Đánh giá tổng quan

Một phần của tài liệu Luận án sự THAM GIA của CÔNG dân vào QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG từ THỰC TIỄN ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY (Trang 39 - 42)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.4. Đánh giá tổng quan và hƣớng nghiên cứu của đề tài luận án

1.4.1. Đánh giá tổng quan

Q trình tổng hợp những tài liệu có liên quan đến đề tài cho thấy, các tác phẩm, các cơng trình nghiên cứu đều là những tinh hoa của các tác giả trên thế giới, ở Trung Quốc và cả Việt Nam. Tuy nhiên, các tác phẩm này vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Những kết quả đạt được

Thứ nhất, các nghiên cứu đã triển khai rất chi tiết những nội dung lý luận

về chính sách cơng. Thơng qua q trình tiến hành tổng quan những tài liệu liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy nội dung lý luận về chính sách cơng đã được nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới nghiên cứu từ rất sớm. Họ đã đưa ra được một hệ thống lý luận rất đầy đủ và chi tiết về các q trình chính sách cơng, về các mơ hình phân tích chính sách. Đây chính là những kiến thức nền tảng nhất về chính sách cơng mà bất cứ người nào nghiên cứu về lĩnh vực này đều cần phải đọc và tìm hiểu.

Thứ hai, các nghiên cứu phần nào đã chỉ ra một số thành cơng và hạn

chế cịn tồn tại trong vấn đề cơng dân tham gia hoạch định chính sách. Nhiều học giả còn đưa ra những con số cụ thể, thể hiện chính xác thực trạng tham gia hoạch định chính sách của cơng dân Trung Quốc thơng qua q trình điều tra khảo sát công phu và tỉ mỉ.

Thứ ba, các nghiên cứu đã nêu rõ một số biện pháp hiệu quả để tổ chức

cho cơng dân tham gia hoạch định chính sách. Các biện pháp này chủ yếu tập trung ở việc hoàn thiện chế độ, hoàn thiện luật pháp. Bên cạnh đó còn là những biện pháp tập trung vào việc nâng cao tố chất tham gia chính trị cho bản thân công dân.

Một số hạn chế

Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu hầu như đã được cơng bố cách đây

q lâu, do đó khơng mang tính cập nhật về mặt thời gian. Chính vì thế các con số về thực trạng tình hình cơng dân Trung Quốc tham gia hoạch định chính sách cơng mà các cơng trình nghiên cứu đưa ra cũng đã khơng cịn phù hợp với Trung Quốc hiện nay.

Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề kênh tham gia

và con đường phi chính thức. Tuy nhiên, chủ yếu các nghiên cứu này đều đào sâu hơn về con đường chính thức và mới chỉ nhắc đến con đường phi chính thức một cách sơ lược. Trong bối cảnh thời đại hiện nay, khi công nghệ thơng tin bùng nổ, cơng dân có ý thức cao hơn trong việc đấu tranh giành quyền lợi chính đáng của mình, họ có thể sử dụng mạng internet để coi đó như một kênh tham gia vơ cùng thuận lợi và có sức lan truyền rộng rãi. Hoặc có thể thơng qua hành động biểu tình, thậm chí ở một số nước cịn sử dụng cả vũ lực. Từ đó có thể thấy con đường phi chính thức để cơng dân tham gia hoạch định chính sách cũng là một nội dung nghiên cứu khá quan trọng không thể bỏ qua.

Thứ ba, trong khi nghiên cứu thực trạng cơng dân tham gia hoạch định

chính sách, các cơng trình chưa đi sâu nghiên cứu được thực trạng công dân tham gia vào từng bước hoạch định chính sách ra sao. Trong mỗi bước hoạch định chính sách, cơng dân tham gia với vai trị gì, tham gia bằng con đường nào… Hầu như các nghiên cứu mới chỉ đưa ra được những thành quả đã đạt được của việc công dân Trung Quốc tham gia hoạch định chính sách, những hạn chế gì cịn tồn tại. Ngược lại, thực trạng cơng dân được tham gia vào các bước nào trong toàn bộ q trình hoạch định chính sách, chủ yếu tham gia bằng phương thức nào, từng khâu khác nhau sẽ có mức độ tích cực tham gia khác nhau, điều này rất quan trọng mà ít cơng trình nhắc đến.

Thứ tư, các cơng trình nghiên cứu chưa dự báo được xu hướng, chưa

đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong tương lai mà cơng dân có thể gặp phải khi tham gia hoạch định chính sách. Trung Quốc còn đang hướng đến xây dựng một chính phủ pháp trị, sử dụng luật pháp để quản lý đất nước, khiến nhân dân thực sự được thể hiện quyền làm chủ. Bên cạnh đó, ý thức tham gia chính trị của người dân khơng ngừng được nâng cao. Họ muốn tham gia để bảo vệ lợi ích cho bản thân. Đồng thời xã hội ngày càng phát triển và hiện đại lên. Điều này cung cấp cho cơng dân rất nhiều thuận lợi để có thể

tham gia hoạch định chính sách. Nhưng đi kèm theo đó cũng là rất nhiều thách thức và mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai tầng, khiến cho sự tham gia của cơng dân vào q trình hoạch định chính sách khơng đồng nhất.

Một phần của tài liệu Luận án sự THAM GIA của CÔNG dân vào QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG từ THỰC TIỄN ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)