Tổng quan về an ninh mạng Việt Nam 2020

Một phần của tài liệu CHUYỂN đổi số CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM hệ THỐNG THÔNG TIN QUẢN lý (Trang 58 - 67)

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Cục An ninh mạng và phịng, chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao đã phát hiện được 2.551 vụ tấn công mạng; 1.555 vụ tấn công vào trang, cổng thông tin điện tử có tên miền .vn (bị chèn thơng điệp của tin tặc), trong đó có 412 trang thuộc quản lý của cơ quan Nhà nước; 5,4 triệu lượt địa chỉ IP của các cơ quan Nhà nước bị tấn công với 15 biến thể mã độc. Đặc biệt, trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các tổ chức, cá nhân tội phạm mạng càng tăng cường lợi dụng nhu cầu sử dụng mạng Internet của người dùng cũng như sự quan tâm của người dân tới thơng tin tình hình dịch bệnh COVID-19 để tấn cơng nhằm lừa đảo, phá hoại và đánh cắp thông tin trái phép, đe dọa an tồn thơng tin với các tổ chức, cá nhân. Đây thật sự là một lỗ hổng rất lớn trong lĩnh vực bảo đảm an ninh mạng.

Các hoạt động trá hình trên Internet hiện nay rất phức tạp, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như tín dụng đen, trốn thuế, rửa tiền, tài trợ cho tổ chức khủng bố, lừa đảo trong lĩnh vực tài chính–ngân hàng–chứng khốn, v.v. Khơng gian mạng đã và đang mang lại những lợi ích nhất định trong việc số hóa nền kinh tế, tất nhiên những nguy hại cũng khơng hề nhỏ. Vì vậy an ninh

mạng là một vấn đề tồn cầu, vấn đề này khơng chỉ riêng biệt cho từng cá nhân, doanh nghiệp, Chính phủ trong nền kinh tế số mà đòi hỏi trách nhiệm chung của toàn thể các chủ thể tham gia.

4.3. Case study

Ngày 23/9/2019, hãng du lịch lữ hành lâu đời của nước Anh, Thomas Cook, đã phải tuyên bố phá sản với món nợ 2,1 tỷ USD. Hãng này được coi là “ông trùm ngành du lịch” của nước Anh khi sở hữu nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các hãng hàng không, cho tận đến khi tuyên bố phá sản họ vẫn còn sở hữu đến 600 văn phịng, trụ sở trên khắp nước Anh. Ngun nhân chính dẫn đến “cái chết” của “ơng trùm” này được cho rằng lượng khách của họ giảm dần theo thời điểm trong khi đó chi phí vận hành cho các hoạt động của các cơ sở offline của họ quá lớn dẫn đến nợ nần ngày càng nhiều. Trước mơ hình kinh doanh dịch vụ offline cồng kềnh và tốn kém của mình, Thomas Cook đã bị hụt hơi so với các mơ hình kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến như Airbnb, Booking.com, Expedia và bị họ “giết dần”. Sự thiếu linh hoạt và bỏ qua mơ hình kinh doanh trực tuyến chính là ngun nhân chính đẩy họ đến bờ vực phá sản, vì chi phí khổng lồ với nguồn thu quá thấp. Giới trẻ hiện nay đã dần quen với các nền tảng du lịch trực tuyến OTA (Online Travel Agency – đại lý du lịch trực tuyến), họ có thể tự dễ dàng tìm kiếm các tour du lịch từng phần hay trọn gói, vé máy bay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng mà khơng cần tốn nhiều chi phí và thời gian. Đi sâu hơn về sự sụp đổ của Thomas Cook, một điều rất rõ được chứng minh đó là “Chuyển đổi số”. Mặc cho họ là một đế chế gần 200 tuổi, sở hữu nhiều bất động sản và nền tảng rất đồ sộ của một ông lớn trong ngành du lịch nhưng với thời đại kinh tế số, xã hội số sự chậm chạp thiếu linh hoạt của họ trong chuyển đổi số đã dẫn đến “cái chết” vô cùng đau đớn. Họ đã đánh mất cơ hội giữ vững vị thế đầu ngành của mình vào tay của những doanh nghiệp kinh tế số nhỏ hơn. Từ đó cũng dễ dàng thấy rằng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các startup trong ngành du lịch lữ hành nói riêng, khi họ thực hiện chuyển đổi số ngay từ những bước đầu tiên của vòng đời doanh nghiệp, họ đã nắm trong tay một vị thế chủ động với lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn về công nghệ, họ không cần thiết phải sở hữu hoặc quản lý trực tiếp các mơ hình kinh doanh du lịch mà bằng việc ứng dụng công nghệ về cập nhật hợp đồng, hình ảnh, giá cả theo thời gian thực họ vẫn sẽ có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Chính sự thiếu linh hoạt, khơng nhanh chóng thích nghi

với sự thay đổi của công nghệ và thị trường của Thomas Cook đã khiến họ đánh mất cơ hội của chuyển đổi số và để nó rơi vào tay của người khác.

Quay trở lại với thị trường Việt Nam, quen thuộc nhất chính là cuộc chiến của ngành dịch vụ vận chuyển công nghệ và taxi truyền thống. Có thể nói các hãng taxi và những lái xe ôm truyền thống đối mặt với sự lựa chọn: thay đổi hoặc bị đào thải. Mơ hình kinh doanh mới theo kiểu Grab và sau đó là Go-Viet (nay là Go-Jek) đã và đang dần dần lấn lướt dịch vụ taxi truyền thống nhờ tiện ích cơng nghệ linh hoạt hơn, giá cước mềm mại hơn, đặt chuyến xe thuận tiện hơn. Năm 2018, câu chuyện cạnh tranh giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ, Vinasun kiện Grab, đã thu hút sự chú ý không chỉ của dư luận, giới truyền thơng mà cịn các cơ quan quản lý. Phải nhận thấy rằng các doanh nghiệp taxi truyền thống có “vùng vẫy” như thế nào thì họ vẫn phải đối mặt với sự tụt dốc khơng phanh nếu khơng có phương án thực hiện chuyển đổi số kịp thời. Thời gian gần đây với sự xuất hiện của dịch bệnh, việc đặt nhận qua ứng dụng của các hãng cơng nghệ thậm chí cịn khơng đủ đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Xuất hiện trên đường hầu hết là Grab, Uber… trong khi các hãng taxi “vang bóng một thời” chỉ xuất hiện ít ỏi trong thành phố hay các khu vực du lịch nhỏ lẻ. Đây là một minh chứng rất rõ cho thấy sự đổi mới, cơng nghệ mới hay cụ thể chính là chuyển đổi số đã trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi cạnh tranh trên thị trường, Grab mặc dù năm 2014 bước vào thị trường Việt Nam vô cùng nhỏ, nhưng với mơ hình kinh doanh mới, thuận tiện linh hoạt hơn cho người dùng đặt cuốc xe, chuyển hàng bằng ứng dụng với lộ trình giá tiền được biết trước họ đã hoàn toàn làm Vinasun và các hãng dịch vụ vận tải khác phải chao đảo. Không cần sở hữu đội ngũ xe lớn, không cần quản lý lượng nhân viên lái xe hay chi phí bãi đỗ, các hãng công nghệ chỉ cần cốt lõi quan tâm đến khách hàng của họ, những ai muốn lái xe hay có xe nhàn rỗi, những điều đơn giản như vậy đã giúp họ gạt bỏ được hồn tồn chi phí quản lý nhân sự, tài sản hữu hình. Phí dịch vụ rẻ hơn, đoạn đường cụ thể, sự tiện lợi ngay trên ứng dụng chính là những gì người dùng có được từ mơ hình kinh doanh số của các hãng cơng nghệ. Hiện nay thậm chí người đặt cuốc xe cịn biết được vị trí tài xế ở đâu và được cập nhật theo thời gian thực, mặc dù vẫn cịn có độ trễ nhưng người dùng biết được bao lâu nữa xe sẽ đến, cảm giác nắm rõ thời gian, hoàn cảnh dịch vụ họ sử dụng cũng là một khía cạnh vơ cùng quan trọng với người dùng. Dù các hãng truyền thống cũng đã biết và bắt đầu chuyển đổi số, nhưng vẫn đang vơ cùng chật

vật vì chuyển đổi nửa vời khơng đến nơi đến chốn, khó nắm bắt cơ hội chuyển mình vượt ra khỏi sự tụt hậu.

Qua hai bức tranh về sự đối lập giữa một bên là mơ hình kinh doanh cũ và một bên là sự đổi mới của kinh doanh, vận hành. Không thể phủ nhận rằng những cơ hội mà chuyển đổi số mang lại là vơ cùng to lớn và có tính quyết định rất nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh nói riêng và cho đời sống con người nói chung. Cần lưu ý rằng chuyển đổi số khơng chỉ riêng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại hay các hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin theo bề nổi của hai trường hợp nêu trên, chuyển đổi số là thay đổi cách thức vận hành, đi sâu vào cách thức hoạt động và kinh doanh của tổ chức và phải xuất phát từ tư duy, sự khởi xướng của người lãnh đạo trong tổ chức, chính vì sự nhầm lẫn này mà mặc dù đã có ý thức về chuyển đổi số nhưng các doanh nghiệp vẫn khơng thể nắm bắt được cơ hội. Có vơ vàn các cơ hội mà chuyển đổi số mang lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp họ sinh tồn trên thị trường, hay giúp các doanh nghiệp lớn giữ vững vị thế của mình. Quan trọng nhất với doanh nghiệp đó là việc giúp họ giữ chân khách hàng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và dịch vụ tốt hơn, qua hai trường hợp trên cũng thể hiện rất rõ điều này, mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là giúp khách hàng cải thiện trải nghiệm và lấy khách hàng làm trung tâm. Từ những giá trị mà doanh nghiệp chuyển đổi số mang đến cho khách hàng cũng dẫn đến một cơ hội khác có tính quyết định sống cịn cho doanh nghiệp về khả năng cạnh tranh và thích ứng với thị trường, bằng chứng là sự sụp đổ của một đế chế và sự tụt hậu của những ông lớn với sự chậm chạp. Điều tối quan trọng của kinh doanh chính là đầu ra của q trình hoạt động, đầu ra khơng ai khác chính là khách hàng của các doanh nghiệp, việc khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn và cảm thấy xứng đáng với chi phí họ trả cho doanh nghiệp là một điều hiển nhiên mang đến lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn.

Chuyển đổi số thực sự đã tạo ra sự thay đổi tích cực cho tồn bộ chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng trải nghiệm cho người tiêu dùng, hỗ trợ vận hành sản xuất và canh tác bền vững, đem đến một môi trường làm việc an tồn, hiệu suất và có tính kết nối nhiều hơn cho nhân viên. Hệ quả của q trình đó là tăng năng suất lao động, lưu vết theo dõi khách hàng, quản trị hiệu quả hơn. Từ đó nâng cao khả năng hành động, phản ứng kịp thời và nhanh gọn của doanh nghiệp để tồn tại và phát triển.

TỔNG KẾT

Với 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên và Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng thì chuyển đổi số trở thành yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp trên toàn thế giới như hiện nay, việc đầu tư vào công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp vẫn đảm bảo được việc hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như là tiết kiệm chi phí và tối ưu nguồn lực để có thể vượt qua được khó khăn. Khơng chỉ thế, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, gia tăng năng suất lao động... Từ đó, tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Trong khi đối với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau thì đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mơ hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã thực hiện mạnh mẽ chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan nhà nước đến cộng đồng doanh nghiệp. Như đã phân tích ở bài nghiên cứu, chuyển đổi số ở Việt Nam chỉ mới vừa bắt đầu nhưng diễn ra một cách mạnh mẽ, đón đầu mọi xu hướng mới và đang trên đà phát triển rất khả quan. Tuy còn những bất cập, khó khăn trong q trình chuyển đổi, các doanh nghiệp vẫn không ngừng thử nghiệm, cải thiện quy trình, thậm chí tái cấu trúc lại tồn bộ tổ chức. Bên cạnh những lợi ích cụ thể mà doanh nghiệp nhận được, chuyển đổi số còn là bước đệm cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Nhờ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và đưa Việt Nam “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” trên thị trường quốc tế.

Dù còn nhiều thách thức như: Nền tảng công nghệ, Kỹ năng và nguồn nhân lực kỹ thuật số, Nhận thức của doanh nghiệp, Không hiểu nhu cầu của khách hàng, Giới hạn bảo mật và quy định,...

nhưng chung quy lại Chuyển đổi số sẽ là cơ hội lớn để doanh nghiệp và chính phủ có thể bứt tốc trong cuộc đua phát triển.

Cơng nghệ số khơng hồn tồn là mối đe dọa với những doanh nghiệp truyền thống mà còn đem lại cơ hội chưa từng có cho những doanh nghiệp dám tư duy lại hướng kinh doanh của mình!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Loan (2021, ngày 3 tháng 1). Tư duy lãnh đạo trong chiến lược chuyển đổi số: 4.0 không

chỉ là công nghệ. Truy cập ngày 5/11/2021 từ https://diendandoanhnghiep.vn/4-0-khong-

chi-la-cong-nghe-188701.html.

2. Bùi Gia (2021, ngày 4 tháng 9). Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp tại Việt Nam. Truy cập ngày 5/11/2021 từ https://buginet.com/chuyen-doi-so/.

3. Cisco (2019). Cisco Global Digital Readiness Index 2019. Truy cập ngày 5/11/2021 từ

https://www.cisco.com/c/dam/en_us/about/csr/reports/global-digital-readiness-index.pdf.

4. Cisco (2021). 2020 Asia Pacific SMB Digital Maturity Study. Truy cập ngày 6/11/2021 từ

https://www.cisco.com/c/dam/global/en_sg/solutions/small-business/pdfs/ ebookciscosmbdigitalmaturity-withcountries.pdf.

5. Chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức (2020, ngày 17 tháng 11). Truy cập ngày 7/11/2021 từ

https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-co-hoi-va-thach-thuc/.

6. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) (2021). Báo cáo chỉ số thương mại điện tử

2021. Hà Nội: VECOM.

7. Làm thế nào để nằm trong 11% doanh nghiệp chuyển đổi số thành công? (2020, ngày 28 tháng

10). Truy cập ngày 6/11/2021 từ https://resources.base.vn/management/chuyen-doi-so- nhu-the-nao-670.

8. Nam Dương (2021, ngày 25 tháng 10). Cty Nhiệt điện Phú Mỹ dùng ứng dụng Base để chuyển

đổi số doanh nghiệp. Truy cập ngày 6/11/2021 từ https://laodong.vn/doanh-nghiep-doanh-

nhan/cty-nhiet-dien-phu-my-dung-ung-dung-base-de-chuyen-doi-so-doanh-nghiep- 967323.ldo/.

9. Nguyễn Đông Phong, Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Nguyễn Thị Hồng Nhâm & Tô Công Nguyên Bảo (2021). Rào cản trong hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam. Kỷ

yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Định hình lại hệ thống tài chính tồn cầu và chiến lược của Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh: NXB Thơng tin và Truyền thông.

10. Nguyễn Hằng (2021, ngày 3 tháng 9). Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất là yêu cầu

bức thiết. Truy cập ngày 6/11/2021 từ https://vov.vn/kinh-te/chuyen-doi-so-trong-doanh-

nghiep-san-xuat-la-yeu-cau-buc-thiet-887831.vov.

11. Vân Anh (2020, ngày 4 tháng 6). Huy động sức mạnh toàn dân thực hiện chuyển đổi số tại Việt Nam. Truy cập ngày 7/11/2021 từ https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/6- quan-diem-chinh-ve-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-254286.html.

PHỤ LỤC

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÀNH VIÊN NHĨM

Nhằm đảm bảo tính cơng bằng và khách quan cho công sức của các thành viên trong q trình làm việc nhóm, nhóm đã thực hiện khảo sát đánh giá các thành viên. Bài khảo sát đánh giá dựa trên 3 tiêu chí dựa trên thang điểm 10. Các tiêu chí như sau:

• Thái độ làm việc khi hoạt động nhóm

• Mức độ hồn thành cơng việc được giao, tính cả hai khía cạnh

Một phần của tài liệu CHUYỂN đổi số CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM hệ THỐNG THÔNG TIN QUẢN lý (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)