Giới thiệu chung về các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện Hợp đồng thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành than (Trang 66 - 68)

2.1.1. Giới thiệu về ngành than

Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác gần 180 năm, với trên 80 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành thắng lợi rực rỡ. Bước vào công cuộc đổi mới, những năm đầu thập niên 90, ngành Than Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thử thách gay gắt: nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan làm tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị hủy hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Do thiếu sự tổ chức và quản lý thống nhất của Nhà nước đã đẩy các cơng ty than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm đào lị, giảm bóc đất, niêm cất xe máy, thiết bị, cơng nhân thiếu việc làm, thu nhập, đời sống khó khăn, ngành Than đã lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.

Trải qua rất nhiều thăng trầm ngành than đã từng bước tháo gỡ khó khăn vươn lên trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hiện nay, trong cơ cấu nguồn điện chúng ta sản xuất thì nhiệt điện than chiếm trên 40%, theo quy hoạch, dự báo đến năm 2040 tỷ lệ này xấp xỉ 50%. Có thể nói, than chiếm một vai trị rất quan trọng trong vấn đề phát triển nguồn điện trong ngắn hạn (15-20 năm tới) tại Việt Nam.

Hiện nay, ngành than chỉ có 02 đơn vị sản xuất than chính là Tập đồn cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc - BQP với sản lượng than cung cấp cho các nhà máy điện trên 40 triệu tấn/năm, giai đoạn 2025- 2030 sản lượng có thể đạt tới trên 50 triệu tấn/năm giải quyết công ăn việc làm cho trên 150 nghìn lao động, doanh thu từ sản xuất than trên 100 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 25 nghìn tỷ đồng.

vai trị quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp khơng nhỏ vào ngân sách địa phương (trong 5 năm 2015-2019, ngành than nộp ngân sách chiếm hơn 40% ngân sách thu nội địa của tỉnh Quảng Ninh).

2.1.2. Giới thiệu về các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than

Ngành than hiện nay gồm 02 doanh nghiệp chính đó là Tập đồn cơng nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng cơng ty Đơng Bắc - BQP. Mơ hình tổ chức của TKV và Đông Bắc tương đối giống nhau bao gồm các chi nhánh và các công ty con:

- Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) là Cơng ty mẹ của Tập đồn các cơng ty TKV, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Quyết định số 989/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Các đơn vị trực thuộc TKV là các đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm trong cơ cấu TKV, được tổ chức dưới hình thức chi nhánh, văn phịng đại diện hoặc đơn vị sự nghiệp, các Công ty con là doanh nghiệp do TKV giữ quyền chi phối, được tổ chức dưới các hình thức: Cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam, cơng ty ở nước ngồi và các loại hình cơng ty khác theo quy định của pháp luật, các đơn vị sự nghiệp hạch tốn độc lập các Cơng ty liên kết” là các cơng ty có cổ phần, vốn góp khơng ở mức chi phối của TKV, chịu sự ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ với TKV theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đã ký kết giữa cơng ty đó với TKV; các Doanh nghiệp thành viên” do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó,… TKV là cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ với số vồn là 35 nghìn tỷ đồng có ngành nghề kinh doanh chính là Cơng nghiệp than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than; Công nghiệp khống sản - luyện kim: Khảo sát, thăm dị, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế

tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm khống sản; Cơng nghiệp điện: Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện; mua, bán điện; Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, mua, bán, dự trữ, sử dụng, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn.

- Tổng công ty Đông Bắc là Công ty TNHH MTV là công ty 100% vốn nhà nước do Bộ Quốc phịng quyết định thành lập hoạt động theo hình thức cơng ty mẹ cơng ty con, có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh và quân sự quốc phịng. Hiện nay, Tổng Cơng ty có 11 chi nhánh và 03 công ty cổ phần với tổng quân số trên 9.500 cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức, lao động. Địa bàn hoạt động của Tổng công ty trải khắp các tỉnh, thành trong cả nuớc, chủ yếu là những địa bàn trọng điểm, chiến lược góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước và củng cố quốc phòng an ninh.

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện Hợp đồng thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành than (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)