Những kết quả đã đạt được trong công tác giải quyết tranh chấp quyền

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất – Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 48)

2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án Nhân dân

2.2.2. Những kết quả đã đạt được trong công tác giải quyết tranh chấp quyền

quyền sử dụng đất tại Tịa án Nhân dân Thị xã Đơng Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Toà án tại Thị xã Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh, có thể khái qt những kết quả đạt được trong công tác như sau:

Thứ nhất, số lượng các vụ việc giải quyết TCĐĐ nói chung cũng như giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Toà án nói riêng năm sau đều cao hơn năm trước.

Tranh chấp QSDĐ trong cộng đồng thị xã ngày càng có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp; để tránh tình trạng án tồn đọng, khơng giải quyết kịp thời làm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, trong thời gian qua TAND Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh luôn chỉnh đốn lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ thẩm phán, cán bộ tòa án, đẩy nhanh tiến độ thụ lý và giải quyết các vụ án TCĐĐ, hỗ trợ người dân hồn thiện nhanh chóng đơn khởi kiện theo đúng yêu cầu hoặc gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu vụ án khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án,... Các tranh chấp QSDĐ đều được TAND Thị xã Đông Triều giải quyết dứt điểm, nhanh chóng, theo tinh thần thượng tơn pháp luật, được các bên tham gia tranh chấp và nhân dân đồng tình.

Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND thị xã Đông Triều luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật

Trong quá trình giải quyết tranh chấp QSDĐ, TAND thị xã Đông Triều tuân thủ đầy đủ và đúng các quy định của pháp luật về giải quyết TCĐĐ. Do tính đặc thù, phức tạp của tranh chấp QSDĐ, liên quan đến nhiều quan hệ khác nhau của đời sống xã hội nên trong quá trình giải quyết ngồi áp dụng luật đất đai thì tịa án cịn vận dụng các quy định về Luật Nhà ở, Luật Công chứng, Luật Xây dựng,... để vụ việc được giải quyết triệt để.

Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND thị xã Đông Triều đảm bảo vận dụng một cách phù hợp các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

Ngồi việc áp dụng hệ thống các quy phạm pháp luật trong giải quyết tranh chấp QSDĐ, tòa án còn vận dụng một cách linh hoạt các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc giải quyết tranh chấp QSDĐ sao cho phù hợp với đặc điểm chính trị của địa phương và đặc trưng của chế độ quản lý qua mỗi thời kỳ.

Thứ tư, TAND thị xã Đông Triều luôn chú trọng thực hiện cơng tác hồ giải trong giải quyết tranh chấp QSDĐ

Hoà giải trong giải quyết tran quyết tranh chấp QSDĐ là công tác được TAND thị xã Đông Triều chú trọng thực hiện và đạt được hiệu quả trong thời gian qua. Hoà giải thành tranh chấp QSDĐ không chỉ giúp cho Toà án rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp mà còn giúp các bên đương sự tiết kiệm thời gian, tiền bạc, cơng sức trong việc khiếu kiện, khiếu nại; duy trì sự ổn định đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Nhận thức rõ tính đặc thù trong giải quyết các tranh chấp về đất đai, kiên trì hồ giải. Từ đó, số lượng vụ việc tranh chấp đất đai được TAND hoà giải thành chiếm tỷ lệ ngày càng lớn đã góp phần giải quyết nhanh các vụ tranh chấp về đất đai.

Mặt khác, số lượng các vụ tranh chấp QSDĐ mà TAND Thị xã Đông Triều giải quyết không được đương sự đồng thuận, bị kháng cáo ngày càng ít. Cụ thể:

Bảng 2.2. Tởng hợp số vụ tranh chấp QSDĐ tại TAND Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý và bị yêu cầu kháng cáo

Năm Thụ lý Yêu cầu kháng cáo

2019 42 3

2020 50 3

2021 53 2

Nguồn: Tác giả tổng hợp, thống kê từ số các vụ giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND thị xã Đông Triều trên Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của tòa án, Tòa án nhân dân tối cao

Nhờ thực hiện đường lối chính sách đúng đắn, nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật, kỷ cương hành chính, TAND thị xã Đơng Triều đã đạt được những kết quả nhất định trong việc giải quyết tranh chấp QSDĐ góp phần quan trọng vào

việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế địa phương; bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,...; bảo vệ các giao dịch hợp pháp trong đời sống xã hội. Phần lớn các bản án, quyết định của Tòa án các cấp xét xử các loại tranh chấp về QSDĐ đều có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được người dân đồng tình và bảo đảm hiệu lực thi hành.

2.2.3. Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án Nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

2.2.3.1. Những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án Nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xét xử các vụ tranh chấp QSDĐ tại TAND thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Qua nghiên cứu thực tiễn giải quyết một số vụ án tranh chấp QSDĐ của TAND thị xã Đông Triều có thể rút ra những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật để giải quyết loại tranh chấp này như sau:

Thứ nhất, những vướng mắc liên quan đến hệ thống pháp luật

Trong lĩnh vực đất đai, chỉ nói riêng việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ và tài sản trên đất, giữa pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng đã có sự mâu thuẫn, Luật đất đai thì cấp “Sổ đỏ”, Luật nhà ở thì cấp “Sổ hồng”, lịch sử của một căn nhà xây dựng từ năm 1980 đến nay chúng ta có 05 loại giấy chứng nhận,.. chỉ đến khi Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư, xây dựng cơ bản mới thống nhất được việc này, cụ thể tại Điều 4, có quy định:

“1. Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại thống nhất trong cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành; đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ xác nhận quyền sở hữu vào Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại khoản này khi có yêu cầu của chủ sở hữu.

2. Giấy chứng nhận QSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng và pháp luật về dân sự trước ngày 01 tháng 8 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này; trường hợp người đã được cấp giấy chứng nhận có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang loại giấy mới theo quy định của Luật này và khơng phải nộp lệ phí, ... ”.

Trong áp dụng pháp luật, nếu như Bộ luật Dân sự năm 1995 cụ thể hóa Luật Đất đai năm 1993 thì Bộ luật Dân sự năm 2015 lại xây dựng “đuổi theo” cho phù hợp với Luật Đất đai năm 2013;... Mặc dù các văn bản pháp luật mới đã có hiệu lực thi hành, trong lĩnh vực đất đai khi có tranh chấp xảy ra, tuỳ theo thời điểm phát sinh giao dịch có tranh chấp, thì những văn bản pháp luật trước tuy hết hiệu lực nhưng vẫn còn được áp dụng để giải quyết. Trong khi số lượng các vụ án tranh chấp thuộc lĩnh vực đất đai mà ngành tòa án phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp, đa dạng, dẫn đến việc vận dụng pháp luật của từng giai đoạn để Toà án giải quyết đúng vụ án là hết sức khó khăn.

Tại Điều 22, Điều 23 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, việc xử lý để cấp GCN đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà khơng có giấy tờ về QSDĐ và có vi phạm pháp luật đất đai như lấn, chiếm QSDĐ; việc xử lý để cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền đến trước ngày 1/4/2014 cũng đã được quy định. Tuy nhiên, việc quy định về các trường hợp trên chưa thật rõ ràng, dẫn đến cách hiểu khác nhau, khó khăn cho q trình thực hiện.

Thứ hai, những vướng mắc về cơ chế phối hợp. Việc phối hợp giữa UBND, TAND, cơ quan thi hành án, các sở ban ngành liên quan trong việc xác minh thu thập, đánh giá chứng cứ, định giá QSDĐ,… cịn thiếu chặt chẽ. Theo BLTTDS năm

2015 thì đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ chứng cứ cho tòa án nhưng trên thực tế việc lấy thông tin trong kho lưu trữ của các cơ quan Nhà nước về các tài liệu có thể chứng minh cho việc khởi kiện của mình là khơng thể đối với người dân. Ngay cả việc Thẩm phán trực tiếp đi thu thập thì khơng phải lúc nào cũng có kết quả. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, án bị cải sửa hoặc bị hủy nhiều do phát sinh những tình tiết mới tại giai đoạn phúc thẩmhoặc giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thứ ba, một số vướng mắc khi áp dụng quy định về thủ tục hòa giải bắt buộc tại cơ sở trước khi khởi kiện tại Tòa án. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai thì hịa giải ở cơ sở là một thủ tục bắt buộc trong giải quyết TCĐĐ, kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên và có xác nhận hịa giải thành hoặc không thành của UBND xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, hiện nay khi UBND triệu tập các bên để hòa giải trong nhiều trường hợp phía bị đơn khơng đến dù đã nhận được giấy triệu tập hợp lệ. Chính điều này làm phát sinh vấn đề, đó là khi bị đơn khơng đến, UBND khơng thể tiến hành hịa giải được. Trong trường hợp này UBND lúng túng không biết sẽ lập biên bản khơng hịa giải hay hịa giải không thành. Đây là một vấn đề vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các TCĐĐ tại tòa án, cần phải được hướng dẫn một cách cụ thể trong thời gian tới để việc áp dụng pháp luật đất đai được thực hiện một cách thống nhất. Ngồi ra, nhiều trường hơp sau khi hịa giải thành nhưng một trong hai bên tham gia hịa giải khơng thực hiện theo nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải do việc hòa giải tại cở chưa đi kèm với chế tài. Đây cũng là một khó khăn trong cơng tác giải quyết tranh chấp QSDĐ.

Thứ tư, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các loại tranh chấp QSDĐ tại tòa án

- Vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế QSDĐ

Hàng năm, TAND thị xã Đông Triều thụ lý một số lượng đáng kể các vụ án tranh chấp thừa kế QSDĐ và tài sản gắn liền với đất. Tranh chấp này cũng tương đối phức tạp vì giá trị tranh chấp lớn, người tham gia tố tụng đông, thường hay bị kháng cáo, kháng nghị. Nguyên nhân là do: việc nhận thức và vận dụng một số quy

định của pháp luật vào giải quyết tranh chấp này cịn chưa hồn tồn chặt chẽ, một trong số những chủ sở hữu QSDĐ qua đời khơng để lại di chúc, bỏ sót người hàng thừa kế, việc xác minh, kiểm tra, đánh giá chứng cứ khơng kỹ hoặc tính thời hiệu khơng chính xác; di sản thừa kế là đất ở có nguồn gốc từ ơng bà, cha mẹ để lại, nay đã kê khai đứng tên con, cháu trên Giấy chứng nhận QSDĐ nên khó chứng minh, xác định nguồn gốc ban đầu, tranh chấp di sản thừa kế là QSDĐ mà có phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế; sự nhận thức của đương sự tham gia tố tụng còn hạn chế, cố chấp, thiếu hợp tác cũng làm cho Tòa án còn nhiều lúng túng khi giải quyết,... làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Ví dụ vụ án về tranh chấp thừa kế QSDĐ tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh:55

Nội dung vụ án: Tranh chấp QSDĐ đất đối với quan hệ thừa kế của gia đình bà Bùi Thị B

Bà Bùi Thị B, sinh năm 1951 (nguyên đơn) và ông Lê Văn C, sinh năm 1949 (chết năm 1993), kết hôn với nhau vào khoảng năm 1970 và sinh được 05 người con: Lê Văn Đ, sinh năm 1971 (bị đơn); Lê Văn T, sinh năm 1973; Lê Văn Đ1, sinh năm 1977; Lê Văn Đ2, sinh năm 1983; Lê Thị M, sinh năm 1986. Ông C và bà B tạo dựng được tài sản chung là 01 thửa đất có diện tích 2.760,0 m2 (400,0 m2 đất ở + 2.360,0 m2 đất cây lâu năm) tại thửa đất số 47, tờ bản đồ số 106 ở khu Hoàng Hoa Thám - Phường Mạo khê - thị xã Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh đứng tên ông C và bà B. Trên đất có 01 nhà ở cấp 4 diện tích xây dựng 52,2 m2 (xây dựng năm 1983) và 01 nhà ngang diện tích 23,3 m2 (xây dựng năm 1995) hiện do bà B và anh Đ2 quản lý sử dụng, 01 nhà cấp 4 diện tích 28,1 m2 (xây dựng năm 2009) do chị M xây dựng và quản lý sử dụng.

Đầu năm 2020, do tuổi cao sức yếu nên bà B muốn tách thửa đất của hai vợ chồng chia cho các con mỗi người một phần diện tích. Anh Đ, anh T, anh Đ1 đã ở riêng và có nhà ở ổn định, anh Đ2 và chị M chưa có nhà ở riêng nên bà B đã họp các con lại thống nhất chia cho anh Đ2 và chị M mỗi người một phần diện tích đất

55 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2021), Bản án số: 46/2021/DSPT ngày 05/11/2021 về việc tranh chấp

để xây nhà nhưng anh Đ không đồng ý. Bà B đã làm đơn đề nghị TAND thị xã Đông Triều giải quyết, phân chia tài sản thừa kế là diện tích thửa đất của ơng C cho 06 kỷ phần theo quy định của pháp luật. Anh T, anh Đ1, anh Đ2 và chị M cũng hồn tồn nhất trí với quan điểm của bà B về việc chia diện tích đất thành 06 kỷ phần và đồng ý cho lại bà B phần thừa kế của mình tùy bà sử dụng. Ngồi ra, chị M còn tặng lại bà B ngôi nhà cấp 4 do chị xây dựng và không yêu cầu bà B bất cứ điều kiện gì.

Về phía anh Lê Văn Đ, mặc dù đã nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện của bà B, được tống đạt trực tiếp Thông báo thụ lý vụ án của Tịa án nhưng trong tồn bộ q trình khởi kiện, giải quyết tranh chấp ở Tòa án anh Đ đều khơng hợp tác đến Tịa giải quyết và không bất cứ quan điểm trình bày nào về đơn khởi kiện.

Tại biên bản định giá tài sản ngày 26/05/2021: Theo giá thị trường, thửa đất của ông C và bà B với diện tích 2.760,0 m2 (400,0 m2 đất ở + 2.360,0 m2 đất cây lâu năm) có giá trị 1.308.560.000 đồng (Một tỷ, ba trăm linh tám triệu, năm trăm sau

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất – Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)