Biện pháp chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG HỢP LÝ

2.2. Áp dụng nguyên tắc “cân bằng hợp lý” nhằm đánh giá các biện pháp đáp

2.2.2. Biện pháp chống bán phá giá

Điều 2.1 Hiệp định Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (1994) (Hiệp định ADA) quy định “một sản phẩm bị coi là bán

phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thơng thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thơng thường”. Việc xác định có tồn tại một hành vi bán phá giá hay

không sẽ dựa trên cơ sở so sánh giữa giá trị bình qn gia quyền thơng thường với giá bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được hoặc thông qua so sánh giữa giá trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch, chênh lệch

139 Từ điển trực tuyến Merriam Webster - Trích Quyết định của Trọng tài vụ United States - Subsidies on Upland Cotton, Arbitration’s decision, ngày 31/08/2009, WT/DS267/ARB/1, đoạn 4.36.

giữa các giá trị được gọi là biên độ phá giá.140 Khi đó, quốc gia nhập khẩu sẽ được áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi đã tiến hành các thủ tục điều tra về sản phẩm nhập khẩu này trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước141.

Thuật ngữ “bình quân giá” được sử dụng trong tính tồn biên độ bán phá giá, phương pháp “quy về khơng”142 (zeroing) được sử dụng trong q trình điều tra của một số nước để xác định biên độ tồn tại. Vụ kiện US – Shrimp (Việt Nam) là vụ kiện điển hình áp dụng phương pháp này khi Việt Nam yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan đến một số biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đơng lạnh của Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp “quy về 0”. Ban hội thẩm ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam rằng việc Hoa Kỳ sử dụng phương pháp “quy về 0” khi tính biên độ phá giá cho các nhà xuất khẩu được lựa chọn trong cuộc kiểm tra riêng lẻ khi tiến hành rà soát lần hai và lần ba là không phù hợp với Điều 2.4.2 ADA.143 Trong khi Điều 2.4.2 nhấn mạnh vào việc so sánh trên cơ sở “từng

giao dịch”, thì “quy về khơng” lại dựa trên cơ sở những giao dịch có biên độ âm sẽ

quy hết về 0 để loại trừ những giao dịch này, dẫn đến việc các sản phẩm bị điều tra luôn là bị bán phá giá hoặc có biên độ cao hơn khi khơng áp dụng phương pháp này. Ngoài ra tại Điều 2.4 ADA khi đề cập đến môi trường so sánh đã nếu việc so sánh được tiến hành “ở cùng một khâu thống nhất của quá trình mua bán”… “cùng một

thời điểm” hoặc “thời điểm càng giống nhau càng tốt”. Dường như một quá trình

cân bằng so sánh khi so sánh đã được ẩn ý tại Điều khoản này, nhưng điều này cũng tiềm ẩn những tranh cãi khi có ý kiến cho rằng Điều khoản này không hàm chứa nội dung cấm phương pháp “quy về không” do ngay từ đầu quốc gia đã xác định được những giao dịch có thể bị so sánh. Tranh cãi này nảy sinh là do khi phủ nhận phương pháp “quy về 0”, Cơ quan giải quyết tranh chấp chưa viện dẫn được những cơ sở rõ ràng.

140 Điều 2.4.2 Hiệp định ADA.

141 Điều 5.2 Hiệp định ADA.

142 Phương pháp Zeroing có nghĩa là “quy về khơng” trong q trình tính biên độ phá giá, phương pháp tính tốn Zeroing cho phép quy về khơng tất cả các giao dịch có biên độ phá giá âm.

143United States - Anti-Dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam, Panel report, ngày

Giả sử nguyên tắc cân bằng hợp lý được áp dụng để phủ định phương pháp này, một q trình kiểm tra tính cân bằng hợp lý sẽ được thực hiện. Theo đó, việc một quốc gia áp dụng phương pháp “quy về không” dẫn đến sự chênh lệch trong việc tính tồn biên độ phá giá trung bình, ln lớn hơn kết quả khi không áp dụng phương pháp này dẫn đến sự vi phạm nguyên tắc cân bằng hợp lý trong mối quan hệ giữa biện pháp và hành vi. Từ việc biên độ bán phá giá được xác định cao hơn mức thông thường khi không áp dụng phương pháp “quy về không” sẽ khiến mức độ của hành vi vi phạm tương ứng cũng sẽ bị đánh giá sai lệch, và biện pháp sẽ khơng cịn hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu khắc phục thương mại theo Hiệp định ADA. Vì vậy, nếu dựa trên nguyên tắc cân bằng hợp lý, có thể kết luận phương pháp “quy về không” không được chấp nhận dù Điều 2.4.2 ADA không quy định rõ ràng.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w