Ưu và nhược điểm của BSC

Một phần của tài liệu Xây dựng thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu, nghiên cứu việc áp dụng và đánh giá ở khối khách hàng cá nhân (Trang 25 - 26)

1.3.1 Ưu điểm

Sức mạnh của BSC là biến chiến lược thành hành động. Ưu điểm vượt trội của BSC so với các công cụ quản trị khác là BSC quán triệt và đồng nhất được mục tiêu chiến lược của cả cấp trên và cấp dưới, hướng toàn bộ tổ chức vào những khâu chính để thực hiện sự đột phá. Bên cạnh đó, BSC chuyển hóa các nhiệm vụ, tầm nhìn, giá trị, và chiến lược của tổ chức thành các hành động cụ thể trong các hoạt động hàng ngày thông qua:

- Kết nối mục tiêu chiến lược với các chỉ tiêu phấn đấu dài hạn và ngân sách hàng năm.

- Theo dõi các yếu tố chính yếu của của chiến lược kinh doanh.

- Kết hợp chặt chẽ các mục tiêu chiến lược với các quy trình phân bố nguồn lực.

- Trợ giúp thực hiện các thay đổi về tổ chức doanh nghiệp.

- Từ việc chấm điểm, Thẻ điểm giúp đánh giá chính xác kết quả cơng tác đạt được của mỗi cấp độ, đưa ra chính sách đãi ngộ, khen thưởng thích đáng, kịp thời. Đồng thời giúp phân bổ nguồn lực một cách khoa học, cân đối và kịp thời, từ đó nâng cao năng suất một cách bền vững.

- Tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định, phát triển các tài sản vơ hình như: Chiến lược đào tạo, phát triển tri thức của doanh nghiệp; Khai thác các giá trị từ khách hàng. Đó là nền tảng để có được các thành cơng về tài chính - một mục

tiêu tối quan trọng của doanh nghiệp.

- Diễn đạt chiến lược một cách dễ hiểu, ngắn gọn đến tất cả các cấp độ, tăng cường hiệu quả truyền thông, giao tiếp cả bên trong và bên ngoài của tổ chức. Từ đó, tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp hành động để đạt mục tiêu chung.

1.3.2 Nhược điểm

BSC là một cơng cụ có nhiều ưu điểm trong quản trị nhưng nó cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:

- Hệ thống này kém linh hoạt, và thiếu dự mềm dẻo.

- Các tiêu chí đo lường của BSC rộng, và bao gồm quá nhiều yếu tố đặc trưng trong tổ chức. Do vậy, kết quả đo lường có thể bị phân tán và thiếu tập trung.

Kaplan và Norton - cha đẻ của BSC - cũng đã đồng ý rằng sự thành công của BSC phụ thuộc vào “cách tiếp cận cân bằng” nơi mà một phạm vi rộng và các yếu tố tương quan nhau được sử dụng để đánh giá q trình thực hiện, khơng chỉ đánh giá dựa vào việc đo lường các yếu tố tài chính ([3] Robert S.Kaplan - David P.Norton, 2004).

Nhận ra được những nhược điểm của BSC sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về công cụ này và áp dụng tốt hơn cho tổ chức.

Một phần của tài liệu Xây dựng thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu, nghiên cứu việc áp dụng và đánh giá ở khối khách hàng cá nhân (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w