1.2. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tạ
1.2.3. Các yếu tố tác động đến việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
đất tại tòa án
Muốn giải quyết tốt các tranh chấp về QSDĐ thì phải nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp, để từ đó tìm ra cơ chế hữu hiệu giải quyết tranh chấp về QSDĐ. Qua khảo cứu pháp luật và thực tiễn, tác giả Luận văn thấy có rất nhiều yếu tố chi phối việc giải quyết tranh chấp QSDĐ. Đó là các yếu tố cơ bản sau đây:
Yếu tố thứ nhất, những thay đổi về chính sách, pháp luật về đất đai
Pháp luật Việt Nam về đất đai bao gồm nhiều văn bản khác nhau và thường xuyên được thay đổi trong thời gian ngắn. Thêm vào đó mỗi địa phương lại có thể ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai, đặc biệt về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất. Việc thay đổi pháp luật cho phù hợp với thực tiễn mới để giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp QSDĐ là điều cần thiết. Tuy nhiên, quá nhiều thay đổi trong khoảng thời gian ngắn và có quá nhiều văn bản dưới luật là một trong những trở ngại đáng kể cho việc áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp QSDĐ. Càng khó khăn hơn khi mà các văn bản hướng dẫn hoặc chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau nên rất khó áp dụng.
Yếu tố thứ hai là, thói quen và tập quán về sử dụng đất của người dân
Phải nói rằng từ ngàn đời trước, đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Chính vì vậy, các thói quen, tập qn và ứng xử của người dân đều được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về đất đai. Kể từ khi giành được độc lập, xây dựng chế độ mới Nhà nước Việt Nam đã chuyển từ sở hữu tư nhân sang sở hữu toàn dân về đất đai. Do vậy, các thói quen, tập quán trước đây có thể khơng cịn phù hợp. Ngồi ra, ở một số địa phương trước đây, đặc biệt ở vùng rừng núi và duyên hải, trong đó có Đơng Triều, đất đai còn rộng và giá trị thấp nên người dân không quản lý chặt chẽ ruộng đồng của mình. Khi đời sống đột ngột thay đổi mà người dân vẫn giữ thói quen cũ nên đã phát sinh bấn ổn, mâu thuẫn và tranh chấp. Khi cần được giải quyết thì một bộ phận người dân khơng hiểu pháp luật và vẫn yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý theo phong tục, tập quán. Đúng là trong giải quyết tranh chấp dân sự nói
chung và tranh chấp về QSDĐ nói riêng, các cơ quan có thể áp dụng tập quán. Tuy nhiên, bản thân việc áp dụng tập quán cũng phải theo các nguyên tắc luật định, mà một trong số đó là tập quán có giá trị dưới luật, nghĩa là phải ưu tiên áp dụng pháp luật trước, khi luật cịn khuyết thiếu thì mới áp dụng tập quán. Ngoài ra, ở nhiều vùng hiện nay vẫn còn tư tưởng trọng nam, khinh nữ và chỉ để lại thừa kế cho con trai và con trưởng được ưu tiên hơn các con khác. Chính điều này làm tiềm ẩn các bất đồng, mâu thuẫn.
1.2.4. Căn cứ đánh giá hiệu quả và các yếu tố quyết định hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại toà án nhân dân
a) Căn cứ đánh giá hiệu quả việc giải quyết tranh chấp QSDĐ tại toà án
nhân dân
Việc đánh giá hiệu quả giải quyết tranh chấp QSDĐ là rất cần thiết vì chỉ khi có kết quả đánh giá mới có thể nắm bắt được năng lực giải quyết tranh chấp đến đâu, từ đó tìm ra ngun nhân và giải pháp. Căn cứ đánh giá hiệu quả giải quyết tranh chấp về QSDĐ tại toà án nhân dân cụ thể như sau:
Thứ nhất, số vụ tranh chấp QSDĐ mà toà án đã giải quyết đúng thời hạn do pháp luật tố tụng quy định so với số các vụ tranh chấp về QSDĐ đã được toà án thụ lý để giải quyết.
Số các vụ án được toà án giải quyết kịp thời trong thời hạn luật định càng cao thì hiệu quả càng lớn. Việc toà án giải quyết các vụ án đúng thời hạn luật định là thước đo hiệu quả xét xử của Tòa án, bởi tòa án là cơ quan tun cơng lý, mà cơng lý thì cần phải được tuyên kịp thời. Trường hợp tồ án khơng tn thủ thời hạn luật định thì có thể sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực như: Không bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, làm suy giảm lịng tin của nhân dân vào tồ án.
Thứ hai, số các bản án, quyết định của toà án giải quyết các vụ tranh chấp về QSDĐ bị sửa, huỷ so với tổng số các bản án, quyết định của toà án giải quyết các vụ án tranh chấp về QSDĐ.
Nếu số lượng các bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thấp và nếu tỷ lệ các bản án, quyết định này bị toà án cấp phúc thẩm sửa, huỷ cũng thấp, thì
chất lượng hoạt động xét xử của toà án là cao. Chất lượng xét xử của Toà án được đánh giá hàng năm thông qua việc xem xét tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đó đã bị tồ án cấp phúc thẩm sửa, huỷ35.
Thứ ba, số vụ án đã được giải quyết so với số lượng các vụ án mà toà án đã thụ lý.
Tỷ lệ số vụ án mà toà án đã thụ lý để giải quyết càng cao thì hiệu quả càng cao. Để có cơ sở đánh giá, cần dựa vào số lượng vụ án đã được toà án thụ lý, giải quyết chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm so với số lượng yêu cầu toà án giải quyết các vụ tranh chấp về QSDĐ.
Thứ tư, số vụ tranh chấp về QSDĐ được tồ án hồ giải thành cơng so với tổng số các vụ tranh chấp về QSDĐ phải giải quyết
Như trên đã nói, hịa giải nên là một phương thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên, bởi một kết quả hòa giải tồi còn hơn một bản án tốt. Số vụ tranh chấp về QSDĐ được tồ án hồ giải thành cơng càng cao thì hiệu quả hoạt động của tồ án trong việc giải quyết các tranh chấp về QSDĐ càng cao. Việc toà án hoà giải các đương sự để các bên thoả thuận được với nhau về các giải pháp giải quyết vụ tranh chấp là rất quan trọng, tránh được các xung đột xã hội, giữ đoàn kết, sớm chấm dứt tranh chấp, tiết kiệm thời gian36.
Thứ năm, số các bản án, quyết định của toà án giải quyết các vụ tranh chấp về QSDĐ được dư luận xã hội đồng tình.
Tịa án càng có nhiều bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về QSDĐ được dư luận xã hội đồng tình thì điều đó chứng tỏ Tịa án đã xét xử hiệu quả, hợp lòng dân, được dân tin tưởng. Đây chính là tỷ lệ đánh giá tác động về mặt xã hội của các bản án, quyết định của toà án giải quyết các vụ tranh chấp về QSDĐ. Quá trình xét xử của Tồ án phải cơng khai, minh bạch, bản án cũng cần được đăng tải để người
35 Mai Thị Tú Oanh (2013), Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, Luận
án tiến sỹ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội
36 Mai Thị Tú Oanh (2013), Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, Luận
dân theo dõi và giám sát.
b) Các yếu tố quyết định hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp QSDĐ tại toà án nhân dân
Các yếu tố sau đây sẽ quyết định hiệu quả giải quyết các vụ tranh chấp về QSDĐ:37
Thứ nhất: yếu tố lập pháp
Để khơng có hoặc có ít tranh chấp đất đai thì hệ thống pháp luật phải hoàn chỉnh, đồng bộ, minh bạch, rõ ràng. Các quy định về giải quyết tranh chấp về QSDĐ cũng phải rõ ràng, dễ nắm bắt để các bên có thể vận dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là yếu tố quyết định làm cơ sở pháp lý cho toà án giải quyết các tranh chấp về QSDĐ có hiệu quả.
Thứ hai: hướng dẫn thi hành pháp luật
Sự đầy đủ và rõ ràng của luật là điều mà Nhà nước và nhân dân mong muốn. Tuy nhiên, cũng phải thấy khơng phải cứ muốn là có thể làm được. Do sự phức tạp của vấn đề đất đai nên pháp luật còn chưa đủ rõ nên cần phải được hướng dẫn để thi hành đúng và thống nhất trên phạm vi tồn quốc. Các đạo luật được Quốc hội thơng qua mới chỉ kết tinh ý chí của Nhà nước trong một văn bản. Để ý chí của Nhà nước được các chủ thể khác nhau trong xã hội tiếp nhận và ứng xử phù hợp thì pháp luật cần phải “đi vào cuộc sống”. Pháp luật cần được hướng dẫn kịp thời để hệ thống toà án nhân dân địa phương hiểu thống nhất và áp dụng và để người dân biết để ứng xử phù hợp và khi tranh chấp xảy ra thì có thể bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ ba: bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ Tòa án
Áp dụng pháp luật về đất đai chưa bao giờ là công việc dễ dàng trong bối cảnh luật thay đổi thường xuyên và có quá nhiều văn bản dưới luật. Vì vậy, để tuyên được các bản án, quyết định có chất lượng thì Thẩm phán phải được liên tục bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Thẩm phán phải là người độc lập và dũng cảm trong việc bảo vệ pháp luật và giữ gìn cơng lý.
37Mai Thị Tú Oanh (2013), Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, Luận án tiến tiến sỹ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỂN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ
ĐƠNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án tại tòa án
Như mọi vụ án về giải quyết tranh chấp của TAND, tranh chấp QSDĐ cũng có thể có các cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí có cả giám đốc thẩm và tái thẩm. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu thực tiễn tranh chấp quyền sử dụng đất tại TAND thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn chỉ tập trung phân tích quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ ở cấp xét xử sơ thẩm.
2.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp QSDĐ đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng khơng thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp QSDĐ mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết38;
- Tranh chấp QSDĐ mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (ngồi hình thức nộp đơn u cầu giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền)39.
- Nếu đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp QSDĐ được thực hiện như sau:
(a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau do Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
38 Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013
giải quyết thì có quyền khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)40;
(b) Trường hợp tranh chấp mà một bên đương sự là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)41.
Vậy theo Luật Đất đai năm 2013, khi các đương sự lựa chọn khởi kiện tại Tòa án u cầu giải quyết, dù có hay khơng có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc khơng có các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì Tịa án đều có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
Theo quy định của BLTTDS năm 2015, tranh chấp QSDĐ là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TAND các cấp và cùng cấp được phân chia như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ của Tòa án cùng cấp
- Các quy định mang tính nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa các tòa án sơ thẩm cùng cấp
+ Thẩm quyền của Tịa án nơi có bất động sản: theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Quy định này được xây dựng bởi mỗi QSDĐ đều có các hồ sơ, giấy tờ có ghi thơng tin, đặc điểm, nguồn gốc… và tình trạng của đất, quyền sử dụng đất đó do cơ quan quản lý bất động sản nắm giữ. Do đó, tịa án nơi có đất sẽ có lợi thế hơn các tịa án khác về việc thu thập nhanh chóng các thơng tin, có điều kiện kiểm tra thực địa nắm bắt thực tế đối tượng tranh chấp. Tòa án cần xác minh đúng vị trí của đất tranh chấp có cùng nằm trong địa phận hành chính với tịa án hay khơng, nếu khơng tịa án phải chuyển đơn và hướng
40 Điểm a khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013
dẫn cho đương sự đến tòa án cùng nằm trong địa phận hành chính với bất động sản.42
+ Thẩm quyền của tòa án nơi bị đơn cứ trú, nơi làm việc hoặc nơi đặt trụ sở: theo quy định tại điểm a khoản 1 Điểu 39 BLTTDS năm 2015 “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”. Vậy thẩm quyền của tòa án sẽ khác phụ
thuộc vào bị đơn là các cá nhân hay cơ quan, tổ chức.
- Các quy định khác về phân định thẩm quyền giữa các tòa án sơ thẩm cùng cấp
+ Theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 “Các đương sự có quyền
tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”. Quy định này thể hiện sự linh hoạt của pháp luật khi để các
đương sự có quyền lựa chọn tịa án giải quyết tranh chấp, tạo điều kiện thuận lợi và sự chủ động hơn cho các bên đương sự (thẩm quyền của tòa án phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên đương sự).
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015, nguyên đơn có quyền lựa chọn tịa án sơ thẩm giải quyết tranh chấp QSDĐ (thẩm quyền của tòa án