Đánhgiá thực trạng phápluật về người đạidiện theopháp luậtcủa côngty cổ

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Trang 64)

phần

2.6.1. Kết quả đạtđược

Luật DN năm 2020 đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với các văn bản luật trước đó, góp phần tạo một khn khổ pháp lý an tồn cho hoạt động của CTCP. Có thể kể đếncác kết quả chính sau:

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định CTCP có thể có một hoặc nhiều

NĐDTPL. Đây là một thuậnlợi cho các DN thựchiện được các hoạtđộng kinhdoanh khác nhau mà bản thân cá nhân một người không thể đảm nhận hết vai trò quan trọng ấy. Đồng thời cũng giảm bớt trách nhiệm lên một người đại diện theo pháp luật. Đặc biệt, đối với các CTCP có nhiều các hợp đồng lớn phảiký kết, các dự án lớn để đầutư, số lượng người lao động lớn để triển khai thực hiện cơng việc, do đó có nhiều người đại diện có thể chia sẻ giúp cơngviệc được xử lý nhanh, hiệuquả công việc tốt hơn.

Thứ hai, tạo sự linh hoạt: Doanh nghiệp có thể chủ động phân bổ nhiệm vụ,

quyền hạn cho các chức danh quản lý phù hợp (ví dụ giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc điều hành… sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động

phù hợp với chuyên mơn của mình). Khác với trường hợp người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm khi ủy quyền đại diện cho người khác, dễ dẫn đến không chủ động và khơng có động lực làm việc, thì với nhiều người đại diện theo pháp luật được chun mơn hố, họ sẽ mạnh dạn và có trách nhiệm hơn khi làm việc.

Thứ ba, Luật DN năm 2020 còn có nhiều quy định cụ thể hơn về người đại

diện giúp DN chủ động trong các trường hợp như: trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú tại Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Lúc này, người đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Luật DN năm 2020 cũng trù liệu trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà NĐD vẫn chưa trở lại Việt Nam và khơng có ủyquyền khác thì người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong phạm vi được ủy quyền khi đến khi: (i) người đại diện quay trở lại làm việc tại công ty hoặc (ii) Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2.6.2. Hạnchế

Bên cạnh những ưu điểm trên, Luật DN năm 2020 cũng đã có một số vấn đề pháp lý về NĐDTPL cần được xác định rõ như:

Thứ nhất, cơ chếi giám sát của ban kiểm soát chưa cao, sự phân định về trách nhiệm liên đới hay riêng lẻ của các đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện của các đại diện theo pháp luật trong việc xác lập giao dịch nhân danh doanh nghiệp. Có những trường hợp đặt ra trong thực tiễn cần được làm rõ như xác định giao dịch đòi hỏi phải được sự chấp thuận của tất cả các đại diện theo pháp luật hay hiệu lực của hợp đồng đã được doanh nghiệp ký kết với đối tác và đang thực hiện nhưng xảy ra trường hợp một đạidiện theo phápluật khác phảnđối hay không đồngý một phầncủa hợp đồng này.

Thứ hai, một số quy định chưa thống nhất về NĐDTPL. Cụ thể, về quyền và

nghĩa vụ của NĐDTPL của DN, khoản 2 Điều 12 Luật DN năm 2020 quyđịnh: “[…] CTCP có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL. Điều lệ cơng ty quyđịnh cụ thể số

lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của NĐDTPL của DN. Nếu cơng ty có nhiều

hơn một NĐDTPL thì Điều lệ cơng ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng NĐDTPL. Trường hợp việc phânchiaquyền, nghĩavụ của từng NĐDTPL chưa được quyđịnh rõ trong Điều lệ cơngty thì mỗi NĐDTPL của cơngty đều là đạidiện đủ thẩm quyền của DN trước bên thứ ba; tấtcả NĐDTPL phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho DN theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của phápluật có liên quan”.

So với quy định Luật DN 2014, Luật DN năm 2020 đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn về trường hợp DN có nhiều NĐDTPL. Đối với trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng NĐDTPL không quy định rõ trong Điều lệ công ty, Luật DN năm 2020 quyđịnh rõ mỗi NĐDTPL đều có đủ thẩmquyền đại diện cho DN trướcbên thứ ba, đồng thờitất cả NĐDTPL phảichịu tráchnhiệm liên đớiđối với thiệthại gâyra cho DN theo quyđịnh của phápluật về dân sự và quyđịnh khác của pháp luật có liênquan. Quyđịnh này đảmbảo tính minhbạch trong việc xácđịnh trách nhiệmliên đớiđối với thiệt hại gây ra cho CTCP của NĐDTPL cả trongtrường hợp quyền, nghĩa vụcủa từng NĐDTPL chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty. Tuy nhiên một số quy định không thống nhất giữa Luật DN năm 2020 và Bộ luật dân sự 2015 dẫn đến việc áp dụng đối với các CTCP gặp khơng ít các khó khăn, gây trì trệ hoạt động của CTCP như: Sự không thống nhất đối với quy định về quyền uỷ quyền của chi nhánh, văn phòng đại diện:

Chi nhánh, văn phòng đại diện là là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chức năng uỷ quyền của chi nhánh và văn phòng đại diện được ghi nhận tại khoản 5 Điều 84 BLDS 2015 và Điều 45 LDN 2020. Tuy nhiên, quy định của các điều luật này không thống nhất với nhau.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 84 của BLDS 2015 thì người đứng đầu chi nhánh, văn phịng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Có nghĩa là chủ thể được đại diện theo uỷ quyền được xác định là cá nhân là người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trong khi đó, khoản 1, 2 Điều 45 của LDN 2020 lại xác định Chi nhánh, Văn phịng đại diện có chức năng đại diện theo uỷ quyền.

Điều này sẽ dẫn tới hai cách hiểu: một là người đứng đầu chi nhánh sẽ được doanh nghiệp uỷ quyền trực tiếp để thực hiện các công việc uỷ quyền; hai là doanh

nghiệp sẽ uỷ quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện các cơng việc theo uỷ quyền, theo đó thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện cơng việc được uỷ quyền đó.

Theo khoản 1 Điều 138 BLDS 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau: “1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Theo quy định đó, vì chi nhánh, văn phịng đại diện khơng có tư cách pháp nhân, do đó việc uỷ quyền của doanh nghiệp cho người đứng đầu chi nhánh (hiểu theo cách 1) sẽ phù hợp hơn. Đối với trường hợp này, LDN 2020 cần có sự điều chỉnh đối với quy định này để thống nhất với quy định của BLDS 2020.

Thứ ba, cơ chế để bảovệ quyền và lợi íchhợp phápcủa bênthứ ba trong các giao dịch thơng qua NĐDTPL cịn một số bất cập. Đối với trường hợp CTCP có nhiều NĐDTPL, thì quyền hạn và nghĩa vụ của những người này được quyđịnh trong Điều lệ của chính CTCP. Cho nên, nếu bênthứ bakhơng xem xétkỹ điềulệ của CTCP trước khi xáclập giaodịch, thì có thể giaodịch với ngườikhơng có thẩm quyềnđại diệnhoặc khi tìm thơng tin về việc phân công tráchnhiệmchỉ giới hạn trong nội bộ CTCP sẽ rất khó khăn.

Kết luậnchương 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng (ưu điểm và nhược điểm) của các quy định pháp luật về NĐDTPL của CTCP. Từ những quyđịnh khơng rõ ràng hoặc cịn thiếu liên quan đến người đại diện theo pháp luật của DN, do vậy đã làm ảnh hưởng đến quá trình áp dụng pháp luật của các CTCP và đã gây khơng ít khó khăn, cản trở cho các DN và chính các cơ quan quản lý nhà nước. Cho đến khi xảy ra tranh chấp, chính các cơ quan quản lý nhà nước lại phải giải quyết, nhưng cùng 1 vụ việc cũng được cơquan quản lýnhà nước có các cách giải thích khác nhau trong cách áp dụng pháp luật. Trước quyđịnh phápluật không thốngnhất và rõ ràng khiến cho các cách hiểu và áp dụng các quyđịnh phápluật dẫn đến hệ quả không mong muốn.

Từ nhữnghạn chế, khó khăn vướng mắc tạichương 2, tácgiả mong muốn sẽ đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quyđịnh pháp luật về người đại diện theo pháp luậtcủa CTCP tại chương 3 của luận văn này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định của phápluật Việt Nam về NĐDTPL trong CTCP ở Chương 2, và trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết đã trình bày ở Chương 1, trong Chương 3 này tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị đối với các DN Việt Nam nhằmáp dụng hiệu quả các quyđịnh hiện hành.

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Xuất phát từ thực tiễn của các DN cho thấy nhu cầu hoàn thiện về NĐDTPL trong CTCP trong giai đoạn hiện nayvà sau nàylà cần thiết.

Để định hướng hồn thiện hệ thống pháp luật đúng đắn thì các nhà hoạch định chính sách phải căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu của q trình hội nhập quốc tế và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước

về doanh nghiệp cần có các giải pháp hoàn thiện pháp luật về NĐDTPL trong CTCP và được thể hiện cụ thể như:

- Pháp luật cần tiếp tục hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp và phải đảmbảo theo nguyên tắc của DN và được quyềnkinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật cho phép.

- Đưa ra các quyđịnh về thể chế hóa vấn đề có thể phát sinh mới và bổ sung thêm các quy định về thể chế hóa về pháp lý DN xã hội nhằm tạo cơ sở thúc đẩy sự phát triển loại DN này như một phươngthức mới giảiquyết vấn đề xã hội đặcthù của quản trị DN nhà nước, nhấtlà DN 100% sở hữu nhà nước;

Thứ hai, hoàn thiện phápluật về NĐDTPL trong CTCP phải được tiến hành

trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, tiếp tục phát huy kết quả và tác động tích cực của các cải cách trong hệ thống pháp luật tư, đặc biệt là BLDS, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, đảm bảosự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về NĐDTPL trong CTCP trong giai đoạn

hiện nay và sau này là phải đồng bộ, tránh mâu thuẫn chồng chéo, đồng thời phải có tính ổn định và tính khả thi cao. Chú trọng các vấn đề cần đổi mới, hoàn thiện, thể chế, cơ chế, những vấn đề hạn chế, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.

3.2. Giải pháp hoàn thiệnquy định của pháp luật về NĐDTPL của CTCP

Các phân tích ở chương 2 cho thấy Luật DN năm 2020 vẫn chưa thực sự hoàn thiện, đặc biệt liên quan đến điều kiện trở thành NĐDTPL, về cơ chế giám sát của ban kiểm soát, về cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba trong các giao dịch thơng qua NĐDTPL… Vì vậy, trong mục này Luận văn sẽ đưa ra giải pháp để hoàn thiện các quy định này.

3.2.1. Đề xuất hoàn thiện quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 12 LDN năm 2020: Bổ sung thêm quy định về nội dung chủ yếu của văn bản ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL, trong đó có đề cập đến nội dung về thời hạn ủy quyền; phạm vi quyền và nghĩa vụ được ủy quyền; sửa đổi nội dung về trách nhiệm của NĐDTPL khi người được ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL. Đề xuất

sửa đổi khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp theo hướng thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về xác lập quyền đại diện.

Khoản 3 Điều 12 LDN được viết lại thành: “Doanh nghiệp phải bảo đảm ln có ít nhất một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người NĐDTPL cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL. Trường hợp này, NĐDTPL vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền NĐDTPL về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Đề xuất, sửa đổi quy định tại khoản 6 Điều 12 LDN năm 2020: Đề xuất bổ sung thêm cụm từ “là cá nhân” để bảo đảm tính đầy đủ và khả thi của Điều luật, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 về việc xác định chủ thể làm NĐDTPL của DN là cá nhân. Khoản 6 Điều 12 LDN năm 2020 được

viết lại thành: “Đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên “là cá nhân”, nếu có thành viên là cá nhân làm NĐDTPL của cơng ty chết, mất tích, đang bị truy

cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tịa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định thì thành viên cịn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của cơng ty”.

Bên cạnh đó đ ề xuất hồn thiện quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần:

Một là: Bổ sung quy định HĐQT được chỉ định NĐDTPL trong trường hợp CTCP có nhiều NĐDTPL nhưng đều xuất cảnh khỏi Việt Nam mà không ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL hoặc đều bị tạm giam, tù giam, chết, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Quy định hiện hành tại khoản 5 Điều 12 LDN 2020 chỉ có thể áp dụng để HĐQT chỉ định NĐDTPL đối với CTCP chỉ có một NĐDTPL, vì nhà làm luật chưa giả định hết các khả năng xảy ra khi CTCP có nhiều NĐDTPL nhưng đều rơi vào trường hợp không thể thực hiện nghĩa vụ của người đại diện. Trên thực tế tại Việt Nam kể từ khi LDN 2020 có hiệu lực, quy định về việc CTCP có thể có nhiều NĐDTPL thực chất chưa được các CTCP mặn mà, do đó việc tất cả NĐDTPL của CTCP cùng xuất cảnh khỏi Việt Nam nhưng không ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trên thực tế chưa xảy ra, tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh của các loại hình DN, pháp luật cần dự liệu trường hợp nói trên có thể xảy ra trên thực tế, do đó cần có quy định để tạo hành lang pháp lý cho các công ty thực hiện.

Hai là: Bổ sung quy định về thời hạn đại diện theo pháp luật (theo nhiệm kỳ hoặc theo hợp đồng lao động). LDN 2020 chỉ quy định nhiệm kỳ của HĐQT, Chủ tịch HĐQT, GĐ/TGĐ mà không quy định về thời hạn đại diện của NĐDTPL. Từ đó dẫn đến cách hiểu thiếu thống nhất là thời hạn đại diện để người đại diện thực hiện chức năng đại diện theo pháp luật sẽ gắn với nhiệm kỳ của chức vụ mà người đó đang

giữ (Chủ tịch HĐQT hoặc GĐ/TGĐ). Nhưng trên thực tế giữa chức năng đại diện và chức vụ quản lý là hai vấn đề khác nhau; mặt khác khi CTCP có nhiều NĐDTPL thì có những NĐDTPL có thể khơng phải là Chủ tịch HĐQT hay GĐ/TGĐ, vậy thời hạn đại diện được xác định như thế nào. LDN thiếu quy định và hướng dẫn về thời hạn đại diện của NĐDTPL và các điều lệ của CTCP mà tác giả có điều kiện nghiên cứu đều khơng quy định thời hạn đại diện của NĐDTPL. Từ đó nếu có tranh chấp xảy ra và áp dụng theo điều 140 BLDS 2015 để xác định thời hạn đại diện là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện sẽ là hết sức vơ lý. Do đó, LDN cần bổ sung quy định về thời hạn đại diện theo pháp luật làm cơ sở để các CTCP khi xây dựng Điều lệ có sự rạch rịi giữa thời hạn đại diện của người đại diện theo pháp luật với nhiệm kỳ của người quản lý công ty. Theo tác giả kiến nghị, LDN bổ sung quy định thời hạn đại diện theo pháp luật của CTCP nên quy định theo hướng mở là do CTCP quyết định và ghi rõ trong Điều lệ.

3.2.2. Đề xuất hồn thiện quy định về ủy quyền của cơng ty cổ phần

Một là: Sửa đổi quy định đại diện theo ủy quyền của chi nhánh, văn phòng đại diện của CTCP để phù hợp với điều kiện chủ thể đại diện. Khoản 1, Điều 138 BLDS 2015 quy định “cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”; Theo quy định tại khoản 1, Điều 84 BLDS 2015: “chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”. Tuy nhiên, Điều 44 LDN 2020 xác định chi nhánh “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”, cịn văn phịng đại diện “có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phịng đại diện khơng thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”. Như vậy, nếu Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi nhánh và văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp là mâu thuẫn với quy định của BLDS 2015 về đại diện ủy quyền, bởi chủ thể được ủy quyền phải là cá nhân hoặc pháp nhân. Do đó, để phù hợp với quy định chung của BLDS về đại diện theo ủy quyền, vấn đề đại diện theo

ủy quyền của chi nhánh, văn phòng đại diện quy định tại Điều 44 LDN 2020 nên được xem xét để điều chỉnh lại như sau: i) Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ủy quyền cho một hoặc nhiều người tại chi nhánh làm người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp phù hợp với phạm vi ngành nghề

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w