Khái niệm công dân

Một phần của tài liệu Luận án sự THAM GIA của CÔNG dân vào QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG từ THỰC TIỄN ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY (Trang 53 - 54)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.3. Khái niệm công dân

Cơng dân là một khái niệm chính trị, dùng để xác định một con người về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định. Nhờ sự xác định này con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài; đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước. Điều 49 Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam quy định: ―Cơng dân nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam‖. Như vậy, khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa một con người với một nhà nước nhất định. Mối liên hệ pháp lý này được biểu hiện bằng tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân được nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật.

Cần phân biệt ―công dân‖ với một số khái niệm khác như: nhân dân, quần chúng để có thể xác định đúng đối tượng tham gia vào q trình hoạch định chính sách cơng. ―Nhân dân, quần chúng‖ là khái niệm chung, danh từ

chỉ tập thể, ―công dân‖ là khái niệm riêng, chỉ cụ thể cá nhân. Ngoài ra, ―nhân dân, quần chúng‖ là những danh từ mang tính chính trị, ―cơng dân‖ lại là danh từ mang tính pháp luật vì nó xác định tư cách cá nhân của một quốc gia theo luật pháp. ―Nhân dân, quần chúng‖ là những từ được coi là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh địa vị chính trị, ―cơng dân‖ là từ ngữ được phát sinh từ Hiến pháp, nhấn mạnh quyền lợi.

Ta thấy, công dân khác với các khái niệm trên ở một điểm đó là nó ln nhấn mạnh đến quan hệ của con người với nhà nước, nó đặt con người trong mối liên quan đến nhà nước và Hiến pháp, mang tính cụ thể. Chính vì vậy, chủ thể tham gia q trình hoạch định chính sách cơng khơng thể là khái niệm mang tính trừu tượng và chung chung, nó phải là khái niệm cụ thể hóa mang tên ―cơng dân‖.

Tuy nhiên, đặt công dân vào bối cảnh tham gia hoạch định chính sách, điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh ở đây là: cơng dân là những người khơng có quyền lực trực tiếp quyết định nội dung chính sách.

Một phần của tài liệu Luận án sự THAM GIA của CÔNG dân vào QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG từ THỰC TIỄN ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)