CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG HỢP LÝ
3.2. Dự báo khả năng áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý của Việt Nam và một
3.2.1.1. Trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới WTO
Hiện nay, số lượng vụ tranh chấp Việt Nam tham gia chưa nhiều, đặc biệt là chưa có vụ tranh chấp nào tham gia với tư cách bị đơn. Thực tế này chứng minh rằng, trên cương vị là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có xu hướng hạn chế áp đặt các lệnh cấm nhập khẩu hoặc các biện pháp đáp trả để hài hòa quan hệ quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Trái ngược với các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ hoặc các quốc gia trong EU, với tỷ lệ tham gia với tư cách nguyên đơn và bị đơn lớn nhất do hai chủ thể này chiếm tỷ trọng thương mại lớn trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia nhập siêu lớn nhất trên thế giới. Vì thế, Hoa Kỳ và EU là một trong những thị trường tiềm năng cho các sản phẩm xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tham vọng các sản phẩm Việt Nam được nhập khẩu vào các thị trường lớn như này cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức nhất định, một mặt phải nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với những tiêu chuẩn của các thị trường này, mặt khác Việt Nam cũng phải tỉnh táo để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi các quốc gia này áp đặt một biện pháp có xu hướng vi phạm các cam kết quốc tế.
Từ thực tế vụ US – Shrimp, Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc vận dụng các cam kết quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cụ thể ở đây đã vận dụng được nguyên tắc cân bằng hợp lý để đánh giá sự vô lý của biện pháp “quy về 0” mà Hoa Kỳ đã áp dụng. Tuy nhiên, từ thực tiễn Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào việc ký kết các FTA, trong thời gian tới, dù ở cương vị nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu, Việt Nam cũng cần lưu ý áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý trong bất kỳ giai đoạn nào của các giao dịch thương mại quốc tế.
155 Nguyễn Mai Linh, Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO và thực tiễn áp dụng
tại Việt Nam sau 26 năm phát triển, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2021, xem tại:
Theo loạt khảo sát của Trung tâm thương mại thế giới ITC, các biện pháp phi thuế quan (NTMs) được các quốc gia EU áp dụng thường có tiêu chuẩn cao hơn so với khuyến nghị của các tổ chức quốc tế và thậm chí có những tiêu chuẩn cao hơn các quốc gia khác. Hơn nữa, ngoài những biện pháp SPS do Ủy ban châu Âu ban hành, các nhà xuất khẩu, trong đó có Việt Nam cịn phải tn thủ các yêu cầu bổ sung của các nhà nhập khẩu hoặc người mua EU. Song hành với đó là chế tài của EU với những sản phẩm thực phẩm vi phạm các quy định cực kỳ nghiêm khắc.156 Vậy nên thời gian sắp tới, trong quá trình thực thi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA), khả năng Việt Nam sẽ phải đối mặt với hệ thống cảnh bảo nhanh trực tuyến về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) thông báo đến tất cả các thành viên EU là tương đối cao do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn xa lạ với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ thị trường châu Âu. Do đó, trên cương vị là quốc gia xuất khẩu vào thị trường châu Âu, việc vận dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong trường hợp các quốc gia EU áp đặt những biện pháp không phù hợp với các cam kết quốc tế.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam vừa phải đối mặt với những thách thức từ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ các thị trường lớn trên thế giới, nhưng Việt Nam đồng thời cũng được hưởng những ưu đãi nhất định từ các cam kết quốc tế. Ví dụ như WTO quy định rằng nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra và đồng thời không được áp dụng biện pháp tự vệ đối với nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3% tổng nhập khẩu hàng hố tương tự vào nước nhập khẩu (trường hợp này được xem là có lượng nhập khẩu “khơng đáng kể” và do đó có thể được bỏ qua).
3.2.1.2. Khả năng áp dụng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Từ thực tiễn vụ việc Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ 4 nước và vùng lãnh thổ157, trong đó có Malaysia và
156 Trung tâm WTO và Hội nhập, EVFTA và rào cản từ EU với hoa quả Việt Nam: Các biện pháp SPS
chính mà EU áp dụng đối với mặt hàng trái cây tiềm năng của Việt Nam, xem tại:
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/17729-evfta-va-nganh-rau-qua-viet-nam-cac-bien-phap-sps-chinh-ma-eu- ap-dung-doi-voi-mat-hang-trai-cay-tiem-nang-cua-viet-nam (Truy cập ngày 10/06/2022).
Indonesia (thuộc AEC) vào Việt Nam do Cục Quản lý cạnh tranh phát hiện ra hành vi bán phá giá, một trong những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chưa biết tận dụng biện pháp phòng vệ như là một chiến lược trong kinh doanh. Cụ thể, khi Cơ quan điều tra yêu cầu sự hợp tác từ các doanh nghiệp để cung cấp thông tin, bằng chứng về hành vi bán phá giá của các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức phối hợp với cơ quan điều tra do những hiểu biết về luật quốc tế cịn hạn chế. Do đó, dẫn đến tâm lý lo ngại rằng khi những sản phẩm nhập khẩu bị áp thuế chống bán phá giá thì giá thành nguyên liệu sẽ tăng, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trả lời cho vấn đề này, Cơ quan điều tra đã đưa ra quan điểm rằng mục đích của việc áp dụng thuế chống bán phá giá khơng nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước mà là để thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, cơng bằng giữa hàng hố nước ngồi nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với hàng hoá được sản xuất trong nước. Mục tiêu áp dụng thuế chống bán phá giá của Việt Nam rất phù hợp với các cam kết quốc tế, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có những nhận thức sâu rộng về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ trong giao dịch quốc tế, nhằm đảm bảo lợi ích chung của tồn ngành kinh tế, thay vì lợi ích của một vài cá nhân nhỏ. Do đó, trong thời gian tới, để các doanh nghiệp nhận thức được việc áp dụng các quy định quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích chính đang của mình, các cơ quan bộ ngành phải kết hợp cùng các doanh nghiệp để hiểu và vận dụng được các quy định này vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, đầu năm 2022, Hiệp định đối tác kinh tế tồn diện khu vực (RCEP) đã có hiệu lực, mang đến những cơ hội và thách thức trong thương mại quốc tế cho Cộng đồng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời nhấn mạnh vào vai trị trung tâm của ASEAN trong Hiệp định này. Với những quy định được đánh giá là có phạm vi cam kết rộng hơn các FTA trong khuôn khổ WTO trước đây, đặc biệt là các cam kết về thuế quan và quy tắc xuất xứ, Việt Nam cần có những sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là quy định về hàng rào kỹ thuật, các biện pháp an toàn vệ sinh thực tễ, v.v đối với những mặt hàng nông-thủy sản, vốn là thế mạnh của Việt Nam.
Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng, khả năng áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý của Việt Nam trong các giao dịch quốc tế sắp tới là tương đối lớn, đa
phần là đối với mặt hàng nông sản, thủy-hải sản xuất khẩu. Thêm vào đó, chủ thể mà Việt Nam khiếu nại trong trường hợp có bất kỳ vi phạm quốc tế nào hầu hết đều là những quốc gia phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh và khả năng chi phối các cam kết mạnh mẽ, do đó Việt Nam càng phải thận trọng trong việc vận dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý.