2.1 Giới thiệu hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân tại Ngân
2.2.1.2 Khung lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân
trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018, vốn huy động tiền gửi tiết kiệm đạt 2,146,743 triệu đồng chiếm 87.31% trong tổng nguồn vốn huy động cả năm. Năm 2019, tiền gửi tiết kiệm đạt 2,513,646 triệu đồng tăng 366,903 triệu đồng tương đương 17.09% so với năm 2018, đồng thời chiếm tỷ trọng 86.51% trong tổng nguồn vốn huy động cả năm. Năm 2020, tiền gửi tiết kiệm đạt 2,758,623 triệu đồng tăng 244,977 triệu đồng tương đương 9.7% so với năm 2019, đồng thời chiếm tỷ trọng 85.46% trong tổng nguồn vốn huy động cả năm.
Tỉ trọng nguồn tiền gửi tiết kiệm giảm nhẹ qua các năm, do tình hình tài chính Việt Nam trong những năm qua diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nguồn kinh tế của người dân bị đình trệ, tâm lý người dân thêm hoang mang.
Nhìn chung, cơng tác huy động tiền gửi tiết kiệm của đơn vị luôn được quan tâm đúng mức, nhằm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của cá nhân, thơng qua đó đơn vị đã đáp ứng một phần nhu cầu tăng trưởng vốn cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
2.2.1.2 Khung lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm khách hàng cánhân: nhân:
Để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thì lãi suất là nhân tố có tính chất quyết định. Chính từ quan điểm này, Agribank đã đưa ra những sản phẩm huy động tiết kiệm hấp dẫn dành cho khách hàng.
Bảng 2.3 – Lãi suất huy động nội tệ Agribank huyện Trảng Bom giai đoạn 2018 – 2020. Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Tháng 12/2018 Tháng 12/2019 Tháng 12/2020 Khơng kì hạn 0.2% 0.2% 0.1% 1 tháng 4.5% 4.3% 3.1% 3 tháng 5.0% 4.8% 3.4%
6 tháng 5.5% 5.3% 4.0% 9 tháng 5.6% 5.4% 4.0% 12 tháng 6.8% 6.8% 5.8% 24 tháng 6.8% 6.8% 5.8%
Duy trì mặt bằng lãi suất thấp đang là xu hướng chung của nhiều ngân hàng. Một phần do các ngân hàng vẫn đang dư thừa nguồn vốn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang ở trạng thái dồi dào trong bối cảnh tín dụng chưa tăng tương xứng, khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục ở mức thấp. Ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi nhằm giảm chi phí trả lãi cho khách hàng, tăng lợi nhuận. Cụ thể lãi suất hiện dao động từ 3.1 – 3.4%/năm cho kì hạn 1 – 3 tháng, 4%/năm cho kì hạn từ 6 đến dưới 12 tháng và 5.8%/năm cho kì hạn từ 12 tháng trở lên và 0.1%/năm cho các khoản tiền gửi không kì hạn. Mức lãi suất này thấp hơn khá nhiều so với các năm trước đó.
Đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam có thể khiến cầu tín dụng yếu đi, lãi suất vẫn sẽ duy trì ở mức thấp và có thể giảm thêm nếu dịch bệnh phức tạp hơn. Thêm vào đó, với tăng trưởng lạm phát được đánh giá sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm 2021, lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ duy trì mặt bằng thấp so với năm 2019 trở về trước bởi việc giảm lãi suất huy động cũng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng giảm áp lực trong khó khăn hiện nay. Lãi suất tiền gửi giảm, khách hàng có thể chuyển sang các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều người vẫn chọn gửi tiền tiết kiệm do các kênh đầu tư tài chính khác cũng không mấy sáng sủa, gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng vẫn là an toàn nhất.
Ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú, lãi suất linh hoạt nhằm thu hút khách hàng. Trong thời điểm năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lãi suất thay đổi liên tục. Nhưng đơn vị vẫn thu hút được nhiều nguồn tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng luôn đưa ra mức lãi suất huy động phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế.