Nguyên tắc cân bằng hợp lý trong khuôn khổ WTO

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG HỢP LÝ

1.1. Giới thiệu chung về nguyên tắc cân bằng hợp lý

1.1.3. Nguyên tắc cân bằng hợp lý trong khuôn khổ WTO

Câu hỏi liệu nguyên tắc cân bằng hợp lý có được coi là một trụ cột của pháp luật thương mại quốc tế hay không vẫn tồn tại nhiều quan điểm tranh luận. Một số nhà nghiên cứu cho rằng các hiệp định trong khuôn khổ WTO của không đề cập đến thuật ngữ “cân bằng hợp lý” một cách rõ ràng, mà chỉ một số yếu tố phân tích tính cân bằng hợp lý được ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm của WTO giải thích trong các tranh chấp.47 Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng “nguyên tắc cân bằng hợp

lý là một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại đa phương”.48

Các Hiệp định WTO khơng đề cập rõ ràng đến tính cân bằng hợp lý, tuy nhiên, các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã vận dụng một số yếu tố để đánh giá tính cân bằng hợp lý. Điều này khơng đồng nghĩa với việc pháp luật WTO tồn tại nguyên tắc cân bằng hợp lý, giải thích một cách chính xác hơn, một số yếu tố của nguyên tắc này đã ăn sâu vào hệ thống pháp luật WTO để điều hòa các vấn đề thương

46 Án lệ C-438/05 International Transport Workers’ Federation and Finnish Seamen’s Union v Viking

Line [2007] ECR I-10779.

47 Axel Desmedt, “Proportionality in WTO Law”, Journal of International Economic Law, 2001, Vol. 4, No. 3, tr. 443.

48 Meinhard Hilf, “Power, Rules and Principles- Which Orientation for WTO/GATT Law?”, Journal of

mại và phi thương mại. Trong các điều khoản của WTO, một số yếu tố của nguyên tắc cân bằng hợp lý được phản ánh, bao gồm “cần thiết” (necessary), “cân bằng” (proportionate), “less trade restrictive” (ít hạn chế thương mại hơn), v.v.49 Đặc biệt, nguyên tắc cân bằng hợp lý là trụ cột trong ba lĩnh vực chính của luật thương mại quốc tế: (i) Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)50; (ii) Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT)51 và Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS)52; (iii) Xác định các biện pháp phòng vệ thương mại.

Liên quan đến GATT, Điều XX liệt kê danh sách các ngoại lệ chung, theo đó, các Thành viên có thể áp dụng các biện pháp vi phạm các nghĩa vụ liên quan của GATT với điều kiện là biện pháp đó thỏa mãn các yêu cầu của điều này. Điều XX chia thành hai phần: (i) Phần lời nói đầu (chapeau) – đưa ra cách thức một biện pháp nhất định được áp dụng; (ii) Chi tiết các mục tiêu của biện pháp. Một số điều khoản yêu cầu biện pháp được áp dụng là cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng53 hay bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động vật hay thực vật54…; trong trường hợp khác, biện pháp được áp dụng phải chứng minh được có mối liên hệ với các mục tiêu khác, chẳng hạn như bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt55.

Liên quan đến SPS và TBT, các yếu tố của nguyên tắc cân bằng hợp lý cũng được xem xét. Điều 2.2 của Hiệp định SPS quy định: “Các Thành viên phải đảm bảo

rằng bất kỳ biện pháp vệ sinh động-thực vật nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật và dựa trên các ngun tắc khoa học và khơng được duy trì thiếu căn cứ khoa học xác đáng…”. Một mặt, “căn cứ khoa học” đầy đủ được coi là bao hàm các yếu tố kiểm

nghiệm tính cân bằng hợp lý. Trong vụ Japan – Apple, Tòa phúc thẩm cho rằng tiêu chí căn cứ khoa học đầy đủ yêu cầu “mối quan hệ hợp lý và khách quan” giữa biện

49 Andrew D Mitchell, “Proportionality and Remedies in WTO Disputes”, European Journal of International Law, 2006, Vol. 17, No. 5, tr. 987.

50 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, ngày 15/4/1994.

51 Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong thương mại, ngày 15/04/1994.

52 Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, ngày 15/04/1994.

53 Điều XX.a GATT.

54 Điều XX.b GATT.

pháp áp dụng và các bằng chứng khoa học liên quan.56 Mặt khác, Điều 5.6 của Hiệp định SPS chỉ ra rằng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật “không gây hạn chế thương mại hơn các biện pháp cần có để đạt được

mức bảo vệ động-thực vật cần thiết, có tính đến tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế”57.

Liên quan đến việc xác định các biện pháp đối phó và các điều khoản thực thi, các yêu tố của nguyên tắc cân bằng hợp lý cũng được xem xét. Ví dụ, Điều 46 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS)58 đề cập đến bối cảnh các điều khoản được thực thi, khi xem xét các biện pháp áp dụng, cần chú ý “sự cần thiết phải có tính tương xứng giữa các biện pháp

chế tài và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm”59. Bên cạnh đó, Điều 4.10 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM), tại Chú thích 9 cũng chỉ ra rõ ràng các biện pháp đối kháng khơng thích hợp khơng bao gồm “các biện pháp đối kháng không tương xứng với thực tế nội dung trợ cấp bị cấm”. Trong

vụ EC – Bananas, các trọng tài từ chối việc vơ hiệu hố lợi ích “hai lần”, vì điều này

trái với “nguyên tắc luật quốc tế chung về tính cân bằng hợp lý của các biện pháp

đối phó”60. Tịa án cũng đưa ra quan điểm trong vụ kiện US – Line Pipe rằng “các biện pháp đối phó để đáp trả các hành vi vi phạm nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia khác phải tương xứng với những vi phạm đó”61, được quy định tại Điều 51 Dự thảo Điều khoản về trách nhiệm của các quốc gia đối với các vi phạm quốc tế62. Tuy rằng Điều 51 là một phần của các điều khoản dự thảo của Ủy ban Luật pháp Quốc tế,

56 Japan – Affecting the Important of Apples, Appellate Body Report, 26/11/2003, WT/DS245/AB/R, đoạn 147.

57 Điều 5.6 Hiệp định SBS.

58 Hiêp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS), 15/04/1994.

59 Điều 46 TRIPS.

60 Quyết định của Hội đồng trọng tài, European Communities – Regime for the Importation Sale and Distribution of Bananas – Yêu cầu trọng tài của EC theo Điều 22.6 DSU, 9 04/1999, WT/DS27/ARB, đoạn 6.16.

61 United States – Definitive Safeguard Measures on Imports of Circular Welded Carbon Quality Line

Pipe from Korea, Appellate Body Report, 15/02/2002, WT/DS202/AB/R, đoạn 259.

62 Dự thảo các điều khoản về Trách nhiệm của các Quốc gia đối với các hành vi sai trái quốc tế đã được Ủy ban Luật pháp Quốc tế thông qua tại kỳ họp thứ 53, 2001.

nhưng không cấu thành một công cụ pháp lý ràng buộc, mà đặt ra một nguyên tắc được thừa nhận là tập quán quốc tế.63

Tựu chung lại, mặc dù khơng có bất kỳ viện dẫn rõ ràng nào về nguyên tắc cân bằng hợp lý trong các Hiệp định WTO, cũng không tồn tại một khẳng định rằng nguyên tắc này là nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật quốc tế, nhưng một số yếu tố về tính cân bằng hợp lý vẫn xuất hiện trong việc lý giải và áp dụng một số điều khoản của các Hiệp định WTO. Trên thực tế, Tòa án vẫn áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý vào thực tiễn xét xử những tranh chấp trong khuôn khổ WTO.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)