Thúc đẩy sự gắn kết giữa nhân viên và công ty

Một phần của tài liệu CUOI KY - QUAN TRI NHAN SU - N5 hoan chinh (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 3 : LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC TRONG CÔNG VIỆC

3.5 Thúc đẩy sự gắn kết giữa nhân viên và công ty

Khi nhân viên được công nhận trong công việc, họ sẽ cảm thấy gắn kết hơn với công việc và cơng ty. Thậm chí, họ có thể cảm thấy cơng việc hiện tại là một phần cuộc sống, tạo nên cảm giác hạnh phúc cho họ. Họ sẽ làm việc trong sợi dây gắn kết chặt chẽ với công ty và thấy được những đóng góp của mình trong bức tranh chung thành công.

Một số biểu hiện của nhân viên được cơng nhận và có sự gắn kết chặt chẽ với cơng ty có thể kể đến như:

- Nhân viên tự hào khi nói về cơng ty

- Họ có thể giới thiệu người thân, bạn bè gia nhập công ty

- Nhân viên xác định một lộ trình cơng việc lâu dài, bền vững tại cơng ty

Góp phần xây dựng niềm tin vào tổ chức: Khi nhà quản lý công nhận những

kết quả, thành tựu vượt trội trong cơng việc của nhân viên thì điều tất yếu là niềm tin của nhân viên với nhà quản lý và với tổ chức được cải thiện. Về mặt tâm lý, nhân viên sẽ tin tưởng những người đã tin tưởng và công nhận thành quả công việc của họ. Nghiên cứu của Todd Kunsman chỉ ra rằng: gần 90% nhân viên nhận được lời cảm ơn hoặc công nhận từ quản lý cho biết họ cảm thấy tin tưởng cá nhân đó ở mức độ cao. Trong khi con số này chỉ là 48% ở những người lao động không nhận được bất kỳ sự công nhận nào. Nếu công ty của bạn đang tràn ngập khơng khí của sự hồi nghi giữa quản lý với nhân viên hay giữa nhân viên với nhau, bạn có thể thử cơng nhận kết quả công việc của nhân viên. Hành động này có thể giúp các thành viên cơng ty của bạn dần tìm lại được niềm tin với nhau và với tổ chức.

Góp phần xây dựng văn hóa cơng ty: Sẽ khơng có một khn mẫu văn hóa

chung nào phù hợp với tất cả các cơng ty, tổ chức khác nhau. Tùy theo đặc thù, định hướng phát triển trong dài hạn của mỗi công ty, tổ chức mà người quản lý có thể thúc đẩy, vun đắp dần văn hóa phù hợp. Vậy nhưng, dù theo hình thức văn hóa cơng ty nào thì sự cơng nhận trong công việc cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng văn hóa cơng ty. Có thể nói, khơng có cơng nhận trong cơng việc với nhân viên thì cơng ty của bạn sẽ rất khó để có thể xây dựng văn hóa cơng ty thành công.

Cải thiện khả năng giữ chân nhân viên: Một nghiên cứu của Korn Ferry ước

tính chi phí thay thế một nhân viên là từ 50 đến 150% tiền lương một tháng của nhân viên đó. Đối với các vị trí chun viên, cấp cao và điều hành, chi phí cho việc thay thế này tăng lên tới 213% lương. Biến động nhân sự quá lớn là một nỗi đau mà không

nhà quản lý nào muốn gặp phải. Điều này sẽ khiến công ty của bạn gặp nhiều hệ lụy như:

- Khó xây dựng được một đội nhóm ổn định để phát triển lâu dài - Tốn kém các chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên

- Suy giảm khả năng làm việc nhóm - Suy giảm hiệu suất, hiệu quả cơng việc

Khi nhân viên cảm thấy công việc họ thực hiện có giá trị và được đánh giá cao, họ sẽ có xu hướng gắn bó, phát triển lâu dài tại cơng ty. Sự cơng nhận trong công việc sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa tỉ lệ biến động nhân sự. Các nghiên cứu về khả năng gắn bó giữa nhân viên với công ty cho thấy:

- 68% công ty tiến hành công nhận nhân viên đã cải thiện tích cực khả năng giữ chân nhân viên (nghiên cứu của SHRM / Work Human).

- Chỉ 25% nhân viên được cơng nhận trong cơng việc có ý định nghỉ việc. Con số này với những nhân viên không được công nhận cao gấp đôi, lên mức 51% (nghiên cứu của IBM’s Work Trends).

Bạn hãy tìm cách cơng nhận đúng, phù hợp với những thành quả nhân viên đạt được. Điều này sẽ cải thiện đáng kể khả năng giữ chân nhân viên, xây dựng đội ngũ nhân sự tài năng, trung thành cho công ty bạn.

Cải thiện khả năng học tập của nhân viên: Nhân viên của bạn sẽ nỗ lực học

tập, cải thiện kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng làm việc của họ để nhận được sự công nhận, phần thưởng tương xứng với thành quả công việc họ đạt được. Sự công nhận trong cơng việc cũng như một chất xúc tác có khả năng kích hoạt, cải thiện khả năng học tập của nhân viên. Nó mang lại cho nhân viên của bạn cảm giác muốn cải thiện bản thân, liên tục học tập để đáp ứng tốt hơn công việc. Điều này khơng chỉ giúp ích cho nhân viên mà cịn giúp cải thiện hiệu suất tổng thể của công ty bạn.

Hiệu quả của việc ghi nhận thành quả đóng góp của doanh nghiệp đối với người lao động theo nghiên cứu của Trung tâm tư vấn và nghiên cứu M-Nic:

- Quản lý nói lời cảm ơn nhân viên có thể giúp cải thiện 82,9% năng suất làm việc của nhân viên

- Khen ngợi về công việc giúp cải thiện 88,8% năng suất - Tặng những món quà giúp cải thiện 90,9% năng suất

- Đánh giá cao cơng việc đã hồn thành giúp cải thiện năng suất lên 86,4% - Làm cho nơi làm việc trở nên đặc biệt sẽ cải thiện 90% năng suất

- Thiết lập lịch nghỉ lễ, nghỉ phép linh hoạt giúp năng suất tăng lên 95,7%

Gợi ý cách ghi nhận nhân viên phổ biến sau: Ghi nhận công khai là cách ghi

nhận những thành tựu trong công việc của nhân viên một cách rộng rãi, rõ ràng, trên phạm vi tồn team, tồn cơng ty, tổ chức:

- Cảm ơn công khai nhân viên

- Động viên nhân viên như “làm tốt lắm”

- Ghi nhận thành tích tốt của nhân viên qua một bài đăng trong nhóm Facebook công ty

- Làm bản tin tuần chia sẻ những câu chuyện thành công của nhân viên - Email tồn cơng ty chúc mừng nhân viên

- Một buổi lễ vinh danh, trao thưởng tồn cơng ty - Vinh danh nhân viên xuất sắc tháng

- Vinh danh minh tinh xuất sắc năm

Ghi nhận không công khai: Trái với ghi nhận công khai là ghi nhận không

công khai. Nếu ghi nhận công khai hướng đến việc thơng tin, chia sẻ thành tích của nhân viên một cách rộng rãi, rõ ràng nhất có thể thì ghi nhận khơng cơng khai có tính riêng tư hơn như:

- Một buổi họp riêng với nhân viên và nói lời cảm ơn - Ăn trưa cùng nhân viên và nói lời động viên, cảm ơn - Video cảm ơn gửi nhân viên

- Tin nhắn, email cảm ơn gửi đến nhân viên

Thăng chức: là một trong những sự công nhận trong công việc thường thấy ở

các công ty. Khi nhân viên được thăng chức, cả nhân viên và tồn cơng ty sẽ hiểu rằng nhân viên đó có thành tích cơng việc xuất sắc và xứng đáng nắm giữ vị trí, vai trị cơng việc mới, thậm chí là ở vị trí quản lý.

- Tổ chức buổi lễ bổ nhiệm vị trí cơng việc mới cho nhân viên. Hình thức này sẽ phù hợp với nhân viên được thăng chức lên quản lý, ví dụ như trưởng phịng, trưởng ban…

- Bổ nhiệm nhân sự vào vị trí thực tập sinh các chức danh lãnh đạo. Ví dụ như thực tập phó tổng giám đốc…

- Mời nhân viên tham gia cuộc họp ban điều hành với vai trị trợ lý, tư vấn, đóng góp ý kiến

- Mời nhân viên tổ chức buổi đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc - Tin tưởng trao cho nhân viên quản lý, triển khai những dự án quan trọng của công ty

Những phần thưởng cụ thể: cơng nhận những đóng góp của nhân viên có thể

ở cả dạng vật chất và tinh thần hoặc phúc lợi, chế độ… - Thưởng nóng bằng tiền mặt

- Tặng nhân viên khóa đào tạo phục vụ cơng việc - Tặng nhân viên thẻ tập gym

- Tăng lương

- Cho phép nhân viên có quyền mua cổ phần của cơng ty

- Tặng nhân viên gói bảo hiểm sức khỏe dành cho họ và cả gia đình. Thực tế, nhiều cơng ty hiện nay đang áp dụng chính sách bảo hiểm sức khỏe cho quản lý, cho nhân viên có đóng góp, có thâm niên và cả gia đình của họ (tứ thân phụ mẫu, vợ con). Bạn có thể thực hiện ghi nhận nỗ lực, thành quả của nhân viên theo nhiều cách thức khác nhau, phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và mục đích của mình. Tuy nhiên, để hướng tới một chương trình ghi nhận thành cơng, bạn nên đảm bảo một số tiêu chí sau:

- Đảm bảo ghi nhận trung thực, chính xác - Đảm bảo sự công bằng

- Đảm bảo tần suất ghi nhận phù hợp

Bên cạnh đó mình cũng áp dụng 6 quy tắc khi ghi nhận cho nhân viên như - Ghi nhận đúng thời điểm

- Phần thưởng phù hợp - Đảm bảo tần suất ghi nhận - Ghi nhận công khai

- Phần thưởng cho hành vi chứ không chỉ xét kết quả - Ghi nhận cả đồng nghiệp chứ không chỉ cấp dưới

Sự công nhận trong công việc như một chất xúc tác cần thiết để giúp nhân viên và cả doanh nghiệp của bạn tiến xa, vững chắc hơn. Có điều đó là vì sự cơng nhận có thể tạo nên động lực làm việc cho nhân viên. Khi đã có động lực, bài tốn hiệu suất, hiệu quả cơng việc của doanh nghiệp sẽ được giải quyết triệt để. Để tiến hành cơng nhận nhân viên một cách chính xác, khách quan, phù hợp.

Một phần của tài liệu CUOI KY - QUAN TRI NHAN SU - N5 hoan chinh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)