Internet vạn vật (Internet of things) và 5G

Một phần của tài liệu CHUYỂN đổi số CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM hệ THỐNG THÔNG TIN QUẢN lý (Trang 33 - 35)

PHẦN 3 NHỮNG XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ SỐ

3.1. Internet vạn vật (Internet of things) và 5G

Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) có thể được định nghĩa theo khái niệm là một cơ sở hạ tầng mạng động toàn cầu với các khả năng tự định hình dựa trên các giao thức liên lạc tiêu chuẩn và tương tác, nơi “vạn vật” hữu hình và ảo có các đặc tính, thuộc tính vật lý, và tính cá nhân ảo, sử dụng các giao diện thơng minh và được tích hợp vào mạng thơng tin một cách thông suốt. Internet vạn vật sử dụng các thiết bị cảm biến, bộ truyền động và công nghệ truyền dữ liệu gắn kết với các thực thể vật lý – từ các thiết bị đường bộ đến máy tạo nhịp tim – cho phép những vật thể này được theo dõi, phối hợp hoặc được kiểm sốt thơng qua một mạng dữ liệu hay Internet. Với công nghệ IoT ngày một tân tiến và thông minh, các tổ chức khơng chỉ có thể theo dõi và kiểm tra, kiểm soát luồng sản phẩm cũng như những tài sản hữu hình, mà cịn có thể theo sát được hiệu suất làm việc của từng hệ thống, ví dụ như là theo dõi và quản lý một dây chuyền lắp rắp toàn bộ các bộ phận của robot hoặc máy móc nào đó.

Ngày nay, việc sử dụng các thiết bị IoT ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các quốc gia, cũng như các doanh nghiệp, các tổ chức trên thế giới. Số lượng thiết bị IoT ngày càng gia tăng và theo dự đoán của tổ chức IoT Analytics, số lượng thiết bị IoT sẽ vượt mốc 12 tỉ thiết bị trong năm 2021. Ở thời điểm hiện tại, theo số liệu trong cuộc khảo sát với những doanh nghiệp quy mô vừa, khoảng 30% các thiết bị kết nối trong hệ thống là thiết bị IoT và dự đoán là trong những năm tiếp theo, con số sẽ ngày một tăng.

Hình 8. Số lượng thiết bị kết nối hoạt động toàn cầu (Nguồn IoT Analytics)

IoT có thể sẽ đi theo con đường của hầu hết các xu hướng trong việc trải qua một số vỡ mộng sau sự phấn khích ban đầu, đặc biệt là vì sự phức tạp của IoT khiến kết quả tức thì khó đạt được. Trong khi một số trường hợp kinh doanh đã xuất hiện, nhiều ví dụ IoT liên quan đến các ứng dụng tiêu dùng hoặc không phác thảo rõ ràng các cơ hội kinh doanh.

5G là viết tắt của 5th Generation hay còn gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động. Nó bắt đầu vào

năm 2020 – thời điểm được xem là bước chuyển giao giữa sử dụng mạng 4G và 5G.

Mạng 5G theo lý thuyết sẽ có tốc độ truyền tải là 10 Gbps nhanh hơn gấp 10 lần so với mạng 4G hiện tại, giúp tăng tốc độ sử dụng internet, giảm bớt tiêu hao điện năng, tăng số lượng thiết bị được kết nối… Đây được xem là bước tiến xa đối với sự phát triển của internet nói riêng và nhân loại nói chung.

Có lẽ, lợi ích của 5G đã khơng là những gì cịn q xa lạ đối với chúng ta, nhưng phải đến những năm gần đây, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu nổ ra và qua những tháng gần đây nó đang trở nên mạnh mẽ và kéo dài làm việc và học trực tuyến trở thành một hoạt động thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Và để làm được điều đó, những gì chúng ta cần là một sự kết nối

an tồn, nhanh chóng và ổn định, và 5G là một yếu tố mà mang đến cho chúng ta những gì cụ thể mà chúng ta cần.

Hình 9. Xu hướng kết nối di động (Nguồn: Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam)

IoT cần khả năng truyền tải nhanh hơn, kết nối ổn định hơn và điều này đều có thể đạt được với sự tích hợp của 5G.

Một phần của tài liệu CHUYỂN đổi số CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM hệ THỐNG THÔNG TIN QUẢN lý (Trang 33 - 35)