Hình 2.16: Phân khúc thị trường bia tại Việt Nam
Theo dự báo của Euromonitor, trong giai đoạn 2015 2020, ngành bia Việt Nam sẽ -
khơng cịn giữ được mức tăng trưởng 2 chữ số như giai đoạn trước mà dừng lại ở mức CAGR 6%. Đến năm 2020, tổng lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam sẽ đạt mức 4,8 tỷ lít và loại bia tiêu thụ chính vẫn là bia lager. Về phân khúc sản phẩm, bia trung cấp nội địa vẫn là phân khúc có mức tiêu thụ cao nhất cả nước và được dự báo có CAGR 2015-2020 là 7,1%, cao hơn mức trung bình ngành. Điều này là do cơ cấu dân số vàng – lực lượng tiêu thụ bia nhiều nhất, tuy được UN dự báo sẽ có xu hướng giảm từ mức trên 70% trong năm 2016 xuống còn 57,6% trong năm 2075, nhưng vẫn là nhóm tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dân số. Tại Việt Nam, bia trung cấp vẫn là loại bia phổ biến và quen thuộc trong tầng lớp người lao động.
Bên cạnh đó, phân khúc bia cao cấp nhập khẩu được dự báo có mức tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2015 2020 cao hơn các phân khúc còn lại, với CAGR khoảng 7,2%, -
do quy mô phân khúc này so với tồn ngành vẫn cịn thấp, cũng như các cam kết cắt giảm thuế quan trong các FTA và xu hướng ưa chuộng bia nhập khẩu của tầng lớp trung lưu Việt
47
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ mạng lưới hệ thống phân phối, đặc biệt là các kênh phân
phối tại các tỉnh thành xa khu vực trung tâm
- Chú trọng đầu tư vào con người về cả đầu vào lẫn chế độ đãi ngộ để đảm bảo nguồn nhân
lực dòi dào và chất lượng tốt đáp ứng cho sản xuất kinh doanh.
- Duy trì và đẩy mạnh phân khúc thị trường trung và cao cấp.
32 1
3.6 Đề xuất hoạt động marketing cho thương hiệu Tiger3.6.1 Xây dựng chiến lược sản phẩm 3.6.1 Xây dựng chiến lược sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm
Hiện nay, tất cả các sản phẩm bia Tiger chỉ có dung tích 330ml và 450ml, trong khi các sản phẩm bia khác như Bia Hà Nội của HABECO đã có sản phẩm ken inox 1 lít và 2 lít đáp ứng mức nhu cầu lớn hơn của khách hàng, do đó để giữ vững thị phần, Heineken Việt Nam cũng nên ra mắt sản phẩm bia Tiger với hình thức ken lớn 1 lít hay 2 lít để cạnh tranh với các đối thủ.
Hiện nay, các loại bia có mùi hương trái cây tự nhiên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng vì chất lượng và mùi thơm mà nó mang đến vì vậy Tiger nên nghiên cứu cho ra mắt sản phẩm bia có hương vị trái cây như việt quất, đào,.. để gia tăng cảm nhận của khách
hàng.
Tiger cũng cần nghiên cứu và phát triển các dịng sản phẩm bia khơng cồn vì hiện tại Nhà nước đã siết chặt hơn trong việc quản lý người uống bia rượu khi tham gia giao thông theo Nghị định 100 luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Sản phẩm mới của Tiger có thể nhắm vào các yếu tố: Không cồn, không say, tự tin lái xe,..
3.6.2 Xây dựng chiến lược giá
Hiện tại, Tiger đã làm khá tốt chiến lược giá mà công ty đã đề ra. Tuy nhiên bên cạnh đó, Tiger cũng có thể đưa ra chính sách mới về việc định giá chiết khấu: áp dụng cho đại lý, nhà phân phối. Những khách hàng này mua hàng với số lượng nhiều nên việc giảm giá, chiết khấu nhiều hơn sẽ kích thích nhu cầu mua hàng của họ, tăng thị phần và giảm bớt hàng tồn kho của công ty.
3.6.3 Thiết lập hệ thống phân phối
Đổi mới, kiểm soát hệ thống phân phối
Theo các nghiên cứu của Nielsen (Cơng ty nghiên cứu thị trường Tồn cầu), người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng ưa chuộng những kênh phân phối hiện đại hơn là những cửa hàng tạp hóa truyền thống. Do đó, Heineken Việt Nam cần tập trung vào việc phát triển các kênh bán lẻ hiện đại, đặc biệt là hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và mua sắm online.
Đối với các điểm bán lẻ truyền thống, để nâng cao chất lượng kênh phân phối, ngồi việc tìm kiếm thêm các đối tác phân phối mới, Heineken cần thiết phải thắt chặt yếu tố kiểm sốt, đặc biệt là về giá đối với loại hình kinh doanh này nhằm tránh trường hợp bán giá quá
cao hoặc quá thấp gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới uy tín thương hiệu và gây ra những nghi ngại khơng đáng có cho người tiêu dùng.
3.6.4 Đề xuất hoạt động truyền thông
Cập nhật xu hướng phù hợp với thời đại: xã hội ngày càng phát triển, tầng lớp tri thức ngày càng gia tăng, kéo theo nhu cầu thể hiện bản thân cũng càng tăng nên hình ảnh mạnh mẽ, gai góc mà Tiger đang mang sẽ khơng cịn phù hợp với thực tế nữa. Vì vậy, cơng ty cần có những kế hoạch từng bước định vị lại trong đầu mọi người rằng Tiger là thương hiệu sang trọng, lịch lãm, thành công.
Thiết kế những TVC mới, phù hợp với xu hướng của thị trường hiện tại
Ngồi ra, cơng ty nên hợp tác xúc tiến thương mại với nhà phân phối. Các hợp đồng thương mại nên có điều khoản ràng buộc hỗ trợ nhà phân phối cho chiến dịch quảng cáo công ty, như vậy bảng quảng cáo, băng rơn của cơng mới được đặt ở vị trí đẹp.
3.7 Tóm tắt chương 3
Chiến lược chiêu thị của Tiger giai đoạn 2015 2020 đã đi đúng hướng, gặt hái được -
nhiều thành quả tích cực giai đoạn tiếp theo từ 2021 2025 công ty Heineken Việt Nam nên
32 1
49
nhiều thành quả tích cực, giai đoạn tiếp theo từ 2021 2025, cơng ty Heineken Việt Nam nên -
tích cực đẩy mạnh truyền thông hơn nữa, để sản phẩm ngày càng được nhiều người biết đến và tin dùng. Đặc biệt các công cụ chiêu thị: viral video marketing, truyền hình, quảng cáo qua facebook,… cần được đẩy mạnh hơn nữa để đạt hiệu quả tốt hơn.
Công ty Heineken Việt Nam có nhiều điểm mạnh, và cơ hội để dẫn đầu thị trường trong những năm tiếp theo, nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực bia rượu. Bên cạnh đó, cơng ty cũng có khơng ít điểm yếu và những thách thức từ thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Công ty cần nhận biết rõ khả năng và hạn chế của mình để có thể phát triển sản phẩm đúng hướng, tránh bị thị trường dần sa thải. Thông qua các kết quả đạt được trong chiến
lược chiêu thị của Tiger giai đoạn 2015 2020, em có đưa ra một số hạn chế, giải pháp và -
kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động chiêu thị của Tiger trong thời gian tới. Đó là những ý kiến khách quan, những nhìn nhận sau khi phân tích về chiến lược chiêu thị của Tiger. Những đề xuất đó có thể hỗ trợ Tiger đẩy mạnh chiêu thị của mình trong thời gian tới, nâng cao hình ảnh thương hiệu.
PHẦN KẾT LUẬN
Bài báo cáo đã đi sâu tìm hiểu cơ sở lí luận về marketing và chiến lược chiêu thị trong marketing. Đồng thời phân tích, đánh giá chiến lược chiêu thị của Tiger trong những năm
2015-2020 và đề ra những kiến nghị, giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả chiêu thị
của Tiger trong những năm tiếp theo.
Sau khi tìm hiểu, phân tích, đánh giá, em đã làm rõ được chiến lược chiêu thị mạnh mẽ, sáng tạo của bia Tiger cùng với chất lượng sản phẩm vướt trội, đã giúp thương hiệu ngày càng thành công. Chiến lược chiêu thị của Tiger đã đạt nhiều thành công, quảng bá cho sản phẩm, nâng cao vị thế của Tiger trong lòng khách hàng. Tiger đã trở thành thương hiệu được quan tâm hàng đầu trên các phương tiện truyền thông của thị trường bia rượu. Hoạt động chiêu thị góp phần đem Tiger đến gần hơn khách hàng, đứng đầu về thị phần.
Em cũng có rút ra một số kiến nghị, giải pháp, để giúp Tiger ngày càng hoàn thiện hoạt động truyền thơng của mình, tiếp tục phát triển vững chắc trong tương lai, và giữ vững vị trí thương hiệu bia hàng đầu của mình.
32 1
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chi, P. (2016, 12 07). 3 lợi thế riêng có của Heineken mà Sabeco hay Habeco đều thèm muốn. Được truy lục từ Brand VietNam:
https://www.brandsvietnam.com/11123-3- -the-loi rieng-co-cua-Heineken-ma- Sabeco-hay-Habeco-deu-them-muon
FGate. (2013). Thị trường bia Việt Nam Cái nhìn tồn cảnh- . Được truy lục từ Brand
VietNam: https://www.brandsvietnam.com/tieudiem/1627-Thi-truong-bia-Viet- Nam-Cai-nhin-toan-canh
Giới thiệu về Heineken Việt Nam. (không ngày tháng). Được truy lục từ Heineken Việt Nam: https://heineken-vietnam.com.vn/gioi-thieu/#heineken-vietnam
Kengo, K. (2017). Nhận định của người tiêu dùng về các thương hiệu Bia tại Việt
Nam. Được truy lục từ Brand VietNam:
http://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/7169-Nhan-dinh-cua-nguoi- tieu-dung-ve-cac-thuong-hieu-Bia-tai-Viet-Nam#prettyPhoto
Khang, K. (2017). Doanh nghiệp nào thống trị thị trường bia Việt? Được truy lục từ Brand VietNam: https://www.brandsvietnam.com/14149-Thuong-hieu-nao- thong tri- -thi-truong-bia-Viet
Khanh. (2018). Người Việt uống bia nhiều nhưng đơn điệu, và sai lầm vì dùng quá nhiều đá. Được truy lục từ VN Express: https://vnexpress.net/tin-tuc/cong- dong/y-kien-cua-toi/nguoi-viet-uong-bia-nhieu-nhung-don-dieu-va-sai-lam-vi- dung-qua-nhieu-da-3739452.html
Mai, H. (2019). Tốc độ tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng đầu thế giới. Được truy lục
từ Báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/toc-do-tieu thu--
ruou-bia-o-viet-nam-dung-dau-the-gioi-1081039.html
Ngân, K. (2016). Tốc độ tăng trưởng thị trường bia Việt Nam cao nhất thế giới. Được
truy lục từ Zing News: https://zingnews.vn/toc-do-tang-truong- -truong-bia-thi
viet-nam-cao-nhat-the-gioi-post707345.html
Phạm, N. (2019, 05 08). Cuộc chiến thị phần bia: Doanh nghiệp chi tiền tỉ mỗi ngày
cho khuyến mại. Được truy lục từ Forbes Vietnam:
https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/cuoc-chien-thi-phan-bia-doanh- nghiep-chi-tien-ti moi- -ngay-cho-khuyen-mai-6234.html
Quân, M. (2016, 11 28). Thị trường bia đang phân chia theo địa bàn như thế nào?
Được truy lục từ Brand VietNam: https://www.brandsvietnam.com/11051-Thi-
truong-bia-dang-phan-chia-theo-dia-ban-nhu-the-nao
Thành, Đ. (2017). Thị trường Bia Việt Nam: Mảnh đất màu mỡ hút doanh nghiệp
ngoại. Được truy lục từ CAFEF: https://cafef.vn/thi-truong-bia-viet-nam-manh- dat-mau-mo-hut-doanh-nghiep-ngoai-20170924075743224.chn 32 1