Áp dụng linh hoạt các cam kết và cơ chế quốc tế nhằm bảo vệ quyền và

Một phần của tài liệu Trần Đức Phú_LKT4B_820332_8.2022 (Trang 91 - 93)

3.4. Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi Hiệp định Đối tác Kinh

3.4.3. Áp dụng linh hoạt các cam kết và cơ chế quốc tế nhằm bảo vệ quyền và

và lợi ích hợp pháp của mình

Việt Nam khơng chỉ tham gia vào một FTA, do đó, khi áp dụng một cam kết cần có sự sánh đối chiếu với quy định đó trong các FTA khác được ký kết với thành viên đó, từ ấy có thể nhận định được cam kết nào có lợi hơn cho doanh nghiệp. Ví dụ, trên thực tế, tỷ lệ dịng thuế được loại bỏ thuế quan trọng khuôn khổ RCEP mà các Thành viên áp dụng cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có thể cao hơn ở cuối lộ trình, trong khi mức thuế trong thời gian đầu thực thi RCEP đa phần không tốt bằng. Cụ thể, ví dụ như khi so sánh mức áp dụng thuế quan mà New Zealand và Australia áp dụng cho Việt Nam trong RCEP và trong AANZFTA thì: hiệu lực của AANZFTA từ năm 2010, lộ trình xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam được hoàn tất vào 2022, với cam kết xóa bỏ tồn bộ Biểu thuế cho hàng hố của các quốc gia ASEAN. Trong khi đó hiệu lực của RCEP vào 2022, theo đó, Australia sẽ chỉ cắt giảm thuế quan cho ASEAN với 75,3% dịng thuế và New Zealand là 65,2%. Từ đó có thể thấy rằng so với AANZFTA, thì tại thời điểm năm 2022, các ưu đãi thuế trong RCEP không hấp dẫn bằng.

Đối với các khoản đầu tư vào các quốc gia RCEP, các doanh nghiệp Việt Nam tra cứu các lĩnh vực đầu tư trong từng chương và phụ lục cụ thể của cam kết. Doanh nghiệp cần rà soát kỹ các cam kết mở cửa tại Phụ lục II và III của các quốc gia RCEP do các quy định về đầu tư thường được các quốc gia áp dụng trực tiếp.

Liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp, đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kể từ thời điểm có hiệu lực của RCEP đến khi cơ chế ISDS được chính thức quy định trong RCEP, việc giải quyết tranh chấp với nhà nước tiếp nhận đầu tư có thể thực hiện thơng qua ba cách thức sau:

- Thứ nhất, nhà đầu tư có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhà nước (ISDS) được quy định tại hiệp định đầu tư khác tồn tại song song với RCEP, chẳng hạn như các FTA ASEAN+, hay CPTPP vì những hiệp định này có thành viên ký kết trùng lặp ở mức độ nhất định với RCEP.

- Thứ hai, nhà đầu tư RCEP có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước với nhà nước (State-State Dispute Settlement, SSDS) được quy định tại Chương 19 của RCEP. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ phải thuyết phục chính phủ nước chủ nhà của mình đồng ý đứng ra khiếu nại và tham gia tố tụng. Đây là vấn đề không dễ dàng đứng từ góc độ quan hệ ngoại giao của các quốc gia. Đáng chú ý nữa là cơ chế SSDS trong RCEP hiện không áp dụng đối với tranh chấp liên quan đến các quyền ở giai đoạn trước khi thành lập khoản đầu tư. Nói cách khác, nhà đầu tư chỉ có thể dùng cơ chế này cho các khiếu kiện liên quan đến biện pháp áp dụng sau khi khoản đầu tư được thiết lập ở nước tiếp nhận. Kể cả trong trường hợp chính phủ nước chủ đầu tư chấp nhận đứng ra giải quyết tranh chấp thay nhà đầu tư thì khoản tiền bồi thường địi được cũng sẽ chuyển cho phía chính phủ, chứ khơng trực tiếp cho nhà đầu tư.

- Thứ ba, nhà đầu tư RCEP có thể sử dụng cơ chế SSDS trong các hiệp định đầu tư tồn tại song song với RCEP mà nhà đầu tư được bảo hộ. Có thể thấy, với những hạn chế trên về giải quyết tranh chấp, các nhà đầu tư trong khối RCEP có thể sẽ có xu hướng dựa vào các hiệp định sẵn có trước đây như phương án thứ nhất, thay vì lựa chọn phương án thứ hai hoặc thứ ba khi giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Trần Đức Phú_LKT4B_820332_8.2022 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)