tế Toàn diện Khu vực
Từ những cơ hội và thách thức đề cập trên đây, doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình áp dụng những ưu đãi từ RCEP, cần phải lưu ý những điểm sau:
3.3.1. Lưu ý về thương mại hàng hoá
Về mở cửa thương mại hàng hoá, cam kết của mỗi quốc gia thành viên RCEP
về thuế quan được cụ thể từng năm cho mỗi loại thuế, thay vì dùng các ký hiệu giống một vài FTA khác. Vì vậy, khi một hàng hoá được đưa vào thị trường Việt Nam, doanh nghiệp chỉ cần xem nguồn gốc quốc gia của hàng nhập khẩu nhằm tra soát ưu đãi thuế nhập khẩu trong Biểu thuế ưu đãi RCEP áp dụng cho quốc gia đó của Việt Nam. Trong trường hợp ngược lại Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia RCEP, doanh nghiệp phải rà soát được Biểu thuế ưu đãi mà quốc gia đó dành cho Việt Nam, có thể là biểu cam kết chung của RCEP, biểu cam kết dành riêng cho các quốc gia ASEAN hoặc dành riêng cho Việt Nam. Tuy nhiên các cam kết thuế quan trong RCEP là cam kết tối thiểu, hay nói cách khác là các quốc gia phải dành cho các thành viên khác ưu đãi thuế quan ít nhất ở mức như cam kết, đồng nghĩa với việc thực tế các quốc gia có thể cắt giảm mức thuế nhiều hơn cam kết hoặc rút ngắn lộ trình so với cam kết phụ thuộc vào nhu cầu nội địa. Một trong những lợi thế của doanh nghiệp là được chọn lựa áp dụng FTA quy định mức cắt giảm thuế quan và quy tắc về xuất xứ thích hợp với doanh nghiệp của mình thay vì bắt buộc phải lựa chọn RCEP.
Về quy tắc xuất xứ, tiêu chí WO là tiêu chí nghiêm ngặt và khó khăn nhất, vì
thủ chính xác mới có khả năng được áp dụng ưu đãi thuế quan của RCEP. Đặc biệt, tiêu chí WO của RCEP là quy tắc xuất xứ thuần túy một bên, vì vậy, nếu hàng hố được tạo ra từ những nguyên liệu có WO từ bất kỳ một nước nào khác khơng phải nước xuất khẩu thì cũng khơng đạt được WO theo RCEP. Đối với tiêu RVC, cách tính trực tiếp hay gián tiếp khả năng đều cho ra kết quả giống nhau nhưng quy trình tính tồn lại địi hỏi những tài liệu chứng minh xuất xứ khác nhau đi kèm. Đối với cách tính trực tiếp, doanh nghiệp bắt buộc cần có những giấy tờ chứng minh về giá FOB, các nguyên liệu có xuất xứ, chi phí phân bổ, chi phí nhân cơng, v.v. Trong khi đó, đối với cách tính gián tiếp, các chứng từ doanh nghiệp cần chuẩn bị là giấy tờ chứng minh giá FOB, giá trị nguyên liệu không xuất xứ, v.v. Đối với quy tắc cộng gộp, doanh nghiệp cần lưu tâm là không phải tất cả nguyên vật liệu từ các quốc gia RCEP đều được cộng gộp khi kiểm tra xuất xứ của hàng hoá, chỉ những nguyên vật liệu thỏa mãn quy tắc xuất xứ hàng hố của RCEP và có đầy đủ giấy tờ chứng minh xuất xứ theo RCEP mới có khả năng cộng gộp.
Về phòng vệ thương mại, một số điểm mới trong RCEP đối với phòng vệ thương mại tương đối có lợi cho doanh nghiệp được ghi nhận như: bỏ phương pháp “zeroing” trong điều tra chống bán phá giá và biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Trong điều tra chống bán phá giá, việc áp dụng phương pháp “quy về khơng” khơng có lợi cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu, khi các biên độ phá giá có giá trị âm sẽ được quy hết về khơng, từ đó dẫn đến sự khơng chính xác trong việc đánh giá xem liệu có hành vi bán phá giá hay không. Trên thực tế, Việt Nam đã có một vụ kiện với tư cách nguyên đơn trong khuôn khổ WTO khi kiện Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh dựa trên phương pháp “quy về khơng”114. Do đó, việc loại bỏ phương pháp “quy về khơng” trong q trình điều tra chống hành vi bán phá giá sẽ làm giảm mức biên độ phá giá bình quân của nhà xuất khẩu, đem lại sự cơng bằng cho các doanh nghiệp trong q trình bị điều tra. Đây cũng được coi là một thông lệ tốt, góp phần làm cho việc điều tra chống bán phá giá được minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc loại bỏ phương pháp
“quy về không”, biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp cũng là trợ thủ đắc lực để bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ nhập siêu đột ngột do những ưu đãi về thuế quan từ RCEP, trong trường hợp có xảy ra.
3.3.2. Lưu ý về thương mại dịch vụ
Mục tiêu của các cam kết về thương mại dịch vụ trong RCEP là đảm bảo cho các đơn vị cung ứng dịch vụ của quốc gia RCEP không gặp phải sự phân biệt đối xử, thuận tiện và khơng có sự bó buộc trong q trình cung ứng dịch vụ đến một quốc gia RCEP khác. Do đó, trong tương lại gần, sức ép cạnh tranh về chất lượng của dịch vụ, điển hình là dịch vụ cao cấp sẽ là yếu tố then chốt bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có lộ trình phát triển dịch vụ của mình để tăng sức cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng được nhu cầu cho đa dạng khách hàng hơn.
Ngoài ra, nhân tố con người tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và trong mọi thời điểm. Ngược lại với thương mại hàng hố, trong đó người tiêu dùng và người sản xuất có mối quan hệ gián tiếp qua trung gian của hàng hoá vật chất, người sử dụng dịch vụ và nhà cung ứng dịch vụ có mối quan hệ trực tiếp trong thương mại dịch vụ. Vì hầu hết những người sử dụng dịch vụ đều trực tiếp, tầm quan trọng của yếu tố con người không thể được bỏ qua. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ở Việt Nam nói chung cần phải trải qua một sự thay đổi đáng kể về chất để có thể thích ứng với hồn cảnh mới sau khi gia nhập WTO và để phát triển thương mại dịch vụ.
3.3.3. Lưu ý về đầu tư
Bằng việc căn cứ vào những cam kết của RCEP, các doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp có nhu cầu mở rộng đầu tư vào các quốc gia RCEP có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hiệu quả hơn nếu nước tiếp nhận đầu tư áp dụng các biện pháp khơng tương thích với nguyên tắc mở cửa đầu tư không hạn chế trong RCEP. Không giống với quy định về thuế quan thường được nêu rõ trong các quy định pháp luật quốc gia, các quy định về đầu tư thường sẽ được áp dụng một cách trực tiếp mà khơng có văn bản pháp luật chi tiết quy định. Đối với giải quyết tranh chấp, đối với nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cơ chế ISDS chưa được áp dụng trong RCEP, tuy nhiên các quốc gia sẽ
tiến hành đàm phán cơ chế này trong vòng 02 năm kể từ ngày có hiệu lực của RCEP và sẽ có kết quả trong vịng 03 năm sau ngày bắt đầu đàm phán.
3.3.4. Lưu ý về cạnh tranh
Về cơ bản, các cam kết về cạnh tranh trong RCEP khá tương thích với pháp luật cạnh tranh hiện hành của Việt Nam, do đó, trong tương lai gần, các quy định về pháp luật cạnh tranh của Việt Nam khả năng cao là vẫn giữ nguyên khi thực thi RCEP, nếu có thay đổi, thì sẽ có sự sửa đổi, bổ sung chủ yếu vào cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam và các quốc gia thành viên khác.
Các cam kết trong khuôn khổ RCEP về nhiều lĩnh vực quan trọng chắc chắn sẽ khuyến khích mạnh mẽ về thương mại, đầu tư và kinh doanh giữa các quốc gia trong khu vực RCEP. Do đó, các doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường cạnh tranh rộng lớn, và chủ động hiểu các quy tắc và cam kết về cạnh tranh. Trong RCEP, các cam kết về hợp tác quốc tế giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của các quốc gia thành viên được thể hiện ở nhiều khía cạnh, điển hình là các vụ tập trung kinh tế của các công ty đa quốc gia hoặc hành vi phản cạnh tranh ở quy mô khu vực, v.v. Vì vậy, doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường khu vực cần lưu tâm đến khía cạnh này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình nếu bị các hành vi vi phạm cạnh tranh lành mạnh của các đối tác gây thiệt hại, và cả để điều chỉnh hành vi cạnh tranh của mình cho thích hợp, tránh những tổn hại khi bị khiếu nại.
3.3.5. Lưu ý về thương mại điện tử
Một số điểm trong quy định về thương mại điện tử trong RCEP mà các doanh nghiệp cần lưu ý đó là RCEP cho phép các doanh nghiệp chuyển thông tin ra nước ngồi, trong đó có thể bao gồm các thơng tin của người tiêu dùng Việt Nam. Quy định này sẽ tạo điều kiện để các tập đồn nước ngồi có cơ hội thu thập, kiểm sốt và dẫn đến thao túng thông tin cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam.
Tương tự như vậy, việc RCEP không cho phép các quốc gia thành viên yêu cầu các doanh nghiệp nước ngồi phải đặt máy chủ và lưu trữ thơng tin trong nước cũng sẽ hạn chế các doanh nghiệp Việt Nam việc tiếp cận được với công nghệ hiện đại. Rào cản này sẽ làm rộng thêm khoảng cách về công nghệ giữa Việt Nam và các quốc
gia phát triển trong RCEP, khiến Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào cơng nghệ nước ngồi. Do đó, doanh nghiệp trong nước cần chú trọng đào tạo lực lượng lao động công nghệ thông tin, cũng như đưa những cam kết hỗ trợ tài chính cho phát triển cơng nghệ và cơ sở hạ tầng nhằm thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các đối tác trong khu vực.