Quan điểm về tư duy lãnh đạo

Một phần của tài liệu CHUYỂN đổi số CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM hệ THỐNG THÔNG TIN QUẢN lý (Trang 28 - 32)

PHẦN 2 NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

2.4. Quan điểm về tư duy lãnh đạo

Theo ơng Nguyễn Hữu Thái Hịa, Việt Nam hiện nay chưa thực sự áp dụng chuyển đổi số một cách bày bản mà đa số chỉ làm theo phong trào, bởi doanh nghiệp vẫn coi cách mạng công nghiệp 4.0 là việc của công nghệ và chưa đi vào tư duy phát triển kinh doanh của từng giám đốc hay ban lãnh đạo. Cụ thể là nhiều doanh nghiệp vẫn cịn đang áp dụng những phương pháp thủ cơng vào q trình làm việc và quản lí của mình: làm việc bằng Excel, rải rác dữ liệu trên các nền tảng như Zalo, Facebook, Viber,... Ơng cho rằng cơ sở dữ liệu cịn loạn và chưa thật sự đồng nhất và điều đó dẫn đến chất lượng quản lý khơng hiệu quả. Ơng Hịa cũng chỉ ra rằng, để xây dựng một quá trình chuyển đổi số bài bản thì các doanh nghiệp cần thực hiện từng bước thật kỹ càng: số hóa – kết nối dữ liệu – thiết bị và cuối cùng là phần mềm thông minh. Một doanh nghiệp thủ công ở Đồng Kỵ – một làng nghề họ bắt đầu số hoá, bán từng cái bàn, từng cái ghế phải đưa vào hệ thống data và bắt đầu xây dựng được hệ thống số, từng nghệ nhân thay vì mỗi lần đục theo một mơ hình vẽ bằng tay thì bây giờ bắt đầu có bản vẽ số và scan một lần thì lần sau chỉ cần nhấn nút sẽ “chạy” ra một bản mới, tức là họ không lặp đi lặp lại thao tác. Điều đó giúp cho họ giảm rất nhiều thời gian trong việc quản lý sắp xếp và công sức cho nhân công cũng như tăng năng suất lao động và đem lại lợi nhuận cao hơn.

Ngoài ra, do ngày nay có q nhiều nguồn thơng tin về chuyển đổi số khiến doanh nghiệp dễ trở nên mất phương hướng, bối rối và không biết nên áp dụng phương pháp nào cho doanh nghiệp của mình nên dễ dẫn đến tình trạng “ngáo số”, đó cũng được xem là một trong những nỗi sợ của các doanh nghiệp. Về vấn đề này, các doanh nghiệp nên tạo chiến lược chuyển đổi số bằng cách sắp xếp theo tính ưu tiên, có kế hoạch và lộ trình rõ ràng để có thể dễ dàng lựa chọn cách thức phù hợp nhất bởi vì chỉ có doanh nghiệp là biết và hiểu rõ nhất mình cần gì. Ví dụ, doanh nghiệp đang cần tạo một chiến lược chăm sóc khách hàng thì điều cần ưu tiên là tìm ra một cơng cụ tích hợp các kênh xã hội vào quy trình chăm sóc và bắt đầu đo lường độ tiếp cận và hoạt động của thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội. Cụ thể là việc sử dụng Odoo, một phần mềm ERP giúp doanh nghiệp quản lý và kết nối các phòng ban nhau, tạo sự trải nghiệm liền mạch đối với khách hàng trên mạng xã hội. Từ quảng cáo, đến tư vấn bán hàng và sau bán hàng đều được đồng nhất.

Chuyển đổi số cũng cần sự quyết tâm và dũng cảm của người đứng đầu. Có một câu rất hay rằng “Đây là thế kỷ số của những người dám đặt niềm tin vào thuật toán”. Các lãnh đạo hiện nay vô cùng sợ hãi với chuyển đổi số vì khơng chỉ đi bằng cơng nghệ mà cần “3 chân”: Cơng nghệ, Văn hóa doanh nghiệp và Mơ hình kinh doanh. Khơng gian ảo (Cyber) sẽ gặp vơ vàn khó khăn do khơng nhìn thấy được, không sờ được… nên cần những người dũng cảm, tin tưởng vào thuật toán trong kỷ nguyên số này. Một trong những công ty sản xuất giày và quần áo thể thao hàng đầu thế giới – Nike cảm thấy họ bắt đầu trở nên ì ạch và lỗi thời. Ban lãnh đạo của Nike đã không ngần ngại thực hiện chuyển đổi số trong kinh doanh nhằm thay đổi tư duy, chuỗi cung ứng và thương hiệu của công ty để có thể kết nối tốt hơn với khách hàng của mình. Cơng ty tập trung vào phân tích dữ liệu, cập nhật chiến lược thương mại điện tử, tạo các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số mạnh mẽ hơn và tăng cường bán hàng trực tuyến cho khách hàng. Việc sử dụng hiệu quả dữ liệu người tiêu dùng đã khiến Nike mở các cửa hàng lý tưởng, tạo ra nhiều cơ hội và cải thiện trải nghiệm khách hàng trực tuyến và thông qua ứng dụng. Đầu năm 2017, khi giá cổ phiếu của hãng chỉ vào khoảng 52 USD thì đến tháng 7/2019, con số này đã là 88 USD. Doanh thu của hãng cũng tăng từ 33,5 tỷ USD lên 39,1 tỷ USD trong cùng kỳ. Đó là thành cơng của việc tin tưởng vào thuật toán, ứng dụng chuyển đổi số trong kỷ nguyên số này.

Chuyển đổi số đang được kỳ vọng vào những quyết định gọi là “Top Down” – vì khi người đứng đầu thay đổi tư duy và nhấn nút thì tồn hệ thống thay đổi. Những người đứng đầu sẽ không bao giờ dám nhấn nút chuyển đổi số nếu khơng có những đề xuất chi tiết từ “Bottom Up” về công nghệ và quản trị rủi ro. Như vậy kỳ vọng vào “cây đũa thần” người đứng đầu là quá lớn và khó khả thi.

Ơng Hồng cũng cho rằng mơ hình chuyển đổi số phải từ người đề xuất “Maker” – những người từ bên dưới các tác nghiệm số vì họ biết rõ chỗ nào đang tắc, chỗ nào đang cần “đả thông”, chỗ nào quá chậm cần phải “phá băng” thì họ sẽ đưa lên đề xuất. Sau đó tổ chuyên gia cùng với người phụ trách về công nghệ mới cùng người đề xuất đi tìm ra giải pháp để giải quyết bài tốn đó, rà sốt rủi ro của phương án mới. Lúc đó, người đứng đầu mới ngồi lại để xem xét toàn bộ quản trị rủi ro và giá trị đầu tư cả về tài chính và khấu hao rồi mới ra quyết định “nhấn nút” chuyển đổi số. Hiện nay hệ thống bên dưới nếu cứ ngồi đợi sếp quyết định về chuyển đổi số thì dù có đào tạo ban lãnh đạo và sếp thơng minh cỡ nào đi nữa thì cũng khơng dám quyết một mình. Sếp khơng phải là người hiểu hết công nghệ, cũng không làm trực tiếp hàng trăm việc bên dưới nên không thể biết đang vướng chỗ nào trong hệ thống của mình. Vì vậy, khơng có nghĩa chuyển đổi số là chỉ giao một “cây đũa thần” cho một người lãnh đạo doanh nghiệp mà cần cả hệ thống cùng hiểu, cùng khao khát thay đổi, cùng đề xuất các giải pháp số thì sẽ thành cơng. Vậy để nhà lãnh đạo có thể truyền tư duy chuyển đổi số tới tồn bộ tổ chức doanh nghiệp thì:

• Phải chuẩn bị tư duy số. Như chúng tôi đã đề cập trên phần quan điểm của chính phủ, chuyển

đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức và tư duy. Nhận thức có thay đổi thì hành động mới có thể thay đổi. Sống trong thời đại kỉ nguyên số nhưng nếu cứ giữ những quan điểm lạc hậu, lỗi thời, ưa chuộng phương pháp thủ công, không áp dụng cơng nghệ thì sẽ dễ dàng bị tụt hậu. Ơng Hồng Việt Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đồn FPT cho biết trong 3-5 năm gần đây, doanh nghiệp Việt đang dần thay đổi nhận thức khi nói về chuyển đổi số. Đặc biệt trong đại dịch, nó đã trở thành nhu cầu cấp thiết. “Trong những cuộc trao đổi, đối thoại của chúng tơi với các doanh nghiệp, có đến 70% lãnh đạo tin chuyển đổi số là chìa khố cho việc sống sót, phục hồi, tăng trưởng”.

• Chuyển đổi số bắt buộc phải đi với chiến lược số. Một khi những nhà lãnh đạo nhận ra được giá

trị của chiến lược số hóa đối với sự sống cịn và thành cơng tương lai của doanh nghiệp họ, thì việc lập ra một bản kế hoạch chi tiết là điều thiết yếu để doanh nghiệp có thể sẵn sàng quay trở lại với guồng quay kinh doanh khi thế giới chuyển sang giai đoạn hậu COVID-19 trong vài tháng tới.

• Khâu chuẩn bị cần nhất là cơ sở dữ liệu số hóa. Một trong những giải pháp số chuyên nghiệp là

số hóa tài liệu. Đây là một hình thức chuyển đổi các dữ liệu truyền thống bên ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được. Thơng thường, các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh… sử dụng trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là dữ liệu số.

Hình 7. Quy trình số hóa dữ liệu theo 7 bước giúp tạo lập CSDL lớn nhanh chóng, chính xác, bảo mật (Nguồn: Tạp chí điện tử Thơng tin và Truyền thơng)

• Đào tạo kỹ năng số cho con người lao động. Nếu khơng hiểu và khơng có kỹ năng về cơng nghệ

thì cực kỳ khó làm việc. Khi ý thức được việc chuyển đổi số và có chiến lược, chúng ta sẽ cần có những tổ chuyên gia sẽ cùng triển khai thực thi, xử lý như dự án chứ ban lãnh đạo không thể quá giỏi, tự làm được hết. Người lãnh đạo thì chỉ cần đặt niềm tin vào dự án.

Sự thay đổi tư duy từ tư duy quản trị thủ cơng và cảm tính kiểu cũ là điều quan trọng nhất giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Tất cả doanh nghiệp từ xưa đến nay đầu tư cho công nghệ thông tin, cho chuyển đổi số đều coi chuyển đổi số là chi phí “cost” – tức là bắt buộc phải

đầu tư, nhưng phải giảm “cost”. Ví dụ như một đơn vị lớn của Viettel có Phịng Cơng nghệ thơng tin một năm đầu tư khoản 40-50 tỷ đồng để hoạt động hỗ trợ các giải pháp số nhưng ơng Hồng cho rằng đây là tư duy cũ, khá sai lầm. Họ ln khơng hài lịng với kết quả của phịng này và ln muốn giảm bớt chi phí. Sau chiến lược chuyển đổi số cùng chuyên gia thì họ đã thay đổi tư duy và chuyển phòng này thành trung tâm kinh doanh giải pháp số phục vụ cả trong và ngoài tập đồn. Đội cơng nghệ thơng tin được chuyển từ “Back-Ofice” sang “Front-Office” đi kinh doanh chuyển đổi số, từ chỗ một năm phịng đang được chi phí (Cost) 40 tỷ đồng và lúc nào cũng bị khiển trách vì khơng đủ tiền để làm, thì hiện nay họ đang phải nhận cam kết doanh số (Revenue) 200 tỷ đồng giống như một đơn vị kinh doanh, một bộ phận có kế hoạch đầu tư và kinh doanh đi bán giải pháp. Hoạt động hoàn toàn chủ động và tự quyết định mơ hình kinh doanh của chuyển đổi số.

Như vậy có thể thấy rõ, việc họ được đặt niềm tin và đẩy công nghệ thông tin ra mặt trận, đi tiên phong làm những việc thật mạnh mẽ để chuyển đổi số thay vì để họ ở phía sau là gánh nặng chi phí, đã chứng minh niềm tin của Ban lãnh đạo vào thành công của chiến lược chuyển đổi số.

Một phần của tài liệu CHUYỂN đổi số CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM hệ THỐNG THÔNG TIN QUẢN lý (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)