(Nguồn: Cisco & IDC 2020)
4.2.3. Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số
Việt Nam cịn đi sau thế giới về cơng nghệ, năng lực cơng nghệ trong nước cịn chưa cao, chưa làm chủ được những công nghệ cốt lõi của chuyển đổi số. Việt Nam hiện chủ yếu vẫn ứng dụng những công nghệ về chuyển đổi số đã được phát triển sẵn trên thế giới. Tại Việt Nam, SMEs chiếm 96% số lượng doanh nghiệp đồng thời cũng là nhóm khó khăn nhất trong việc chuyển đổi số. Dù có đã có những nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số, nhưng việc áp dụng chuyển đổi số cịn rất khó do khả năng sản xuất cịn hạn chế, mức độ tự động hóa thấp.
Dữ liệu là một trong những nguyên liệu quan trọng cho các mơ hình kinh doanh số, việc phân tích dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp định hình chiến lược giá, tiếp thị, phương án kinh doanh, v.v. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu hạ tầng để đồng bộ hóa và cập nhật liên tục dữ liệu của chính mình, sự rời rạc từ khâu lưu trữ đến phân tích vẫn cịn tồn đọng.
Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 27/9/2019 đã nêu rõ “quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ q trình chuyển đổi số cịn nhiều hạn chế”. Kết quả khảo sát của Vietnam Report thực hiện tháng 6/2020 cho thấy 47,4% doanh nghiệp cơng nghệ cho rằng Chính phủ cần nâng cấp hạ tầng cơng nghệ số quốc gia.
4.2.4. Hạn chế về kỹ năng và nguồn nhân lực kỹ thuật số
Việt Nam có nguồn dân số trẻ, năng động, dễ dàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới, trong đó có kiến thức và kỹ năng số. Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động tương đối cao. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ là chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thực sự cịn yếu, đặc biệt trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, liên quan đến an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning) và Internet vạn vật (IoT). Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, lao động phi chính thức và lao động phổ thông vẫn chiếm đa số ở nước ta. Chỉ 24,5% lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp; cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế. Vai trị nhân lực cơng nghệ chất lượng cao trong chuyển đổi số rất quan trọng. Chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ cơng nghệ mới, phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số. Đây cũng là rào cản chủ yếu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong chuyển đổi số, cũng là điểm nghẽn đối với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương 500 triệu đồng/năm hay thậm chí cao hơn cho kỹ sư cơng nghệ thông tin nhưng không thể tuyển dụng được nhân lực như mong muốn. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021, lĩnh vực thương mại điện tử năm 2020 đã cho thấy chỉ có 23% doanh nghiệp đáp ứng đủ nguồn nhân lực này.
Hình 14. Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thương mại điện tử qua các năm (Nguồn: VECOM)
Và trong gần 3 năm gần đây, các doanh nghiệp ln gặp phải khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và cơng nghệ thơng tin, có đến 32% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi cần tuyển dụng lao động.
Hình 15. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Nguồn: VECOM)
Việt Nam có hơn 500 trường đào tạo về cơng nghệ thơng tin các bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, nhưng trong số các sinh viên ra trường, chỉ 30% tạm thời đạt chất lượng, 70% còn lại buộc các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Để thành công, các doanh nghiệp khơng chỉ chú trọng ở khía cạnh hạ tầng kỹ thuật mà phải quan tâm đến nguồn nhân lực hiện hữu và tương lai, phải tạo một hệ sinh thái thống nhất và chặt chẽ.
4.2.5. Nhận thức của doanh nghiệp
Chuyển đổi số tại mỗi doanh nghiệp sẽ tác động lớn đến chiến lược kinh doanh, hình thức hoạt động của doanh nghiệp,sự thay đổi lớn tới toàn bộ doanh nghiệp này gây áp lực cho các nhà quản trị tại các doanh nghiệp. Các nhà quản trị sẽ gặp nhiều trở ngại trong vấn đề nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển doanh nghiệp. Q trình này địi hỏi nguồn tài chính lớn cũng như sự tham gia của toàn bộ doanh nghiệp nhưng đồng thời sẽ đối mặt với vấn đề về tính hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hiện có 4 quan niệm chưa được hiểu chính xác về chuyển đổi số: chỉ dành cho doanh nghiệp lớn; tốn nhiều tiền; triển khai càng nhiều, càng nhanh càng tốt và là chiếc đũa thần giúp doanh nghiệp cất cánh. Điều này trái ngược với bản chất của chuyển đổi số, quá trình này tuy tạo điều kiện, mở rộng cơ hội phát triển nhưng không thể là giải pháp toàn năng giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp. Ngoài ra, tùy theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp, cần có cách tiếp cận khác nhau dựa trên sự nghiên cứu và điều tra cụ thể, khơng thể sao chép một mơ hình chung nào về chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn thiếu tầm nhìn về chuyển đổi số. Việc thiếu tầm nhìn và tư duy về chuyển đổi số làm cho doanh nghiệp không xác định rõ mục tiêu của chuyển đổi số. Đây cũng chính là lý do mà việc chuyển đổi số vẫn chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp lớn, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phản ứng thụ động với những thay đổi của thị trường và không thật sự cho thấy nỗ lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Như vậy có thể nhận thấy, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp là nhận thức của họ. Chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy của người lãnh đạo, đòi hỏi người lãnh đạo phải thay đổi quan niệm, thay đổi góc nhìn về doanh nghiệp và quy trình của doanh nghiệp. Với các cơng nghệ ngày nay thậm chí người dẫn đầu một tổ chức sẽ phải học, trải nghiệm những cơng nghệ này từ đó dẫn dắt tổ chức của mình từng bước chuyển đổi số. Lỗi sai thường thấy của các nhà lãnh đạo là họ thường giao trách nhiệm chuyển đổi số cho người đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ của tổ chức, điều này khiến họ sẽ phải đối mặt với nhiều bất cập như thiếu sự nhất qn, tính đồng tình của doanh nghiệp. Một khi tư duy đúng, một lộ trình sẽ được vạch ra chính xác, nhanh gọn và tiết kiệm. Một khi tư duy và cái nhìn sai, người lãnh đạo sẽ tốn rất nhiều nguồn lực mà kết quả nhận đơi khi là con số 0. Vì vậy, chuyển đổi số thành hay bại sẽ được quyết định bởi tư duy của tổ chức và rõ ràng hơn đó là người đứng đầu.
4.2.6. Hạn chế về ngân sách, vốn đầu tư
Q trình chuyển đổi số phải tồn diện từ thay đổi nhận thức, xây dựng chiến lược phù hợp, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng nền nền tảng công nghệ số. Để thực hiện đầy đủ
các tiêu chuẩn trên, cần có nguồn lực và kinh phí đầu tư đáng kể, đây cũng là một trở ngại lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam lựa công nghệ “đám mây” để giúp họ không phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng. Theo khảo sát của VCCI có đến 55,6% doanh nghiệp gặp trở ngại về tài chính trong q trình chuyển đổi số. Trong nhiều năm liền, phần lớn các doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư vào việc xây dựng, vận hành website hoặc ứng dụng di động ở mức rất thấp. Ở mức đầu tư dưới 20% cho các hoạt động này trên tổng ngân sách cho thương mại điện tử, có tới 63% doanh nghiệp.
Hình 16. Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động qua các năm (Nguồn: VECOM)
Điển hình là trong khi các doanh nghiệp lớn có mức chi đầu tư cao nhất khoảng 50% tổng vốn đầu tư đối với thương mại điện tử vào việc xây dựng, vận hành website hoặc ứng dụng di động thì số liệu này ở phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ là ở dưới mức 20%.
4.2.7. Không hiểu nhu cầu của khách hàng
Khách hàng là trung tâm của chuyển đổi số. Vì vậy, nếu một doanh nghiệp khơng thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì tất cả các chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp đó coi như “phá sản”. Trong thời đại 4.0, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi với những cải tiến về công nghệ. Doanh nghiệp cần nắm bắt đúng thời điểm và tìm hiểu điều khách hàng thật sự cần.
Sự phát triển của chuyển đổi số và các phương tiện truyền thông đã giúp các doanh nghiệp giao tiếp hai chiều với khách hàng của họ dễ dàng hơn. Chuyển đổi số cho phép hàng loạt các dịch vụ được cá nhân hóa. Điều cần thiết là phải tận dụng triệt để dữ liệu lớn và phản hồi của khách hàng để quyết định xem họ muốn gì, trình bày như thế nào và thực hiện thế nào để tạo ra lợi nhuận. Khách hàng cũng phải hiểu tại sao họ cung cấp thơng tin chi tiết của mình và cách nó sẽ được sử dụng. Cuối cùng, trải nghiệm và sự tương tác của khách hàng là một cột chính trong chuyển đổi kỹ thuật số và các chiến lược kinh doanh mới.
4.2.8. Vấn đề bảo mật và an ninh mạng
Bảo mật luôn là một thách thức lớn đối với các tổ chức khi bắt đầu hành trình chuyển đổi số và ứng dụng cơng nghệ mới. Nhiều lãnh đạo, đặc biệt là những người trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tài chính, rất thận trọng khi lựa chọn ứng dụng công nghệ số vào doanh nghiệp do những lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư. Các doanh nghiệp lo ngại về việc tin tặc và người ngồi truy cập dữ liệu bí mật về bệnh nhân hoặc khách hàng, điều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng và khách hàng của họ.
Vấn đề an ninh mạng, an tồn thơng tin là cực kỳ quan trọng trong một nền kinh tế số bởi thông tin người dùng có thể bị đánh cắp để phục vụ những động cơ phạm pháp, can thiệp vào quyền kiểm soát của các chủ thể tham gia làm kinh tế số, chính phủ cũng khơng phải là ngoại lệ. Nguy hiểm hơn, các cơ quan trực tiếp tấn công vào các tập đồn kinh tế lớn, các định chế tài chính, cơ quan quản lý nhà nước để chiếm đoạt thơng tin, tài liệu bí mật và phát tán chúng. Hình thức phổ biến nhất là phát tán mã độc đến các máy tính của người dùng bằng cách giả mạo thư điện tử. Ngồi ra, cịn có các thủ đoạn mạo danh cơ quan chức năng u cầu cung cấp thơng tin và từ đó chiếm đoạt tài sản. Khơng gian mạng còn là nơi các tổ chức cá cược trực tuyến, đánh bạc lợi dụng để hoạt động phi pháp và có tính chất xun quốc gia với giá trị hàng triệu đô la mỗi ngày. Báo cáo của Vina Aspire trong quý IV năm 2020 cho biết Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về các vụ tấn cơng mạng và có chỉ số kém an tồn nhất Đơng Nam Á.
Hình 17. Tổng quan về an ninh mạng Việt Nam 2020 (Nguồn: Vina Aspire)
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện được 2.551 vụ tấn công mạng; 1.555 vụ tấn công vào trang, cổng thơng tin điện tử có tên miền .vn (bị chèn thơng điệp của tin tặc), trong đó có 412 trang thuộc quản lý của cơ quan Nhà nước; 5,4 triệu lượt địa chỉ IP của các cơ quan Nhà nước bị tấn công với 15 biến thể mã độc. Đặc biệt, trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các tổ chức, cá nhân tội phạm mạng càng tăng cường lợi dụng nhu cầu sử dụng mạng Internet của người dùng cũng như sự quan tâm của người dân tới thơng tin tình hình dịch bệnh COVID-19 để tấn công nhằm lừa đảo, phá hoại và đánh cắp thông tin trái phép, đe dọa an tồn thơng tin với các tổ chức, cá nhân. Đây thật sự là một lỗ hổng rất lớn trong lĩnh vực bảo đảm an ninh mạng.
Các hoạt động trá hình trên Internet hiện nay rất phức tạp, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như tín dụng đen, trốn thuế, rửa tiền, tài trợ cho tổ chức khủng bố, lừa đảo trong lĩnh vực tài chính–ngân hàng–chứng khốn, v.v. Khơng gian mạng đã và đang mang lại những lợi ích nhất định trong việc số hóa nền kinh tế, tất nhiên những nguy hại cũng khơng hề nhỏ. Vì vậy an ninh
mạng là một vấn đề tồn cầu, vấn đề này khơng chỉ riêng biệt cho từng cá nhân, doanh nghiệp, Chính phủ trong nền kinh tế số mà địi hỏi trách nhiệm chung của tồn thể các chủ thể tham gia.
4.3. Case study
Ngày 23/9/2019, hãng du lịch lữ hành lâu đời của nước Anh, Thomas Cook, đã phải tuyên bố phá sản với món nợ 2,1 tỷ USD. Hãng này được coi là “ông trùm ngành du lịch” của nước Anh khi sở hữu nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các hãng hàng không, cho tận đến khi tuyên bố phá sản họ vẫn còn sở hữu đến 600 văn phịng, trụ sở trên khắp nước Anh. Ngun nhân chính dẫn đến “cái chết” của “ông trùm” này được cho rằng lượng khách của họ giảm dần theo thời điểm trong khi đó chi phí vận hành cho các hoạt động của các cơ sở offline của họ quá lớn dẫn đến nợ nần ngày càng nhiều. Trước mơ hình kinh doanh dịch vụ offline cồng kềnh và tốn kém của mình, Thomas Cook đã bị hụt hơi so với các mơ hình kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến như Airbnb, Booking.com, Expedia và bị họ “giết dần”. Sự thiếu linh hoạt và bỏ qua mơ hình kinh doanh trực tuyến chính là nguyên nhân chính đẩy họ đến bờ vực phá sản, vì chi phí khổng lồ với nguồn thu quá thấp. Giới trẻ hiện nay đã dần quen với các nền tảng du lịch trực tuyến OTA (Online Travel Agency – đại lý du lịch trực tuyến), họ có thể tự dễ dàng tìm kiếm các tour du lịch từng phần hay trọn gói, vé máy bay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng mà khơng cần tốn nhiều chi phí và thời gian. Đi sâu hơn về sự sụp đổ của Thomas Cook, một điều rất rõ được chứng minh đó là “Chuyển đổi số”. Mặc cho họ là một đế chế gần 200 tuổi, sở hữu nhiều bất động sản và nền tảng rất đồ sộ của một ông lớn trong ngành du lịch nhưng với thời đại kinh tế số, xã hội số sự chậm chạp thiếu linh hoạt của họ trong chuyển đổi số đã dẫn đến “cái chết” vô cùng đau đớn. Họ đã đánh mất cơ hội giữ vững vị thế đầu ngành của mình vào tay của những doanh nghiệp kinh tế số nhỏ hơn. Từ đó cũng dễ dàng thấy rằng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các startup trong ngành du lịch lữ hành nói riêng, khi họ thực hiện chuyển đổi số ngay từ những bước đầu tiên của vòng đời doanh nghiệp, họ đã nắm trong tay một vị thế chủ động với lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn về công nghệ, họ không cần thiết phải sở hữu hoặc quản lý trực tiếp các mơ hình kinh doanh du lịch mà bằng việc ứng dụng cơng nghệ về cập nhật hợp đồng, hình ảnh, giá cả theo thời gian thực họ vẫn sẽ có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Chính sự thiếu linh hoạt, khơng nhanh chóng thích nghi
với sự thay đổi của công nghệ và thị trường của Thomas Cook đã khiến họ đánh mất cơ hội của chuyển đổi số và để nó rơi vào tay của người khác.