC của Enron là trung thực và hợp lý. Hậu quả sau đó là: “Anthur Andersen đã phải bồi thường số tiền khổng lồ cho cổ đông khách hàng như Công ty Sunbeam (110 triệu); Công ty Waste Management (107 triệu); Công ty World Com (65 triệu)…Gã khổng lồ Big
5 này đã bị rút giấy phép hành nghề kiểm toán năm 2002”.41
Để bảo đảm an ninh tài chính cho DNKT khi phải bồi thường thiệt hại vì có rủi ro kiểm toán xảy ra, tác giả kiến nghị sửa đổi quy định tại Khoản
5 Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 về nghĩa vụ của DNKT như sau:
Quy định hiện hành:
“Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm tốn viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phịng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính”
Kiến nghị sửa đổi thành:
“Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề với mức phí bảo hiểm hàng năm tối thiểu là 0,5% doanh thu năm”
40 Jay M. Feinman, 2003. Liability of Accountants for Negligent Auditing. Florida State University Law Review, Volumn
31/ 2003, page 17.
b) Quy định tăng trách nhiệm bồi thường của KTV theo hướng nếu KTV có sai phạm trong quá trình kiểm tốn BCTC thì KTV phải hồn trả chi phí cho DNKT sau khi DNKT đã thực hiện bồi thường thiệt hại cho khách hàng hoặc người sử dụng kết quả kiểm toán. Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011, khi KTV để xảy ra sai phạm trong cuộc kiểm tốn BTC, thì KTV khơng chịu chế tài bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra mà toàn bộ phần tiền bồi thường thiệt hại sẽ do DNKT gánh chịu trừ trường hợp KTV bị ràng buộc bởi hợp đồng trách nhiệm (một dạng thỏa thuận dân sự riêng) về trách nhiệm bồi thường khi KTV sai phạm trong kiểm tốn BCTC. Chính điểm khơng hợp lý này đã khơng khuyến khích các KTV phải nâng cao tính
“cẩn trọng nghề nghiệp” trong khi hành nghề. Để giải quyết vấn đề này, tác giả đề
xuất chế tài bồi thường như sau:
Kiến nghị bổ sung vào Điều 18 Luật kiểm toán độc lập 2011 về “Nghĩa vụ của
kiểm toán viên hành nghề” một Khoản như sau:
“Kiểm toán viên hành nghề có lỗi gây thiệt hại phải hồn trả lại một khoản tiền cho doanh nghiệp kiểm toán đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại với mức hồn trả khơng q 20 lần lương tối thiểu vùng, trừ trường hợp thiệt hại đã được doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chi trả”
Thứ hai, kiến nghị bổ sung trong Bộ luật hình sự thêm mơt tội danh “Vi phạm
quy định của Nhà nước về kiểm toán độc lập gây hậu quả nghiêm trọng”. Bộ luật
Hình sự 2015 đã bổ sung một tội danh mới về lĩnh vực kế tốn, đó là “Tội vi phạm quy
định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”42. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã nhận thấy
hậu quả của sai phạm trong công tác kế tốn có ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Cơng tác kiểm tốn BCTC thực chất là kiểm tra và xác nhận kết quả công việc kế tốn thơng qua sản phẩm cuối cùng là BCTC do kế toán viên lập ra. Hơn thế nữa, kết quả kiểm tốn có thể
được cơng bố cho cơng chúng sử dụng có lợi ích khác nhau. Do vậy KTV có sai phạm do lỗi cố ý và gây hậu quả nghiêm trọng cần phải bị xử lý thích đáng để đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm.
Kiến nghị bổ sung tội danh mới trong Bộ luật Hình sự 2015:
“Tội vi phạm quy định của nhà nước về kiểm toán độc lập gây hậu quả nghiêm
trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi
sau đây, gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thơng đồng,
móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm tốn và cung cấp thơng tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
b) Gian lận để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
c) Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng hồ sơ kiểm toán trước thời hạn lưu trữ
theo quy định;
đ) Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
d) Gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm
đến 20 năm.
4. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”