Hệ thống pháp luật đất đai rất phức tạp, bao gồm nhiều văn bản ở các cấp độ khác nhau, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật xây dựng, pháp luật nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản… Tuy đã được sửa đổi khá thường xuyên, nhưng pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng vẫn cịn nhiều bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định. Để góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về QSDĐ của TAND cần khẩn trương tiến hành sửa đổi các quy định của pháp luật đất đai. Cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung đối với các quy định liên quan đến hoạt động hòa giải của ủy ban nhân dân cấp xã theo hướng:
Cần bổ sung quy định về cơ quan tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai thay cho UBND cấp xã ở những địa bàn khơng có đơn vị hành chính cấp xã.
Cần bổ sung quy định đối với trường hợp UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp tổ chức buổi hòa giải nhưng một trong các bên hoặc hai bên đương sự vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì UBND cấp xã vẫn sẽ tiến hành hòa giải vắng mặt, lập biên bản hịa giải mà khơng có chữ ký của bên vắng mặt, sau đó tống đạt văn bản đến bên vắng mặt.
Trường hợp đã tổ chức hòa giải thành nhưng sau đó một trong các bên lại thay đổi ý kiến thì khơng cần tiếp tục các thủ tục hịa giải vì hịa giải khi đó chỉ là cái cớ để một bên trì hỗn q trình giải quyết vụ việc. Cần ghi nhận giá trị pháp lý của kết
quả hòa giải thành, theo hướng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành tại ủy ban nhân dân cấp xã, nếu các bên khơng có ý kiến gì thì mặc nhiên biên bản thỏa thuận đó được cơng nhận, các bên phải thực hiện nội dung đã thỏa thuận. Biên bản hịa giải thành có thể được cưỡng chế thi hành như đối với thi hành bản án của tòa án.
Thứ hai, đối với trường hợp đất tranh chấp chưa có bất cứ loại giấy tờ tài liệu nào về QSDĐ sửa đổi theo hướng bãi bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án.
Đối với loại đất này khi các bên tranh chấp về QSDĐ phải do cơ quan nhà nước được luật đất đai quy định có chức năng quản lý đất đai giải quyết. Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản trên đất, công sức cải tạo trên loại đất này khi có yêu cầu.
Thứ ba, bổ sung các quy định về trách nhiệm của cá nhân, pháp nhân trong hoạt động phối hợp giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thể, cần:
- Bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý đất đai trong hoạt động phối hợp giải quyết tranh chấp với tịa án và các cơ quan liên quan; trong đó quy định cụ thể trách nhiệm và thời gian thực hiện công tác phối hợp xác minh, cung cấp thông tin của cơ quan quản lý đất đai khi có yêu cầu;
- Bổ sung chế tài cụ thể liên quan đến hành vi không thực hiện, chậm trễ thực hiện và thực hiện gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong quá trình thực hiện các trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;
- Bổ sung quy định về cơ chế xử lý trách nhiệm đối với những trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang nắm giữ tài liệu, chứng cứ về đất tranh chấp của vụ án mà thiếu sự hợp tác hoặc không cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đúng pháp luât.
Thứ tư, nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn
Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gắn với việc rà soát, đánh giá, xem xét, dự kiến bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm kịp thời loại bỏ những quy định lạc hậu,
mâu thuẫn, chồng chéo, không đúng thẩm quyền, không minh bạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động của chính sách, pháp luật.