1.2. Khái quát về người đạidiện theopháp luậtcủa côngty cổ phần
1.2.1. Khái niệm người đạidiện theopháp luật
Trước đây, BLDS và Luật DN năm 2005 chưa làm rõ liệu một tổ chức hay pháp nhân có thể làm đại diện được khơng. Sở dĩ như vậy là vì trong tiếng Việt tồn tại song song hai từ “người” (từ thuần Việt) và “nhân” (từ Hán Việt). Trong khi BLDS - một đạo luật gốc của hệ thống luật tư, sử dụng hai từ Hán Việt để chỉ chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, đó là cá nhân7 và pháp nhân, thì Luật DN và một số đạo luật chuyên ngành khác lại sử dụng từ “người”. Theo tác giả hai từ “người” và “nhân” phải được hiểu đồng nghĩa nhau, vì vậy, dù pháp luật DN có sử dụng từ “người đại diện” thì “người” đó phải bao gồm cả cá nhân và pháp nhân.
7 Theo tác giả, lẽ ra phải sử dụng từ “thể nhân” mới chính xác. Từ “thể nhân” chính xác hơn từ “cá nhân”, bởi lẽ “thể nhân” là một từ ghép dùng để chỉ con người sinh học, để phân biệt với con người pháp luật (pháp nhân) không phải là người tự nhiên mà là “người” do pháp luật sinh ra. Trong khi đó, từ “cá nhân” dùng để chỉ một con người cụ thể, để phân biệt với tập thể - một nhóm người. Ở những nước sử dụng tiếng Anh, người ta sử dụng các từ physique person để chỉ người sinh học (thể nhân)-chủ thể của quan hệ pháp luật và legal person- người do luật sinh ra (pháp nhân)- chủ thể của quan hệ pháp luật. Tương tự, trong tiếng Pháp người ta sử dụng từ “personne physique” (chứ không phải individuel) và personne morale. Tuy nhiên, do pháp luật Việt Nam dùng từ “cá nhân” nên để tránh gây hiểu khác, trong Luận văn này tác giả cũng dùng từ “cá nhân”.
Khảo cứu pháp luật của một số nước trong hệ thống Common Law và Civil Law, tác giả thấy từ “người” được hiểu bao gồm cả người sinh học (thể nhân hay cá nhân) và người pháp luật (hay pháp nhân).
Từ việc phân tích bản chất của quan hệ đại diện và chủ thể của quan hệ đại diện, tác giả đưa ra định nghĩa về NĐD theo pháp luật như sau: NĐD theo pháp luật là cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là NĐD) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân, pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, chuyển giao các giao dịch dân sự.
1.2.2. Phân loại người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phầni
Người đạii diện theo phápi luật của côngi ty cổ phần
- ưNg ời đạ i i d iện t heo phá p i luậ t của côngi ty cổ phần là cá nhâni đại diện cho công ty cổ phầni thực hiện các quyềni và nghĩa vụ phát sinhi từ giao dịch củai công ty, đại diệni cho công ty cổ phầni với tư cách nguyêni đơn, bị đơn, người có quyềni lợi, nghĩa vụ liên quani trước Trọng tài, Tòa áni và các quyền và nghĩai vụ khác theo quy định củai pháp luật.
- Công ty cổ phầni có thể có một hoặc nhiềui người đại diệni theo pháp luật. Điều lệ công tyi quy định cụ thểi số lượng, chức danhi quản lý và quyền, nghĩa vụi của người đại diệni theo pháp luật của côngi ty cổ phần. NĐDTPL của CTCP có trách nhiệmi sau đây, nếu gây ra nhữngi thiệt hại do vi phạm các nghĩai vụ này thì phải chịu tráchi nhiệm cá nhân đối với hànhi vi đó:
- Thực hiệni các quyền và nghĩai vụ được giao một cáchi trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằmi bảo đảm lợi ích hợp phápi của cơngi ty cổ phần;
- Trung thành vớii lợi ích của cơng tyi cổ phần; không sử dụngi thơng tin, bí quyết, cơ hội kinhi doanh của công ty cổi phần, không lạm dụngi địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của CTCP để tư ilợi hoặc phục vụ lợi ích icủa tổ chức, cá nhâni khác;
- Thông báoi kịp thời, đầy đủ, chính ixác cho CTCP về việc ingười đại diện đó và ngườii có liên quani của họ làm chủi hoặc có cổ phần, phầni vốn góp chi phối tại các CTCP khác.
Quan hệ đại diện của CTCP tồn tại hai loại đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Pháp luật có những quy định riêng về NĐDTPL và NĐD theo ủy quyền. Cụ thể:
NĐDTPL của CTCP là người được thay mặt cơng ty thực hiện các giao dịch vì lợi ích của cơng ty với các đối tác, khách hàng và với cơ quan Nhà nước.
NĐD theo ủy quyền của CTCP là người được CTCP ủy quyền xác lập, thực hiện các giao dịch với bên thứ ba. Thông thường quan hệ ủy quyền này được xác lập và thực hiện một cách ổn định và lâu dài. Trong trường hợp này NĐD thường có thẩm quyền rộng về nội dung và dài về thời gian. Tuy nhiên, CTCP cũng ủy quyền cho một cá nhân, pháp nhân để thực hiện một công việc cụ thể. Trong trường hợp này NĐD thường có thẩm quyền hẹp về nội dung và ngắn về thời gian. Khảo sát các quy định của Luật DN năm 2020 tác giả thấy quan hệ ĐDTPL của CTCP (thẩm quyền rộng) được quyđịnh khá chi tiết, trong khicác quanhệ đạidiện theo ủyquyền còn lại (thẩm quyền hẹp) của CTCP chưathựcsự được Luật DN quantâm đầy đủ 8, có lẽ do có sự giao thoa giữa Luật DN và BLDS 9.
1.2.3. Một số đặc điểm cơ bản về đại diện của công ty cổ phần
Đại diện của CTCP có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể trong quan hệ đại diện: chủ thể của quan hệ đại diện
trong CTCP bao gồm NĐDTPL và NĐD theo ủy quyền. NĐDTPL của CTCP phải là cá nhân và mỗi CTCP có thểcó một hoặc nhiều NĐDTPL, NĐD theo ủyquyền của CTCP có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Người được đại diện trong quan hệ đại diện của CTCP ln ln là CTCP. Nói cách khác, CTCP ln là một bên của quan hệ đại diện i, bao gồm cả đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Các giao dịch dân sự do NĐD của CTCP xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với CTCP với tư cách là người được đại diện. Điều này cũng có nghĩa là các quan hệ ủy quyền khác như cổ đông ủy quyền cho người
8 Tác giả sẽ phân tích sự chưa đầy đủ này tại chương 2.
9 Vì các quan hệ về đại diện cũng được quy định trong BLDS năm 2015. Trong trường hợp ủy quyền theo vụ việc và không được quy định trong Điều lệ của CTCP, thì việc ủy quyền sẽ tuân theo chủ yếu các quy định của BLDS năm 2015.
khác để thực hiện quyền cổ đông tại Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ) thì khơng thuộc phạm vi đại diện của CTCP.
Thứ hai, về cơ sở hình thành quan hệ đại diện: Quan hệ đại diện giữa CTCP
với NĐD chủ yếu dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với cơng ty có phần vốn đa số của Nhà nước), điều lệ cơng ty hoặc văn bản ủy quyền, trong đó NĐD đồng ý với người được đại diện (CTCP) về phạm vi công việc đại diện, quyền hạn đại diện…
Thứ ba, về thù lao đại diện: NĐDTPL của CTCP là một nghề và là một trong
số những người quản lý công ty, do đó khi thực hiện hoạt động đại diện theo pháp luật cho CTCP sẽ được hưởng thù lao cho hoạt động đại diện, khoản thù lao này thường là một khoản thu nhập cố định được ghi trong điều lệ hoặc quy chế hoạt động của CTCP hoặc hợp đồng lao động. Đối với NĐD theo ủy quyền của CTCP, việc NĐD theo ủy quyền có nhận thù lao hay khơng thường do hai bên thỏa thuận, số tiền có thể là cố định theo tháng hoặc theo vụ việc (thường đối với ủy quyền thực hiện một công việc cụ thể).
Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ với người thứ ba: NĐD
khơng nhân danh cá nhân mình, mà nhân danh và vì lợi ích của CTCP mà mình đại diện để tham gia quan hệ với người thứ ba. Vì vậy quyền và nghĩa vụ này thuộc về công ty được đại diện.
Thứ năm, về quy tắc đạo đức nghề nghiệp: bên cạnh các nghĩa vụ, trách nhiệm
luật định như: thực hiện các quyền và nghĩa vụ đượci giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; khơng sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, NĐD của CTCP phải tuântheo quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo uy tín, danh dự của CTCP mà mình đại diện. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa hình thành hiệp hội những NĐD cơng ty, do đó các quy tắc đạo đức này chủ yếu vận dụng từ bộ nguyên tắc quản trị công tycủa OECD hoặc tồn tại trongcác điều lệ, quy chếcủa côngty, tronghợp đồng lao động, hợp đồng ủy quyền.
1.2.4. Căn cứ xác lập quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Có ba căn cứ để xác lập quyền đại diện của NĐDTPL của DN, đó là: Theo điều lệ của DN, theo quy định của pháp luật và theo quyết định của Tòa án.
1.2.4.1. Theo điều lệ của doanh nghiệp
Căn cứ này chỉ đặt ra đối với NĐDTPL trong loại hình CTCP, cơng ty trách nhiện hữu hạn hay công ty hợp danh, mà khơng đặt ra đối với DN tư nhân, bởi vì DN tư nhân khơng có Điều lệ. BLDS năm 2015 cũng đã có quy định thống nhất với Luật DN năm 2020 khi bổ sung căn cứ xác lập quyền đại diện là “theo Điều lệ của pháp nhân”. Xét ở khía cạnh đảm bảo quyền tự do kinh doanh, Luật DN năm 2020 cho DN được toàn quyền quyết định số lượng NĐDTPL, tạo điều kiện cho DN có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật. Đồng thời, quy định này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc cho DN trong trường hợp NĐD duy nhất của DN bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên hoặc cổ đơng trong q trình quản lý, điều hành DN, trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngồi cơng ty. Tuy nhiên, có thể sẽ gây khó khăn trong q trình vận dụng, vì điều lệ của pháp nhân là quy định nội bộ để ràng buộc những người của pháp nhân. Thực tế, điều lệ của pháp nhân thường rất dài, khó hiểu, và đối tác thường khơng đọc tồn bộ điều lệ của pháp nhân mỗi khi xác lập giao dịch với pháp nhân… chưa kể đến trường hợp điều lệ pháp nhân thay đổi theo thời gian và vì quá dài nên có thể có những trang bị thay thế mà đối tác không thể kiểm chứng. Hơn nữa, các đối tác của công ty không phải lúc nào cũng tiếp cận được điều lệ và không bảo đảm việc xác định được chính xác nội dung phân quyền, cũng như bản điều lệ nào có hiệu lực thật sự.
Theo Điều 12 Luật DN năm 2020 quy định về người đại diện của CTCP: CTCP có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL, số lượng NĐDTPL được điều lệ công ty quy định cụ thể và nếu cơng ty có nhiều hơn một NĐDTPL thì Điều lệ cơng ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng NĐDTPL. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng NĐDTPL chưa được quy định rõ trong Điều lệ cơng ty thì mỗi NĐDTPL của cơng ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của DN trước bên thứ ba; tất cả NĐDTPL phải
chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho DN theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, điều lệ của công ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL của DN. Pháp luật đã trao cho DN quyền tự định đoạt số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong điều lệ, tức là điều lệ là căn cứ để xác lập quyền đại diện của NĐDTPL. Điều này phần nào thể hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của DN cũng như quyền định đoạt của chủ sở hữu DN. Mặc dù, pháp luật có những quy định mở trao cho DN quyền tự định đoạt một số vấn đề về NĐDTPL vào điều lệ của công ty, nhưng các nội dung được quy định trong điều lệ của công ty không được trái với quy định của pháp luật. Chẳng hạn đối với CTCP có nhiều NĐDTPL thì điều lệ của cơng ty khơng được phép quy định: “Tất cả những NĐDTPL của cơng ty đều có thể cư trú ở nước ngồi”, bởi vì Luật DN năm 2020 quy định DN phải đảm bảo ln có ít nhất một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam.
1.2.4.2. Theo quy định của pháip luật
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ đối chiếu quy định của pháp luật đối với loại hình CTCP, thì: Điều lệ CTCP sẽ quy định về số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL (như đã phân tích trên). Trái lại, nếu Điều lệ CTCP không quy định, thì trong trường hợp này pháp luật cũng đã dự liệu trước bằng cách quy định những NĐDTPL đương nhiên của CTCP. Cụ thể, trường hợp chỉ có một NĐDTPL thì chủ tịch HĐQT hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là NĐDTPL của cơng ty; trường hợp có hơn một NĐDTPL, thì chủ tịch HĐQT và giám đốc hoặc tổng giám đốc đương nhiên là NĐDTPL của công ty. Những quy định của pháp luật nêu trên là căn cứ quan trọng để xác lập quyền đại diện cho NĐDTPL của CTCP.
1.2.4.3. Theo quyết định của Tòa án
Trong một số trường hợp đặc biệt, để đảm bảo cho quá trình tố tụng tại Tịa án được diễn ra theo đúng trình tự thủ tục, Tịa án có thẩm quyền sẽ chỉ định NĐDTPL của DN. Tại khoản 1 Điều 87, và khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 quy địnhi: Toà án phải chỉ định NĐDTPL của DN để tham gia tố tụng tại Tòa án trong những trường hợp sau:
Một là, nếu NĐDTPL của DN cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với DN
mà quyền và lợi ích hợp phápcủa họ đối lập với quyềnvà lợi íchhợp phápcủa DN.
Hai là, nếu NĐDTPL đang là NĐDTPL trong tố tụng dân sự cho một đương
sự khác, mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của DN trong cùng một vụ việc. Có thể lý giải cho việc quy định này của pháp luật tố tụng nhằm tránh xung đột về lợi ích của cá nhân NĐDTPL và DN mà họ đại diện. Cũng theo khoản 2 Điều 47 Luật Phá sản năm 2014, trường hợp xét thấy NĐDTPL của DN khơng có khả năng điều hành, DN có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản năm 2014, thì thẩm phán ra quyết định thay đổi NĐDTPL của DN theo đề nghị của chủ nợ hoặc Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản.
Trong những trường hợp nêu trên, không phụ thuộc vào điều lệ của DN hay ý chí của chủ sở hữu DN, Tịa án có quyền chỉ định NĐDTPL cho DN để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng tại Tòa án. Cần lưu ý là pháp luật Việt Nam chỉ trao quyền chỉ định NĐDTPL của DN nói chung và NĐDTPL của CTCP nói riêng cho Tịa án. Vì vậy, khi tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thì trọng tài thương mại khơng có quyền chỉ định NĐDTPL của cơng ty.
1.3. Sự khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần vớicác quan hệ đại diện khác các quan hệ đại diện khác
1.3.1. Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
NĐDTPL của CTCP là người đại diện cho DN thực chất là cá nhân đại diện cho tổ chức thực hiện những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của CTCP. Cá nhân đó đại diện co tổ chức nhưng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cho CTCP trước tòa án, trọng tài và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
NĐD theo ủy quyền của CTCP là người được ủy quyền bởi NĐDTPL hoặc hội đồng quản trị. Chức danh, quyền và nghĩa vụ của NĐD được quy định rõ trong văn bản ủy quyền.
Để trở thành NĐD theo ủy quyền của CTCP, NĐD phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Một là, là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hai là, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý DN.
Ba là, thành viên, cổ đông là DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì khơng được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý cơng ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm NĐD tại công ty khác.
Bốn là, tiêu chuẩni và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định
Theo Điều 14, Luật doanh nghiệp 2020 thì chủ sở hữu doanh nghiệp, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức được phép ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền, giấy ủy quyền được lập dưới hình thức văn bản ủy quyền có những thơng tin liên quan đến người ủy quyền ( công ty, doanh nghiệp), thông tin liên quan đến người được ủy quyền, thời hạn được ủy quyền, nội dung phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền
Do đó, có thể thấy giữa NĐDTPL của CTCP và NĐD theo ủy quyền của CTCP có mộti số điểm khác biệt cơ bản như sau:
Thứ nhất, về quyền nhân danh DN: NĐDTPL của CTCP được pháp luật trao
quyền quản lý tài sản của CTCP, quản lý con dấu, được nhân danh NĐD để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NĐD. Còn NĐD theo ủy quyền của CTCP là người được NĐDTPL của CTCP ủy quyền để thực hiện một hoặc một số quyền và nghĩa vụ nhất định, tùy thuộc vào nội dung và phạm vi ủy quyền. Khác với NĐDTPL của CTCP, NĐD theo ủy quyền của CTCP khơng có quyền đương nhiên nhân danh CTCP để thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến CTCP, mà chỉ được nhân danh CTCP trong phạm vi ủy quyền.
Thứ hai, về quyền ủy quyền cho người khác: NĐDTPL của CTCP có quyền ủy
quyền cho người khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của CTCP do mình đại diện theo pháp luật. Chẳng hạn như: Chủ tịch HĐQT là NĐDTPL của CTCP có thể ủy quyền cho phó giám đốc hoặc một cá nhân nào đó thực hiện một số quyền và nghĩa