CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG HỢP LÝ
1.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc cân bằng hợp lý trong pháp luật WTO
1.2.3. nghĩa của việc áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý trong việc giải quyết
quyết các tranh chấp trong WTO
Xuyên suốt quá trình phát triển của pháp luật quốc tế, nguyên tắc cân bằng hợp lý được coi là một nguyên tắc quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích cộng đồng. Mục tiêu của nguyên tắc hướng đến việc đặt lợi ích cơ bản của người dân một quốc gia lên trên lợi ích kinh tế của một quốc gia khác liên quan, từ đó, dựa trên nguyên tắc này, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hoặc quốc gia bị tác động có cơ sở để đánh giá tính hợp pháp của một biện pháp đáp trả mà một quốc gia áp dụng. Bên cạnh đó, nguyên tắc cân bằng hợp lý được coi như một nguyên tắc pháp lý trong luật pháp quốc tế, mang trên mình tồn bộ các vai trị của một ngun tắc pháp lý nói chung, do đó nguyên tắc cân bằng hợp lý được áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp bên cạnh sự tồn tại của các quy định pháp luật.
Thứ nhất, nguyên tắc cân bằng pháp lý là cơ sở để cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO giải thích một điều khoản pháp lý liên quan. Trong tình huống bản thân một quy định khơng rõ ràng hoặc không đề cập trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết, cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như các bên tham gia tranh chấp cần dựa vào một cơ sở để giải thích điều khoản, tạo điều kiện để các bên liên quan hiểu rõ hơn về quy định pháp luật để áp dụng trong thực tiễn. Ví dụ, Điều XX.a GATT yêu cầu biện pháp để được coi là một ngoại lệ phải đáp ứng “cần thiết để bảo vệ đạo đức cộng đồng”, nhưng lại khơng chỉ ra rõ ràng những tiêu chí thế nào là “cần thiết” để áp dụng trong thực tiễn. Do đó, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO trong tiến trình giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến quy định này, đã viện dẫn những tiêu chí dựa trên nguyên tắc cân bằng hợp lý để xác định một biện pháp có thỏa mãn “tính cần thiết” hay khơng. Qua việc giải thích đó, các bên sẽ nhận thức được một biện pháp được lập lập là nhằm bảo vệ đạo đức cộng đồng có thể được chấp nhận hoặc khơng, tùy thuộc vào q trình đánh giá “tính cần thiết” của nó và trong trường hợp biện pháp là cần thiết thì các bên có trách nhiệm phải tơn trọng nó. Ngun tắc cân bằng hợp lý chính vì vậy đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc
làm rõ các quy định có liên quan dựa trên tinh thần pháp luật quốc tế, tạo ra sự phù hợp, thống nhất giữa thực tiễn giải quyết tranh chấp và quy định trong hiệp định. Tuy nhiên, tương tự như việc áp dụng một nguyên tắc pháp lý bất kỳ, nguyên tắc cân bằng hợp lý khi được sử dụng để giải thích một quy định cũng khơng đồng nghĩa với sự định đoạt tùy ý.84 Việc giải thích nguyên tắc vẫn phải nằm trong khn khổ pháp luật có liên quan và không được đi ngược lại với ý nghĩa gốc của quy định đó85, như quy định cụ thể tại Điều 3.2 Thỏa thuận DSU: “việc làm rõ các điều khoản của hiệp định
phải dựa trên sự phù hợp với quy tắc tập qn giải thích cơng pháp quốc tế. Những phán quyết và khuyến nghị của DSB không được làm tăng hay giảm quyền và nghĩa vụ trong các hiệp định liên quan”.
Thứ hai, việc áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý nhằm đảm bảo tính hợp pháp
cho phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Nếu một phán quyết được đưa ra trên cơ sở một quy định cịn chưa rõ ràng thì việc áp dụng một nguyên tắc pháp lý để giải thích cho quy định được viện dẫn sẽ đảm bảo tính khách quan hơn của phán quyết, hoặc ít nhất là thể hiện được cái nhìn khách quan và từ đó tăng thêm tính hiệu quả trong giải quyết tranh chấp86. Khi đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ trở nên hoàn thiện hơn và gây dựng được niềm tin của các bên tham gia.
Khi phân tích cơ chế hoạt động của WTO, mơ hình liên kết thương mại thuần túy giữa các quốc gia, lãnh thổ với nhau vẫn được áp dụng, khơng giống EC đã hình thành một tổ chức trên cả quốc gia, hay nói cách khác là một sự liên kết ở dạng “rắn”. Pháp luật WTO vẫn thuần túy chỉ phục vụ cho các mục tiêu thương mại, mà khơng đề cập đến những chính sách ngồi phạm vi thương mại. Ngược lại, EC lại hình thành một hệ thống thương mại nội khối vững chắc trên cơ sở bốn tự do di chuyển để hài hịa các chính sách của các quốc gia Thành viên. Điều này giải thích cho việc vì sao ngun tắc cân bằng hợp lý khi được áp dụng trong pháp WTO vẫn còn tương đối lỏng lẻo, phụ thuộc phần lớn vào các Hiệp định liên quan và dành nhiều quyền tự do
84 Isabel Andersen Mougios, The Principle of Proportionality A comparative study of its application in
WTO law and EU law, Luật văn Thạc sĩ, Oslo University, 2014, tr. 7.
85 Andrew D Mitchell, Legal Principles in WTO Disputes, First edition, Cambridge University Press, 2008, tr. 22.
86 Tor-Inge Harbo, “The Function of Proportionality Principle in EU Law”, European Law Journal, 2010, Vol. 16, No. 2, tr. 160.
trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết cho các quốc gia Thành viên. Điều này cũng khiến cho các yêu cầu về nguyên tắc cân bằng hợp lý trong pháp luật WTO không được thống nhất, nội dung nằm rải rác ở nhiều hiệp định có nội dung liên quan đến tranh chấp, gây khó khăn cho cơ quan giải quyết tranh chấp khi áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý vào thực tiễn xét xử. Tựu chung lại, việc áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý trong thực tiễn xét giải quyết tranh chấp của WTO sẽ phát huy vai trò của nguyên tắc trong việc đảm bảo lợi ích phi thương mại được thực thi đúng đắn và đánh giá biện pháp đáp trả của quốc gia thông qua các quy định liên quan.
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC
CÂN BẰNG HỢP LÝ TỪ GÓC ĐỘ CÁC VỤ TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Từ những lý luận cơ bản ở Chương 1, Chương 2 tác giả đi sâu vào phân tích nguyên tắc cân bằng hợp lý trong khn khổ WTO, dưới góc độ phân tích các vụ tranh chấp thực tế, gắn với vai trò của nguyên tắc nhằm đảm bảo thực thi đúng đắn mục tiêu phi thương mại quy định tại Điều XX GATT và được cụ thể hoá trong Hiệp định SPS, bên cạnh đó là mục tiêu nhằm đánh giá các biện pháp đáp trả, phân tích cụ thể ba biện pháp: Trợ cấp và biện pháp đối kháng; Biện pháp chống bán phá giá và Biện pháp tự vệ.