Tính đến thời điểm 30/06/2012, BIDV có mạng lưới như sau:
Khối ngân hàng: Hội sở chính và 118 chi nhánh, 379 Phịng giao dịch, 157 Quỹ tiết kiệm, 1.295 máy ATM và trên 6.000 máy POS; Trường đào tạo cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thông tin; các Văn phịng đại diện: VPĐD tại T.p Hồ Chí Minh, VPĐD tại Đà Nẵng, VPĐD tại Campuchia, VPĐD tại Myanmar, VPĐD tại Lào, VPĐD tại Séc.
Khối công ty con: 05 Công ty bao gồm Công ty cho thuê tài chính TNHH Một thành viên BIDV (BLC), Cơng ty Cổ phần Chứng khốn BIDV (BSC), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế tại Hong Kong (BIDVI).
Khối liên doanh: gồm 06 đơn vị liên doanh: Ngân hàng liên doanh VID Public Bank (VPB), Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VRB), Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV-Việt Nam Partners (BVIM), Ngân hàng liên doanh Lào – Việt (LVB), Công ty liên doanh Tháp BIDV, Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào-Việt (LVI).
Khối các đơn vị liên kết: Công ty cổ phần Cho thuê Máy bay Việt Nam (VALC), Công ty Cổ phần Phát triển Đường cao tốc BIDV (BEDC).
2.1.3 Sơ lƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV
Năm 2012, những tác động bất lợi từ môi trường kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của tồn ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng. Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm của HĐQT, Ban tổng giám đốc cùng với nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên, BIDV đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV 2011 -2012
Đvt: tỷ đồng
Chỉ Tiêu 2011 2012
Chỉ tiêu quy mô
Tổng tài sản 405.755 484.785
Tổng dư nợ cho vay khách hàng trước DPRR 293.937 339.924 Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 244.838 331.116
Chỉ tiêu chất lƣợng
Tỷ lệ nợ xấu 2,96% 2,90%
Tỷ lệ nợ nhóm II 11,82% 9,99%
Chỉ tiêu hiệu quả
Tổng thu nhập từ các hoạt động 15.414 16.677 Chi phí hoạt động (6.652) (6.765) Chi dự phòng rủi ro (4.542) (5.587) Lợi nhuận trước thuế 4.22 4.325 Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 3.209 3.265
(Nguồn: www.bidv.com.vn)
Tính đến thời điểm cuối năm 2012, tổng tài sản của BIDV đạt 484.785 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng cao 19,5% so với năm trước, giữ vững vị trí thứ 3 về quy mơ tổng tài sản trên thị trường. Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 331.116 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh 35% so với năm trước, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo an toàn thanh khoản của hệ thống.
Tổng dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòng rủi ro đạt 339.924 tỷ đồng, tăng trưởng 15,6% so với năm trước, nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN gắn với việc kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng theo đúng mục tiêu nợ xấu dưới 3%.
Tổng thu từ các hoạt động gia tăng, cơ cấu thu nhập được cải thiện: năm 2012, tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 16.677 tỷ đồng, tăng 8,2% ~ 1.263 tỷ đồng so với năm trước trong đó một số hoạt động có tốc độ tăng trưởng tốt là: thu lãi (tăng 4%); kinh doanh chứng khoán (tăng 680 tỷ đồng), thu dịch vụ đạt 2.136 tỷ đồng, vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong ngành ngân hàng về thu dịch vụ rịng.
Chi phí hoạt động được kiểm sốt: tổng chi phí hoạt động năm 2012 là 6.765 tỷ đồng, chỉ tăng 1,7% so với năm 2011. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập giảm từ 43% xuống 40%.
Duy trì hiệu quả kinh doanh ổn định: năm 2012 nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hoặc tạm dừng sản xuất dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Trong bối cảnh đó, BIDV phải gia tăng trích lập DPRR để đảm bảo an tồn hoạt động cũng như nhiều lần giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Kết quả năm 2012, BIDV đã trích DPRR 5.587 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011; lợi nhuận trước thuế đạt 4.325 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2011; tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) tương ứng năm 2012 lần lượt đạt 0,74% và 12,9%. Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm tốn và định hạng tín nhiệm quốc tế, hệ số CAR ln duy trì >9% theo yêu cầu của NHNN, các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định.
Như vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong mơi trường kinh doanh song BIDV vẫn đảm bảo tăng trưởng về quy mô trên các chỉ tiêu chính, tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động, đồng thời chú trọng đảm bảo an tồn trong hoạt động thơng qua việc trích lập DPRR đầy đủ, lành mạnh hóa năng lực tài chính, kiểm sốt nợ xấu và chi phí hoạt động cũng như tuân thủ các quy định về an tồn trong hoạt động
của NHNN.
2.2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI BIDV
2.2.1 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của BIDV
Chính sách tín dụng của BIDV
Chính sách tín dụng của BIDV được xây dựng trên cơ sở chiến lược kinh doanh của BIDV với mục tiêu kiểm sốt rủi ro, đảm bảo an tồn và hiệu quả tối ưu. Chính sách tín dụng được xây dựng theo đối tượng khách hàng như khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và định chế tài chính. Thêm vào đó, BIDV xây dựng những chính sách riêng dành cho đối tượng khách hàng đặc thù như các DNVVN, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, các khách hàng lớn, khách hàng chiến lược…BIDV đã ban hành và thường xuyên bổ sung chỉnh sửa các cơ chế, quy trình, quy định tín dụng để đảm bảo phù
hợp với điều kiện thực tế của thị trường. Bên cạnh đó, với mục đích tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa ngân hàng với khách hàng, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng gắn với hiệu quả trong hoạt động tín dụng, BIDV đã hồn thiện, cập nhật đầy đủ hệ thống các văn bản, chính sách quy định cụ thể tiếp thị khách hàng, cấp tín dụng, lãi suất, bảo đảm tiền vay, dịch vụ, phí dịch vụ, tiền gửi.
Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của BIDV
Theo quan điểm của BIDV rủi ro tín dụng của khách hàng phải được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thơng qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng.
Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV
Tổ chức vận hành công tác quản trị RRTD tại BIDV tập trung đầu mối tại phòng quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro chịu sự giám sát chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, đồng thời có liên hệ trực tuyến với Ban quản lý RRTD và Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tại Hội sở chính. Bên cạnh đó, mối quan hệ tương hỗ với các phòng ban khác, đặc biệt Phịng quan hệ khách hàng và phịng quản trị tín dụng tăng cường hơn nữa công tác quản trị RRTD tại BIDV.
Nhìn chung, mơ hình được xây dựng và vận hành theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, phù hợp chuẩn mực và thơng lệ quốc tế. Bộ phận quản lý rủi ro được hình thành độc lập tại Hội sở và từng Chi nhánh, có mối quan hệ trực tuyến với nhau, thuận lợi cho công tác theo dõi giám sát rủi ro tín dụng cũng như đề xuất ban hành các chính sách, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng.
2.2.2 Cơ cấu và chất lƣợng tín dụng của BIDV trong thời gian qua
Quy mơ và tốc độ tăng trƣởng tín dụng
Giai đoạn 2009–2012, tăng trưởng tín dụng bình qn của BIDV là 20,7%, thấp hơn so với toàn ngành ngân hàng là 26,9% do mục tiêu của BIDV giai đoạn này là kiểm soát và quản lý chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nền khách hàng và chuyển dịch cơ cấu tín dụng. Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về kiểm sốt tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, BIDV đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng. Dư nợ tín dụng tại
31/12/2012 tăng trưởng 15,65% so với thời điểm 31/12/2011, là mức tăng trưởng nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN và phù hợp với nền khách hàng cũng như điều kiện mơi trường kinh doanh.
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của BIDV. Đến cuối năm 2012, BIDV có tổng dư nợ tín dụng đạt 339.924 tỷ đồng (bao gồm cho vay bằng nguồn vốn ODA, ủy thác). BIDV là một trong những ngân hàng có thị phần dư nợ tín dụng lớn tại Việt Nam. Hoạt động tín dụng cũng là hoạt động thu lãi rất quan trọng trong tổng doanh thu của BIDV, tỷ lệ thu nhập lãi thuần/Tổng thu nhập hoạt động năm 2012 và năm 2011 lần lượt chiếm 80 và 82%.
Hình 2.2: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2009 - 2012
(Nguồn: www.bidv.com.vn)
Tăng trưởng tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, tập trung ưu tiên vốn cho sản xuất và xuất khẩu, các cơng trình trọng điểm quốc gia, hỗ trợ phát triển các DNVVN và công nghiệp phụ trợ. Cho vay các lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống (cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 41,4%; cho vay tài trợ xuất khẩu 36,5%; cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ 31,9%; cho vay phát triển nông nghiệp nơng thơn 108,3%). Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ, kiểm soát cho vay lĩnh vực khơng khuyến khích và thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, NHNN trong đó đặc biệt phải kể đến sản phẩm tài trợ liên kết 4 nhà giữa BIDV với các Chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp vật liệu xây dựng để tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản.
Cơ cấu tín dụng
BIDV đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, thơng qua việc xây dựng nền khách hàng vững chắc, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, DNVVN; thực hiện đa dạng hoá hơn nữa danh mục tín dụng theo ngành nghề, chú trọng vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn, hạn chế cho vay những ngành có rủi ro cao, đồng thời tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Bảng 2.2: Dƣ nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009-2012
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Cá nhân 20.751 29.658 38.326 47.437 Doanh nghiệp Nhà nước 72.301 93.127 91.192 91.478 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi 7.071 8.412 8.720 8.391 Doanh nghiệp ngoài nhà nước và các tổ
chức khác 104.577 122.467 155.318 191.702 Cho vay khác và kinh tế tập thể 1.702 528 381 916
Tổng cộng 206.402 254.192 293.937 339.924
(Nguồn: www.bidv.com.vn)
Năm 2009, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước chiếm gần 35% tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 27% tại thời điểm 31/12/2012. Tỷ trọng cho vay đối tượng ngoài nhà nước tăng dần, từ 65% năm 2009 tới 73% tại 31/12/2012. BIDV cũng bước đầu thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hướng tới hoạt động ngân hàng bán lẻ. Dư nợ tín dụng bán lẻ đã có mức tăng trưởng tốt từ năm 2009. Tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng từ 10% năm 2009 lên 14% vào năm 2012, hướng tới mục tiêu đến cuối năm 2013, tỷ trọng này sẽ vào khoảng 16,5% và xu hướng tăng dần trong các năm tiếp theo.
BIDV xác định tăng trưởng tín dụng phải gắn với nhiệm vụ huy động vốn đồng thời phát triển dịch vụ. Kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng và đảm bảo các
tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. Thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 01/CT- NHNN ngày 13/02/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV đã thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực xây dựng trên tổng dư nợ đã giảm từ 27% năm 2010 xuống còn 12,6% tại 31/12/2012.
Hình 2.3: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề giai đoạn 2009-2012
Chất lƣợng tín dụng
BIDV là ngân hàng đầu tiên được NHNN chấp thuận việc áp dụng phân loại nợ theo Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. BIDV đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal Credit Rating System - ICRS) để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Đây là phương thức phân loại nợ dựa trên phương pháp định tính kết hợp với định lượng tiệm cận với thơng lệ quốc tế, góp phần đánh giá thực chất hơn chất lượng tín dụng, kiểm sốt được nợ xấu, có biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro kịp thời. BIDV định hướng chú trọng quan hệ tín dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hạn chế cho vay khách hàng nhóm 2 và khơng cho vay những khách hàng ở nhóm nợ xấu. Danh mục tín dụng được rà sốt thường xun để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến, có nguy cơ khơng trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời có biện pháp, kế hoạch xử lý.
2.92% 2.96%
2.80%
2.71%
nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam đang lâm vào tình trạng khơng ổn định, ảnh hưởng do nền kinh tế thế giới nên hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn ít nhiều bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng chậm trả nợ cho ngân hàng. Chỉ tính riêng năm 2011 đã có hơn 7.600 doanh nghiệp Việt Nam phá sản cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác QTRRTD của tồn hệ thống NHTM Việt Nam chứ khơng riêng gì BIDV. Cơn bão lạm phát kéo theo tình trạng mất giá tiền đồng Việt Nam khiến cho các đối tượng đi vay rất khó khăn trong việc kinh doanh.
Hình 2.4: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009-2012
3.00% 2.90% 2.80% 2.70% 2.60% 2.50% 2009 2010 2011 2012
Mặc dù suy thối kinh tế ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV ln được kiểm soát tốt. Năm 2012, BIDV tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng theo thơng lệ quốc tế với các biện pháp giảm nợ xấu được tăng cường một cách hiệu quả. Thời điểm 31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu là 2,92%, thấp hơn mặt bằng chung ngành ngân hàng. Đặc biệt, trong cơ cấu tổng dư nợ tín dụng của BIDV 85,63% thuộc nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ nhóm nợ cần chú ý giảm chỉ còn mức 9,99%, lần lượt giảm 0,06% và 1,83% so với năm trước.
Bảng 2.3: Phân loại nợ giai đoạn 2009-2012
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Nợ đủ tiêu chuẩn 159.952 202.574 233.766 273.615 Nợ cần chú ý 32.108 28.083 32.415 31.383
Nợ dưới tiêu chuẩn 3.531 3.597 5.244 5.857 Nợ nghi ngờ 864 819 420 825 Nợ có khả năng mất vốn 1.139 2.008 2.458 2.479 Tổng cộng 197.594 237.081 274.303 314.159 Tỷ lệ nợ xấu 2.80% 2.71% 2.96% 2.92% (Nguồn: www.bidv.com.vn)
2.2.3 Tình hình cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV
Tuân thủ theo nền tảng lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, tác giả hệ thống hố q trình quản trị RRTD tại BIDV theo bốn nội dung cơ bản: nhận diện RRTD, đo lường RRTD, kiểm soát RRTD, tài trợ RRTD.
Cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng
Q trình nhận diện RRTD tại BIDV được thực hiện theo trình tự sau:
- Nhận diện dấu hiệu rủi ro: dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý theo trình tự: (1) từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình