Tổ chức thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự hài lòng đến nổ lực và lòng trung thành của nhân viên trong ngành dịch vụ viễn thông tại việt nam (Trang 33 - 36)

Chương 2 Thiết kế nghiên cứu

2.2 Nghiên cứu định tính

2.2.1 Tổ chức thảo luận nhóm

Qua phân tích lý thuyết, tác giả lựa chọn mơ hình 10 yếu tố động viên của

Foreman Facts (Viện quan hệ lao động NewYork, 1946) để nghiên cứu sự hài lòng

- Lý thuyết - Kết quả nghiên cứu trước đây - Đặc thù dịch vụ viễn thơng Nghiên cứu định tính Đề xuất mơ hình nghiên cứu - Thang đo - Mơ hình lý thuyết Kiểm định mơ hình nghiên cứu - Thang đo - Mơ hình lý thuyết Mơ hình nghiên cứu chính thức - Điều chỉnh Thang đo - Điều chỉnh mơ hình lý thuyết Phân tích hồi quy Thảo luận kết quả Kiến nghị và kết luận

của người lao động. Từ đó tác giả xây dựng thang đo nháp 1 đo lường sự hài lòng, sự nỗ lực và lòng trung thành của nhân viên. Tuy nhiên để phù hợp với ngành dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, tác giả đã tổ chức thảo luận nhóm để điều chỉnh mơ hình và thang đo của Foreman Facts cho phù hợp.

Thành phần tham gia thảo luận: gồm 15 người là nhân viên và trưởng nhóm làm việc tại các bộ phận khác nhau của các công ty Viettel, EVN, FPT, SPT, Viễn thông TP.HCM thuộc VNPT (sau đây gọi là Nhóm thảo luận).

Nội dung cuộc thảo luận:(Dàn bài thảo luận được nêu ở Phụ lục 1)

- Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc thảo luận. Định nghĩa các khái niệm cơ bản: sự hài lòng, sự nỗ lực và lòng trung thành.

- Sử dụng các câu hỏi mở và đề nghị nhóm thảo luận cho ý kiến để khám phá các thành phần của sự hài lòng, sự nỗ lực và lòng trung thành của nhân viên.

- Giới thiệu các thành phần đo lường sự hài lịng theo mơ hình 10 yếu tốđộng viên của Foreman Facts để các thành viên của nhóm thảo luận điều chỉnh, bổ

sung.

- Giới thiệu thang đo các thành phần của sự hài lòng, sự nỗ lực và lòng trung thành do tác giả xây dựng dựa trên mơ hình 10 yếu tốđộng viên của Foreman Facts và xin ý kiến đóng góp điều chỉnh bổ sung của nhóm thảo luận.

Kết quả thảo luận:

Về cơ bản, nhóm thảo luận nhất trí với mơ hình các thành phần đo lường sự

hài lòng, sự nỗ lực và lòng trung thành của nhân viên ngành dịch vụ viễn thông do tác giả đề xuất. Về tên gọi các thành phần và các thang đo, nhóm thảo luận thống nhất đề nghị thực hiện một số hiệu chỉnh sau đây:

Kỷ luật khéo léo: Nhóm thảo luận đề nghị bổ sung biến quan sát “Quy trình làm việc rõ ràng” và “Quy trình, quy định phù hợp với tình hình thực tế và khả năng thực hiện của nhân viên”.

Điều kiện làm việc: Do đặc điểm của ngành viễn thông, trong điều kiện làm việc có một điểm quan trọng là ảnh hưởng của sóng viễn thơng đến sức khỏe người lao động (người lao động làm việc trực tiếp với tổng đài viễn thông, hoặc nơi làm việc gần đó cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản,

người làm việc trực tiếp trong tổng đài phải chấp nhận sự độc hại này và

được hưởng phụ cấp độc hại), đặc điểm này cũng có thể ảnh hưởng đến sự

hài lòng của nhân viên, và ảnh hưởng đến quyết định có tiếp tục làm việc lâu

dài hay khơng. Nhóm thảo luận đề nghị bổ sung “Chếđộ bảo hộđảm bảo an toàn cho nhân viên trước độc hại của sóng viễn thơng”

Cơng việc thú vị: Đề nghị bổ sung biến quan sát “Cơng việc có áp lực vừa

phải” và “Nhân viên có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân”, nếu công việc quá áp lực, người lao động sẽ khó cân bằng được cuộc sống

của mình, vì họ cần có thời gian dành cho gia đình, cho bản thân để nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động. Họ cần một cơng việc có áp lực phù hợp.

Lương: trong ngành dịch vụ viễn thông, lương cơ bản được trả theo quy định

nhà nước và chiếm tỷ trọng nhỏ, phần đáng kể là lương năng suất (thường

được chia theo doanh thu hàng tháng), và thưởng quý/năm. Do đó thành phần Lương đề nghịđiều chỉnh tên thành “Thu nhập”, bao gồm các giá trị vật chất

mà người lao động nhận được như lương, thưởng, phụ cấp độc hại, tiền ăn, tiền thêm giờ ….

Được đánh giá đầy đủ kết quả cơng việc thực hiện: nhóm thảo luận đề nghị

làm rõ biến quan sát “Công nhận đầy đủ kết quả công việc đã hoàn thành” bao gồm cả việc làm thêm giờ, các trường hợp tăng ca đột xuất để xử lý sự

cố.

Sự trung thành cá nhân đối với cấp trên (Loyalty from management): Nhóm

thảo luận cho rằng sự trung thành đối với cấp trên xuất phát từ cách quản lý

và xử sự của người lãnh đạo, vì vậy nhóm thảo luận đề nghị điều chỉnh yếu tố

tố “Lãnh đạo” (do Trần Kim Dung – 2005 đề nghị) thành yếu tố “Mối quan hệ công việc với cấp trên”.

Sự đồng cảm các vấn đề cá nhân: Nhóm thảo luận đề nghị bổ sung biến quan sát “Giờ giấc linh hoạt”, nhân viên thích được đánh giá trên kết quả công

việc, họ sẵn sàng làm thêm giờ nếu công việc yêu cầu nhưng khơng thích doanh nghiệp kiểm soát nghiêm ngặt giờ làm việc của họ, họ muốn có giờ

giấc linh hoạt để giải quyết các vấn đề cá nhân đột xuất như đi học, con

ốm,…

An tồn cơng việc (Job Security): để tránh nhầm lẫn với sự an tồn-khơng bị

tai nạn lao động, nhóm thảo luận điều chỉnh tên gọi là “Công việc được đảm

bảo”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự hài lòng đến nổ lực và lòng trung thành của nhân viên trong ngành dịch vụ viễn thông tại việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)