Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai và thực thi RCEP vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
Về lĩnh vực thương mại hàng hoá, với lĩnh vực thuế quan, RCEP có lộ trình
cụ thể liên quan đến cắt giảm thuế quan đối với từng hàng hoá cụ thể của các quốc gia thành viên RCEP nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Những lộ trình cắt giảm thuế này sẽ khác với lộ trình theo WTO, ATIGA và các FTA khác mà Việt Nam là thành viên nên Việt Nam cũng cần ban hành các văn bản riêng ở hình thức nghị định của Chính phủ để thực thi. Đối với quy tắc cộng gộp trong quy tắc xuất xứ hàng hoá, hiện nay trong RCEP, quy tắc này chỉ áp dụng với cộng gộp nguyên liệu sản xuất, chưa áp dụng cách thức cộng gộp tồn phần như CPTPP và dự kiến q trình rà sốt để mở rộng phạm vi cộng gộp sẽ thực hiện trong 05 năm kể từ ngày bắt đầu rà soát101.
Về lĩnh vực thương mại dịch vụ, trong việc thực thi các cam kết RCEP về thương mại dịch vụ, dù Việt Nam có nhiều thuận lợi nhờ vào kết quả thực thi các hiệp định đã có hiệu lực từ trước đó. Tuy nhiên, đánh giá dưới góc độ kinh tế thì bên cạnh cơ hội tiếp cận với một thị trường nhiều tiềm năng cịn có các thách thức đặt ra với từng ngành, đặc biệt với các ngành dịch vụ một số thành viên trong RCEP phát triển vượt bậc hoặc các ngành có yêu cầu cao về chuyên môn nghiệp vụ102.
Về lĩnh vực đầu tư, các cam kết của RCEP cũng tạo ra một số hạn chế nhất
định. So với các hiệp định đầu tư quốc tế từ trước đến nay của Việt Nam, RCEP
101 Điều 3.4.2. RCEP.
102 Trần Thu Yến, Thương mại dịch vụ theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi cam
kết của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hiệp định RCEP – Nội dung và triển vọng, Trường Đại học luật
khơng có cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư (ISDS) và quy định các vấn đề về tước quyền sở hữu liên quan tới thuế. Các thành viên sẽ triển khai đàm phán trong vòng 02 năm về cơ chế này từ khi RCEP có hiệu lực và kết thúc khơng muộn hơn 03 năm từ khi bắt đầu103. Ngoài ra, Việt Nam cũng bảo lưu cam kết áp dụng điều khoản MFN tự động trong hoạt động đầu tư. Chính phủ Việt Nam và các quốc gia thành viên nên xem xét bổ sung cơ chế này vào Hiệp định vì đây được coi là một trong những tiêu chuẩn bảo hộ cơ bản về mặt thủ tục với nhà đầu tư trong các hiệp định đầu tư quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư qua trọng tài quốc tế không mới với Việt Nam trong các thế hệ hiệp định đầu tư từ trước đến nay. Ngoài ra, Việt Nam có thể cân nhắc thêm các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế như đưa thương lượng trở thành một giai đoạn bắt buộc trước khi tố tụng trọng tài, đẩy mạnh hòa giải đầu tư, hoặc thậm chí xây dựng cơ chế phúc thẩm đối với phán quyết đầu tư.
Về lĩnh vực cạnh tranh, Việt Nam còn tồn tại một số mặt hạn chế trong việc
thực thi các cam kết theo RCEP. Thứ nhất, tính đến thời điểm hiện tại, Uỷ ban cạnh tranh quốc gia vẫn chưa tồn tại, nên việc thực thi Luật Cạnh tranh 20218 cũng như RCEP vẫn do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Hội đồng Cạnh tranh đảm nhận. Ngoài ra, việc chưa thành lập cơ quan này có thể dẫn đến việc vi phạm các cam kết về minh bạch thông tin. Cụ thể, theo Điều 13.3.7 RCEP: “mỗi thành viên
phải công bố công khai cơ sở bất kỳ quyết định hoặc lệnh cuối cùng nào để áp dụng xử phạt hoặc biện pháp khắc phục theo luật và quy định cạnh tranh của mình và bất kỳ kháng cáo nào sau đó”. Việt Nam có thể vi phạm nghĩa vụ cơng bố thơng tin do
khơng có cơ quan nào đứng ra để công khai các thông tin này. Thứ hai, pháp luật của Việt Nam chưa có quy định cụ thể về cơ chế hợp tác giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2018 chỉ quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh104. Theo quy định của RCEP, việc hợp tác giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của các quốc gia thành viên có thể theo hình thức chủ động và/hoặc theo yêu cầu của
103 Điều 10.18 RCEP.
các thành viên105. Do đó, Việt Nam cần xây dựng cơ chế hợp tác với các cơ quan quản lý cạnh tranh của các thành viên RCEP khác và cần quy định rõ nội dung nào Việt Nam phải chủ động hợp tác theo quy định của RCEP. Thứ ba, pháp luật của Việt Nam chưa có quy định về cơ chế hợp tác liên quan vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Luật Cạnh tranh 2018 khơng có bất kì điều khoản nào quy định về vấn đề này và Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 chỉ có quy định chung về chính sách và trách nhiệm hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng106. Điều 13.7 RCEP khuyến khích các thành viên có thể hợp tác về các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, các hợp tác này sẽ được thực hiện theo cách tương thích với luật và quy định tương ứng của các thành viên và trong phạm vi nguồn lực sẵn có của họ. Việt Nam cũng cần xây dựng cơ chế trong trường hợp cần thiết do chủ động, hoặc do đề nghị hợp tác từ các thành viên RCEP.
Về lĩnh vực thương mại điện tử, để có thể tận dụng lợi thế các quy định của
RCEP, đồng thời bảo đảm các yêu cầu về an ninh mạng và phát triển công nghiệp số nội địa, Việt Nam cần tích cực xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý về thương mại điện tử trong nước. Cụ thể, Việt Nam cần đưa ra các quy tắc về ràng buộc chuyển giao công nghệ và yêu cầu tiết lộ mã nguồn, nhằm khuyến khích sự phát triển cơ sở hạ tầng và các nhà cung cấp nội địa. Đồng thời, Việt Nam có thể đưa ra các yêu cầu bảo vệ dữ liệu và nội địa hoá dữ liệu, liên doanh, và sử dụng cơ sở địa phương để phát triển năng lực công nghiệp kỹ thuật số trong nước.
105 Điều 13.4 RCEP.
106 Điều 5.5 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010: “Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ
thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
Điều 48.6 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010: “Trách nhiệm của Bộ Công Thương: Thực hiện hợp tác
CHƯƠNG 3:
KIẾN NGHỊ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THỰC THI