Quy trình nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại bình định (Trang 37 - 46)

(1) Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn

phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(2) Cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu các cơng trình nghiên

cứu trong và ngồi nước để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế tốn.

(3) Mơ hình nghiên cứu và thang đo ban đầu: Tác giả tự xây dựng một mơ

hình nghiên cứu và thang đo nháp cho các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán dựa trên những kết quả thu thập được từ các cơng trình nghiên cứu trước và nghiên cứu các lý thuyết có liên quan đến đề tài.

(4) Phỏng vấn chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia có

am hiểu và sử dụng phần mềm kế toán. Kết quả phỏng vấn chuyên gia nhằm hiệu chỉnh mơ hình và thang đo ban đầu.

(5) Mơ hình nghiên cứu và thang đo chính thức: Kết quả phỏng vấn chuyên

gia sẽ giúp cho tác giả có cơ sở tin cậy để hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và thang đo và thiết lập bảng câu hỏi cho giai đoạn nghiên cứu định lượng.

(6) Khảo sát bằng bảng câu hỏi: Tác giả xây dựng bảng câu hỏi nhằm mở

rộng các đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa để củng cố và hoàn thiện các nhân tố đã được xác định.

(7) Nghiên cứu định lượng: Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, tác giả thực

hiện phân tích thống kê mơ tả để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu; đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha nhằm xác định mức độ tương quan giữa các thang đo, loại những biến quan sát khơng đạt u cầu; phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định các nhân tố được dung trong phân tích hồi quy; phân tích hồi quy nhằm kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến sự lựa chọn phần mềm kế tốn.

(8) Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu định lượng, tác

giả tiến hành hiệu chỉnh lại mơ hình nghiên cứu.

(9) Phân tích và thảo luận kết quả: Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng,

tác giả tiến hành phân tích và đưa ra quan điểm của mình

(10) Kết luận và kiến nghị: Căn cứ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất những

kiến nghị và giải pháp, đồng thời chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo.

3.3. Các phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để mơ tả, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ giúp tác giả tổng hợp các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện, đồng thời đó cũng là cơ sở quan trọng hỗ trợ cho việc đưa ra các định hướng nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp. Cụ thể tác giả sẽ sử dụng những phương pháp sau đây:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống:Tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu trong và

ngồi nước, tiếp cận thực tế các văn bản pháp lý liên quan đến phần mềm kế toán, đồng thời nghiên cứu các lý thuyết nền tảng liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh:Phương pháp này được tác giả áp

dụng nhằm tổng hợp các nhân tố đã phát hiện từ quá trình nghiên cứu các tài liệu thu thập trong và ngoài nước. Từ những tài liệu tổng hợp, tiến hành so sánh và đánh giá những nội dung khác biệt giữa các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế tốn Việt Nam so với quốc tế, cùng với những hạn chế đang tồn tại, làm cơ sở cho những đề xuất của luận văn.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp hướng vào thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng quan hệ định lượng. Phương pháp này được áp dụng trong quá trình tổng hợp các biến quan sát thuộc cùng một nhóm nhân tố cũng như mối quan hệ giữa mỗi nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán.

3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn điều tra

Tác giả thực hiện phỏng vấn 10 chuyên gia trong lĩnh vực kế tốn, có am hiểu về phần mềm kế tốn.Nội dung cuộc phỏng vấn tập trung vào những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán. Kết quả cuộc phỏng vấn giúp tác giả xác định đúng các nhân tố thực sự đang tác động đến sự lựa chọn phần mềm kế toán và hiệu chỉnh thang đo ban đầu. Qua phỏng vấn chuyên gia cùng với việc tham khảo các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng bảng câu hỏi và mở rộng đối tượng khảo sát nhằm khẳng định lại quan điểm, từ đó giúp tác giả có những đề xuất hữu ích.

Phương pháp điều tra chọn mẫu

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các DNNVV tại Bình Định đang sử dụng phần mềm kế toán. Hiện nay số lượng các doanh nghiệp này khơng thể xác định được, do đó tác giả chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất.

Theo Hoàng Trọng và Chu Hoàng Mộng Ngọc (2008) đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố, với 30 biến quan sát của nghiên cứu thì cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 120.

Tuy nhiên, theo Tabachnich & Fidell (1996) (trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011) để phân tích hồi quy bội một cách tốt nhất thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính bằng cơng thức n>=50 + 8*m (m: số biến độc lập). Nghiên cứu gồm 6 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8*6 = 98.

Trong nghiên cứu này tác giả sẽ chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện trên là 150 mẫu. Để đảm bảo cỡ mẫu như mong muốn và loại trừ những câu trả khơng hợp lệ thì tác giả chọn khảo sát mẫu là 250 mẫu trong đó có 162 đối tượng phản hồi tuy nhiên chỉ có 157 phiếu hợp lệ và được đưa vào phân tích

Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi

Phương pháp khảo sát thực hiện bằng cách xây dựng sẵn bảng câu hỏi khảo sát sau đó khảo sát trực tiếp hoặc gửi email và nhận phản hồi bằng email. Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát gồm có 3 phần:

- Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích loại bỏ những mẫu khảo sát khơng phù hợp.

- Phần chính: bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu cần cho mục đích kiểm định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu. Tác giả sử dụng thang đo Likert có 5 bậc (từ 1 đến 5) với lựa chọn số 1 là hồn tồn khơng đồng ý với phát biểu và lựa chọn số 5 là lựa chọn hoàn toàn đồng ý với phát biểu nhằm xem xét quan điểm đánh giá của người được khảo sát đối với mỗi nhân tố được đề cập trong bảng câu hỏi.

- Phần dữ liệu về cá nhân: phần này nhằm xác định rõ đối tượng và những thông tin liên quan khác của người được khảo sát. Việc làm này nhằm làm tăng độ tin cậy và giá trị của thông tin khảo sát.

3.3.4. Phươngpháp xử lý và phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê mơ tả

Tác giả sẽ dùng bảng thống kê tần số, tần suất đối với các biến dữ liệu về cá nhân trong bảng câu hỏi, giúp tác giả xác định tỷ lệ của đối tượng khảo sát cũng như các thông tin liên quan khác của các đối tượng được khảo sát. Mục đích của việc làm này là tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu, xem xét mẫu nghiên cứu có phù hợp mục tiêu nghiên cứu hay khơng?

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo và loại bỏ các biến khơng phù hợp trong q trình nghiên cứu.

Kiểm định Cronbach’s Alpha được đáng giá qua hệ số tương quan biến tổng (Item-total Correlation) và hệ số Alpha (Nunnally & Bernstien 1994, trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng >=0.3 thì biến đó đạt u cầu và Cronbach’s Alpha >= 0,6 thì thang đo được xem là có thể chấp nhận được về độ tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994, theo Nguyễn Đình Thọ 2011). Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo có từ 3 biến quan sát trở trên và về nguyên tắc, Cronbach’s Alpha càng cao thì thang đo càng đạt độ tin cậy cao, tuy nhiên đối với thang đo có Cronbach’s Alpha quá cao (>

0,95) thì cần phải xem lại vì đó là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo, tác giả tiếp tục phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Các kiểm định Bartlett và kiểm định KMO lần lượt được thực hiện nhằm mục đích kiểm định tính phù hợp của dữ liệu nghiên cứu với việc phân tích mơ hình EFA bằng phương pháp thành phần chính.

+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê nếu sig<0.05, chứng tỏ các biến có quan hệ với nhau trong tổng thể.

+Kiểm định KMO: KMO > 0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp.

- Tiêu chí Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) >1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thơng tin tốt nhất.

- Kiểm định phương sai trích: xem xét mức độ phương sai hay mức độ giải thích của mỗi nhóm nhân tố khám phá được thơng qua cơng cụ phân tích nhân tố EFA. Tổng số phương sai trích phải lớn hơn 50%.

Phân tích tương quan hồi quy

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Alpha và rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến cũng như mức độ ảnh hưởng của nhóm biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Phân tích mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mơ hình. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ giữa hai biến định lượng. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ và phân tích hồi quy là phù hợp.

Tiếp theo, chạy phân tích hồi quy đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường. Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét kết quả thống kê liên quan đến các biến được đưa

vào mơ hình. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình. Hệ số β dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa: yếu tố nào có hệ số β lớn hơn thì mức độ ảnh hưởng lớn hơn.

Tác giả sử dụng phương pháp xoay PCA với phép xoay vng góc để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố.

3.4. Mơ hình nghiên cứu và thang đo

3.4.1. Mơ hình nghiên cứu và thang đo dự thảo

Dựa vào kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán như sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các nhân tố dự thảo

Nhân tố Thang đo dự thảo Tác giả

Yêu cầu của người

sử dụng

Phần mềm kế toán được xây dựng theo các chuẩn, quy ước và quy định chung liên quan đến lĩnh vực kế toán và các quy định pháp lý

Abu Musa, Ahmad A

(2005) Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp

Phù hợp quy mô doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp

Phù hợp với yêu cầu xử lý và cung cấp thơng tin kế tốn

Tính năng của phần mềm Tính linh hoạt Abu Musa, Ahmad A (2005) An toàn dữ liệu

Bảo mật thơng tin Ngơn ngữ lập trình

Xử lý tốt các nghiệp vụ phức tạp Khả năng tương thích

Khả năng nâng cấp Có tính năng web

Báo cáo bằng đồng ngoại tệ

Giao diện trực quan, sinh động, dễ sử dụng, dễ kiểm tra và truy xuất thơng tin

Tính tin cậy nhà cung cấp phần mềm

kế tốn

Nhà cung cấp có kinh nghiệm về phát triển sản phẩm phần mềm kế toán Anil Jadhav and R. Sonar, (2009) Nhà cung cấp có các sản phẩm phần mềm kế toán phổ

biến trên thị trường

Nhà cung cấp một lượng khách hàng tương đối lớn Nhà cung cấp có danh tiếng trên thị trường

Nhà cung cấp có kỹ năng kinh doanh

Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán

Cung cấp bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán

Anil Jadhav and R. Sonar,

(2009) Hướng dẫn tốt cho người sử dụng học cách sử dụng phần

mềm kế toán

Hỗ trợ các khóa đào tạo để doanh nghiệp học cách sử dụng phần mềm kế toán

Tư vấn tốt để điều chỉnh phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp

Phiên bản phần mềm dùng thử miễn phí

Giá phí của phần

mềm

Phù hợp với khả năng công ty tơi

Parry và cộng sự (2001) Giá phí của phần mềm kế tốn là hợp lý

Sử dụng phần mềm kế tốn mang lại lợi ích cho cơng ty tơi hơn là chi phí

Tơi hài lịng với các khoản chi phí bỏ ra để sử dụng phần mềm kế toán

Dịch vụ sau bán hàng

Sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong q

trình sử dụng Parry và

cộng sự (2001) Chế độ bảo trì, nâng cấp phần mềm tốt

Hệ thống nhân viên tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp

Nhà cung cấp phần mềm kế tốn có chế độ chăm sóc khách hàng tốt Sự lựa chọn phần mềm kế toán

Cơng ty tơi lựa chọn phần mềm kế tốn vì đáp ứng yêu cầu sử dụng

Abu Musa, Ahmad A

(2005) Công ty tôi lựa chọn phần mềm kế tốn vì đáp ứng đầy đủ

các tính năng

Công ty tôi lựa chọn phần mềm kế tốn vì tin tưởng vào nhà cung cấp

Cơng ty tơi lựa chọn phần mềm kế tốn vì tích hợp được với môi trường và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Kết hợp lý thuyết hành động hợp lý (TRA), mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) và kết quả tổng hợp các nhân tố ở bảng 3.1, tác giả đưa ra các giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: Yêu cầu của người sử dụng có ảnh hưởng đến sự lựa chọn

phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Giả thuyết H2: Tính năng của phần mềm có ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Giả thuyết H3: Tính tin cậy nhà cung cấp phần mềm kế tốn có ảnh hưởng

đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Giả thuyết H4: Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế

tốn có ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Giả thuyết H5: Giá phí của phần mềm có ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần

mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Giả thuyết H6: Dịch vụ sau bán hàng có ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại bình định (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)