2.2.2 .Hình thức
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giao kết hợp
Các vi phạm đến từ việc thông tin trên chứng từ không chuẩn xác, chậm giao chứng từ cho ngân hàng, nội dung chứng từ không phù hợp với hợp đồng hoặc luật được chọn áp dụng.
- Điều khoản giao hàng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Quá trình giao hàng là quá trình tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, điều khoản về giao hàng là điều khoản rất quan trọng và cần được soạn thảo, rà soát cẩn thận. Các vấn đề dễ dẫn đến vi phạm bao gồm: thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng, giao hàng tồn bộ hay một phần, thơng báo về việc giao nhận hàng hoá,… Trong trường hợp các vấn đề này không tường minh sẽ dẫn đến quyền lợi của công ty bị ảnh hưởng.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN
3.3.1. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng đồng
* Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện hành trong nước
- Điều chỉnh quy định về khái niệm vi phạm cơ bản
Điều chỉnh khái niệm “vi phạm cơ bản” trong LTM năm 2005 hoặc ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể về nội hàm khái niệm này. Nên kế thừa cách khái niệm của Cơng ước viên, theo đó để được xem là vi phạm cơ bản thì sự vi phạm đó phải đạt được ba tiêu chí: Có sự vi phạm hợp đồng; Sự vi phạm đó dẫn đến hậu quả khơng mong muốn cho bên bị vi phạm; và bên vi phạm có lỗi vơ ý, khơng nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó. Việc quy định rõ ràng giúp cho q trình áp dụng được triển khai hiệu quả, từ đó hạn chế tranh chấp phát sinh và cách giải quyết tranh chấp cũng được dễ dàng hơn.
- Điều chỉnh quy định về cách xác định thiệt hại để yêu cầu bồi thường
Liên quan đến vấn đề xác định thiệt hại để bồi thường, nhằm tránh tình trạng cố tình vi phạm hợp đồng để thu lợi từ việc vi phạm, ví dụ như cố tình chậm trễ trong việc giao hàng nhằm mục đích giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận thì pháp luật VN cần có những điều chỉnh triệt để. Theo đó, LTM cần bổ sung quy định theo hướng: nếu người vi phạm nghĩa vụ thu lợi từ việc vi phạm thì người bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường, cùng với những thiệt hại khác, khoản lợi đáng lẽ được hưởng khơng ít hơn thu nhập nói trên của người vi phạm. Việc quy định như vừa nêu tạo ra một hành lang pháp lý đúng mực để các bên tham gia thực hiện HĐMBHH phải tích cực thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết, khơng có tâm lý tiêu cực khi tham gia quan hệ hợp đồng. Qua đó, pháp luật bảo đảm trật tự kinh doanh thương mại, mua bán hàng hóa cũng như lưu thơng dân sự, gián tiếp phát triển nền kinh tế lành mạnh, chủ động.
29
Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng cần có quy định để xác định thiệt hại do uy tín bị giảm sút cũng được coi là khoản lợi đáng lẽ được hưởng và được bồi thường. Quy định này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của doanh nghiệp, cá nhân làm ăn chân chính, bởi lẽ giá trị của một doanh nghiệp, một cá nhân không chỉ được tạo lập bởi tài sản mà cịn được hình thành từ chính uy tín của doanh nghiệp, cá nhân đó. Ngồi ra, pháp luật nước ta cũng có những quy định liên quan đến bồi thường danh dự, nhân phẩm của người bị xúc phạm điều đó cho thấy các nhà làm luật nước ta từ xưa đã có để ý và bảo vệ cái được gọi là uy tín, danh dự, nhân phẩm của một con người. Vậy tại sao trong các mua bán hàng hóa, pháp luật lại khơng đưa vấn đề uy tín này vào để làm căn cứ và bảo vệ khi nó bị xâm phạm? Tuy nhiên, vấn đề đặt ra nữa là nếu xem uy tín bị giảm sút là một căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì xác định mức độ giảm sút và mức độ bồi thường thiệt hại được thực hiện như thế nào? Tơi cho rằng có lẽ vì lý do này mà các nhà làm luật chưa đưa quy định liên quan đến uy tín bị giảm sút vào để điều chỉnh bởi lẽ việc xác định uy tín giảm sút ở mức độ nào, từ đó chấp thuận mức bồi thường ra sao là rất khó. Lý do là Việt Nam chưa có cơ chế nào để xác định mức độ uy tín, việc xác định uy tín của một người, một doanh chưa được pháp luật điều chỉnh. Các nước trên thế giới họ xác định giá trị của một doanh nghiệp dựa trên nhiều yếu tố trong đó có cả uy tín, họ định giá được từng vấn đề của doanh nghiệp đó là vì thực tiễn buộc họ phải thừa nhận những điều đó và giờ đây họ làm rất phổ biến. Vậy Việt Nam cũng nên cấp phép và thừa nhận các chứng thư của các tổ chức định giá liên quan đến uy tín doanh nghiệp, từ đó có cơ sở xác định mức độ giảm sút uy tín và đưa ra mức bồi thường hợp lý. Thiết nghĩ rằng, quy định đưa uy tín bị giảm sút vào để xem đó là một căn cứ để bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại là quy định cần thiết và tiến bộ, giúp cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng phải tôn trọng nhau hơn, cư xử tử tế với nhau hơn, và điều này tốt cho kinh tế, tốt cho xã hội. Để làm được điều đó, pháp luật Việt Nam cũng cần có những điều chỉnh rộng hơn liên quan đến cơ chế xác định mức độ thiệt hại từ việc giảm sút uy tín.
* Tham gia điều ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa và hồn thiện pháp luật quốc gia cho phù hợp vơi pháp luật quốc tế.
Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó thương mại hàng hóa vẫn là hoạt động sôi động nhất là động lực và từ lâu đã đóng vai trị quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong nước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Việc mở rộng ngoại thương không chỉ mang đến nguồn lợi nhuận to lớn cho các doanh nghiệp mà còn giúp phát triển nền kinh tế mới nổi của Việt Nam. Với tính chất phức tạp của một giao dịch hàng hóa quốc tế, HĐMBHHQT phải được soạn thảo một cách chặt chẽ và đầy đủ nhằm tránh những tranh chấp và thiệt hại phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Các bên trong giao dịch bn bán hàng hóa quốc tế có thể tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn luật của Việt Nam hoặc các luật nước ngoài, điều ước quốc tế khác. Điều ước quốc tế phổ biến nhất hiện nay được áp dụng cho HĐMBHHQT là Công ước Viên 1980
30
(CISG). Trong quá trình xây dựng luật Việt Nam, các nhà làm luật đã tham khảo Cơng ước Viên, do đó nhìn chung luật Việt Nam và CISG có tương đồng về những quy định cơ bản. Tuy nhiên, trong CISG có phần quy định chặt chẽ và cụ thể hơn so với luật của Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam ở Điều 1 khoản 1 và Điều 4 khoản 1 LTM năm 2005, các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo LTM và các nguồn luật có liên quan. Nếu trong HĐMBHHQT có dẫn chiếu đến luật Việt Nam thì khi xảy ra tranh chấp, các bên sẽ phải sử dụng luật chuyên ngành trước, nếu khơng có luật chun ngành thì sẽ áp dụng LTM 2005. Trong trường hợp LTM 2005 khơng có quy định thì sẽ áp dụng các quy định trong BLDS (khoản 3 Điều 4 LTM năm 2005). Hiện tại Việt Nam chưa có luật chuyên ngành về mua bán hàng hóa quốc tế, do đó các quy định về HĐMBHHQT đều đa phần được dẫn chiếu đến LTM năm 2005. Tuy nhiên, LTM năm 2005 lại chủ yếu hướng đến việc mua bán hàng hóa nội địa. Do đó, một số quy định trong đó chưa thật sự phù hợp với sự phức tạp của HĐMBHHQT.
Ngày 18/12/2015 vừa qua, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (CISG) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Khi gia nhập công ước này đặt ra yêu cầu đối với cơ quan xây dựng pháp luật là cụ thể hóa các quy định của pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia. Vì bản chất luật quốc tế sẽ khơng có hiệu lực trực tiếp lên lãnh thổ của một quốc gia mà chỉ thơng qua hoạt động nội luật hóa các quy định pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia.
Bổ sung vào Luật GDĐT 2005 và một số văn bản pháp luật khác những quy định hướng dẫn về quy trình giao kết, thủ tục và thực hiện hợp đồng điện tử:
Hiện nay một số văn bản pháp luật như Luật GDĐT 2005, Nghị định số 52/2013 NĐ - CP về thương mại điện tử mới chỉ quy định những vấn đề chung về quy trình, thủ tục và thực hiện hợp đồng TMĐT. Thực tế cần phải đòi hỏi pháp luật quy định cụ thể và chuyên sâu hơn nữa trong lĩnh vực này. Như vấn đề chào hàng qua mạng là chào hàng tự do hay cố định? Sự toàn vẹn của nội dung chấp nhận chào hàng…Những vấn đề này chưa được quy định trong Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Vì vậy, cần bổ sung thêm những quy định cụ thể để hướng dẫn việc ký kết hợp đồng điện tử trong lĩnh vực dân sự và cả thương mại. Bên cạnh đó cần phải những quy định cụ thể hơn về quy trình giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là quy trình xử lý, giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngồi. Luật Giao dịch điện tử và Nghị định hướng dẫn về thương mại điện tử cần quy định chi tiết thẩm quyền, trình tự thủ tục của từng phương thức giải quyết tranh chấp như vai trò, trách nhiệm của bên hòa giải thứ ba, cách thức xác định Trọng tài, Tịa án giải quyết tranh chấp... Theo đó, Điều 52 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cần sửa đổi như sau: “1. Nhà nước khuyến khích các bên giải
quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử, trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử bằng thương lượng giữa các bên bằng hòa giải (hoặc trung gian). Nếu thương lượng
31
hoặc hịa giải khơng đạt kết quả thì tranh chấp có thể giải quyết tại Tịa án hoặc Trọng tài. 2. Thủ tục giải quyết tranh chấp về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử tại Tòa án hay Trọng tài sẽ được tiến hành theo thủ tục tố tụng hiện hành của Tòa án hoặc của Trọng tài”.
- Hoàn thiện quy định về giao kết hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi:
Hiện nay khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngồi nói riêng đã và đang từng bước được hình thành. Tuy nhiên, khung pháp lý về hợp đồng điện tử nói riêng và giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngồi nói riêng, cho đến nay, vẫn chưa hồn thành toàn diện. Giải pháp sửa đổi các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi là tiếp tục sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 về các quy định về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngồi. Cần làm rõ quan niệm về Hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi. Theo cách hiểu như trên thì hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi được hiểu như sau: Hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi là hợp đồng thương mại điện tử thoả mãn một số các điều kiện sau:
Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi. Bên cạnh đó cần xem xét và dẫn chiếu với bản chất khái niệm nội hàm của hợp đồng thương điện tử và hợp đồng mua bán quốc tế để có thể nắm được bản chất nội hàm của hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi.
Bổ sung các quy định cụ thể chi tiết hướng dẫn việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi. Phân tích hơn nữa về vấn đề chữ ký điện tử có yếu tố nước ngồi vào Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Về hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngồi được đề cập chưa toàn diện tại điều 27 của Luật GDĐT năm 2005. Điều 27 khoản 1 của
Luật này quy định: “ Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng
thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các yếu tố có liên quan”. Các vấn đề về luật vẫn chưa được làm rõ
để hướng dẫn các thương nhân cũng như các doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngồi. Đó là các vấn đề như: Độ tin cậy tương đương chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài theo quy định của pháp luật , tiêu chuẩn mà quốc tế đã thừa nhận về vấn đề này. Những tiêu chuẩn nào mà Việt Nam đã là thành viên công nhận. Các vấn đề cần được Chính phủ giải đáp hướng dẫn các thương nhân cũng như các doanh nghiệp có thể yên tâm thực hiện giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngồi. Chính phủ cần đưa ra các câu trả lời cụ thể và xác đáng để chấm dứt tình trạng các doanh
32
nghiệp Việt Nam muốn tham gia giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngồi đang vướng phải nhiều khó khăn. Thực tiễn, có thể tham khảo vấn đề chữ ký điện tử của Hoa Kỳ, của Singapore và của UNCITRAL. Chữ ký điện tử của UNCITRAL quy định rõ nguyên tắc không phân biệt đối xử với chữ ký điện tử nước ngồi: “Việc cơng nhận hay
không công nhận một chữ ký điện tử là dựa trên độ tin cậy của chữ ký đó chứ khơng phân biệt nguồn gốc của chữ ký hay của cơ quan chứng nhận chữ ký”.
LGDĐT 2005 đã dành hẳn một chương để quy định về giao kết hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, những quy định về giao kết hợp đồng điện tử trong Luật còn chưa cụ thể, nhưng đó là nền tảng pháp lý cơ bản ban đầu để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện toàn diện hơn, nhằm có được một khung pháp lý phù hợp với những văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành Luật cụ thể hơn.