Một số giải pháp đối với công ty TNHH LKK

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng thực và tiễn thực hiên tại công ty TNHH Luật Kinh Kiến (Trang 39 - 44)

2.2.2 .Hình thức

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

3.3.2. Một số giải pháp đối với công ty TNHH LKK

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển một cách mạnh mẽ, việc ổn định phong thái làm việc “nhanh và chuyên nghiệp” đòi hỏi doanh nghiệp phải hoàn thiện cung cách làm việc từ những yêu cầu nhỏ nhất để đáp ứng những yêu cầu ngày một khắt khe của đối tác cũng như khách hàng trong khuôn khổ tuân thủ pháp luật. Việc hồn thiện một quy trình giao kết hợp đồng chuẩn xác, khép kín góp phần rút ngắn thời gian đàm phán vàt thực hiện giao dịch, đồng thời tiết kiệm chi phí giao dịch. Tuy nhiên, để dạt được mục tiêu này cần sự nỗ lực trau dồi kiến thức, nghiệp vụ không ngừng của không chỉ riêng Ban Pháp chế mà còn các Bộ Phận tham gia ký kết hợp đồng của công ty. Dưới đây là một vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi tham gia ký kết hợp đồng:

− Về đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử

Luật Giao dịnh điện tử năm 2005 không quy định cụ thể về lời mời “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận giao kết hợp đồng” mà được đề cập qua hoạt động gửi nhận thông điệp dữ liệu.

Pháp luật về thương mại điện tử hiện hành không quy định cụ thể về lời mời “đề nghị giao kết hợp đồng”, “chấp nhận giao kết hợp đồng” mà được đề cập thông qua hoạt động gửi nhận thông điệp dữ liệu. Việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như việc giao kết hợp đồng điện tử, về nguyên tắc, cùng bao gồm hai hoạt động nói trên. Tuy nhiên, hai văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh vấn đề này là Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị đinh 52/2013/NĐ-CP lại không sử dụng thuật ngữ này, nhưng trong giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website (tại mục 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP) lại dùng sử dụng thuật ngữ “đề nghị giao kết”, “chấp nhận giao kết” mà không thông qua thông điệp dữ liệu điện tử. Việc quy định thuật ngữ thiếu đồng nhất giữa văn bản luật và nghị định hướng dẫn hay trong cùng nghị định là thiếu hợp lý.

Hơn nữa, thời điểm hợp đồng điện tử được coi là đã giao kết cũng không được xác định rõ trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Luật này chỉ quy định về thời điểm, địa chỉ gửi, địa chỉ nhận thông điệp dữ liệu tại Điều 17, 18, 19 mà khơng có quy định cụ thể nào đề cập việc nhận một thơng điệp dữ liệu như thế nào thì được coi là chấp nhận chào hàng và từ đó hình thành hợp đồng điện tử. Thời điểm ký hợp đồng là một trong những

33

điều kiện xác định hiệu lực của hợp đồng, vì vậy việc xác định rõ thời điểm này có ý nghĩa rất quan trọng. Có thể thấy, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cũng không quy định nào về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử, cũng như không quy định các trường hợp hợp đồng điện tử bị coi là vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng điện tử vô hiệu. Đây là thiếu sót của Luật mà khi tham gia giao kết hợp đồng các bên cần lưu ý.

− Về vấn đề lựa chọn pháp luật cho hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngồi:

Bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngồi. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 683, các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng trừ những trường hợp quy định theo pháp luật. Đồng thời, khi có nhu cầu thay đổi pháp luật áp dụng, các bên có thể thoả thuận lại sao cho thay đổi đó khơng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dung, trừ trường hợp người thứ ba đông ý (khoản 6 Điều 683 Luật này). Như vậy, khi giao kết hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngồi, doanh nghiệp hồn tồn có thể thoả thuận với bên ký kết để lựa chọn pháp luật áp dụng.

− Về vấn đề phương thức thanh toán và giao hàng khi giao kết hợp đồng thương mại

có yếu tố nước ngồi:

Nhìn chung, từ những phân tích trên có thể thấy ngun nhân dẫn đến những hạn chế này chủ yếu là ngun nhân chủ quan, hồn tồn có thể khắc phục được trong quá trình soạn thảo, đàm phán hợp đồng. Nội dung hợp đồng chặt chẽ, phù hợp, tuân thủ theo pháp luật trực tiếp điều chỉnh hợp đồng đó, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền với lợi ích của doanh nghiệp tham gia giao kết.

Có thể nói, với tốc độ phát triển mạnh mẽ và nhu cầu giao dịch xuyên biên giới của các công ty đang từng bước vươn ra thị trước quốc tế, hình thức giao kết hợp đồng điện tử đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của thương mại quốc tế, cần hồn thiện quy trình rà sốt và giao kết hợp đồng để có thể đáp ứng nhu cầu đã đặt ra. Qua những phân tích trên, tác giả trình bày một số kiến nghị để hồn thiện quy trình này:

- Đối với pháp luật được lựa chọn cho hợp đồng thương mại quốc tế, cần nghiêm túc nghiên cứu và đề xuất lựa chọn tối ưu nhất cho hợp đồng được giao kết. Đồng thời kết hợp với việc đàm phán khôn khéo nhằm thoả thuận với đối tác sao cho đảm bảo quyền lợi của công ty khi tham gia giao kết cũng như đảm bảo hiệu lực của hợp đồng. Căn cứ Luật Dân sự 2015: “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngồi được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam” (khoản 1 Điều 664). Như vậy, ban pháp chế LKK

Telecom cần nghiên cứu các điều ước song phương và đa phương giữa Việt Nam và quốc gia bên ký kết còn lại cụ thể cho từng giao dịch để lựa chọn luật áp dụng hợp đồng phù hợp. Đặc biệt là Công ước Viên 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà Việt Nam chính thức gia nhập từ 01/01/2017. Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán có trụ sở thương mại tại các nước là

34

thành viên của Cơng ước, song Cơng ước có sự nhất quán trong việc nhấn mạnh yếu tố tự do của hợp đồng, theo đó các bên có quyền quy định các điều khoản cụ thể theo thỏa

thuận.4

- Đối với đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngồi, trong bối cảnh hai khái niệm này trong Luật Giao dịch điện tử 2005 và văn bản dưới luật (NĐ 52/2013/NĐ_CP) chưa rõ ràng, vì vậy trong quá trình soạn thảo, thống nhất nội dung hợp đồng cần bổ sung điều khoản làm rõ vấn đề này và những vấn đề quanh nó như thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, chữ ký điện tử và cách thức xác minh…

- Đối với phương thức thanh toán và giao hàng, cần bổ sung điều khoản minh bạch làm cơ sở cho việc giao kết hợp đồng, đồng thời kiểm sốt chặt chẽ thơng tin trong giấy tờ, chứng từ liên quan để phòng tránh rủi ro một cách triệt để nhất.

4TS. Ngô Quốc Chiến & TS. Nguyễn Minh Hằng, “ Pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngồi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ngày 12/08/2017, xem tại https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/08/12/php-luat-p-dung-cho-hop-dong-c-yeu-to-nuoc-ngoi-theo-quy- dinh-cua-bo-luat-dn-su-2015-v-khuyen-nghi-cho-cc-doanh-nghiep-viet-nam/ (truy cập 25/07/2019).

35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tại cơng ty TNHH LKK phịng pháp chế đưa ra những giao kết hợp đồng áp dụng thực tiễn thường lựa chọn khách hàng để làm chủ thể giao kết chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về cá nhân, trách nhiệm. Mỗi hợp đồng đều theo bố cục và hình thức của hợp đồng mẫu chung được pháp luật nhà nước quy định.

Khi tham gia với các anh chị phịng pháp chế của cơng ty có một số đánh giá khách quan cơ bản hai bên thượng thảo hợp đồng trước nên khâu chỉnh sửa thì hạn chế có những hợp đồng khách hàng ký ln. Tỷ lệ rất ít hợp đồng không được ký kết nhưng nguyên nhân nằm ở khách hàng thay đổi đột xuất và hủy bỏ hợp đồng vì thiếu kinh phí.

Bên cạnh đó có một số kiến nghị nhằm hồn thiện hơn về giao kết hợp đồng là có thêm người để thơng báo với đối tác về sự thay đổ quyết định bên phịng pháp chế khơng phải in ra và trình giám đốc mất thời gian có phịng và cơng ty.

36

KẾT LUẬN

Tổng kết lại, trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển một cách mạnh mẽ, việc ổn định phong thái làm việc “nhanh và chuyên nghiệp” địi hỏi doanh nghiệp phải hồn thiện cung cách làm việc từ những yêu cầu nhỏ nhất để đáp ứng những yêu cầu ngày một khắt khe của đối tác cũng như khách hàng trong khuôn khổ tuân thủ pháp luật. Việc hoàn thiện một quy trình giao kết hợp đồng chuẩn xác, khép kín góp phần rút ngắn thời gian đàm phán vàt thực hiện giao dịch, đồng thời tiết kiệm chi phí giao dịch là vơ cùng cần thiết.

Có thể nói, hoạt động thực tập mà em được trải nghiệm trong kỳ hè này thực sự đã đem lại cho em những kinh nghiệm quý giá. Những kiến thức được học trên trường đã được vận dụng vào thực tế, giúp em có cái nhìn khái qt hơn về nghề luật, về những điều mà một luật sư phải làm là gì. Những nội dung học trên trường rất rộng và nhiều, nhưng những gì mà một người hành nghề luật thực sự làm có thể thu hẹp hơn nhưng cần sự chuyên sâu hơn rất nhiều, đây là điều mà chỉ có thể thơng qua thực tế trải nghiệm em mới thu nhận được.

Em xin chân thành cảm ơn khoa Luật trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Ngọc Hà đã tận tình chỉ dạy chúng em từ trên ghế nhà trường, giúp chúng em có những kiến thức nền tảng nhất định và đã tạo điều kiện để bọn em được tham gia vào kỳ thực tập hữu ích này. Ngồi ra, em xin cảm ơn phía cơng ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông LKK đã trực tiếp giảng dạy giúp đỡ chúng em, cảm ơn các anh chị tại Ban Pháp chế đã giúp em hoàn thành tốt hoạt động thực tập của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo tài chính năm 2016 LKK Telecom.

[2] Báo cáo tài chính năm 2017 LKK Telecom.

[3] Báo cáo tài chính năm 2018 LKK Telecom.

[4] Luật Giao dịch điện tử 2005.

[5] Luật Dân sự 2015.

[6] PGS. TS Nguyễn Thị Mơ, Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử,

NXB Lao đồng và Xã hội, tr.216-217.

[7] Nguyễn Thành Luân, “Phòng tránh rủi ro trong giao kết, thực hiện hợp đồng

thương mại điện tử”, ngày 23/07/2017, xem tại: http://lsvn.vn/nghien-cuu-trao-doi/phan- tich-nghien-cuu/phong-tranh-rui-ro-trong-giao-ket-thuc-hien-hop-dong-thuong-mai-dien- tu-23866.html (truy cập 19/07/2018)

[8] Phạm Hồng Nhật, “Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện

tử ở Việt Nam”, xem tại: https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/hoan-thien-phap-luat- ve-giao-ket-hop-dong-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-334/ (truy cập 20/07/2019).

[9] TS. Ngô Quốc Chiến & TS. Nguyễn Minh Hằng, “ Pháp luật áp dụng cho hợp

đồng có yếu tố nước ngồi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ngày 12/08/2017, xem tại

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/08/12/php-luat-p-dung-cho-hop-dong-c-yeu- to-nuoc-ngoi-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dn-su-2015-v-khuyen-nghi-cho-cc-doanh- nghiep-viet-nam/ (truy cập 25/07/2019).

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng thực và tiễn thực hiên tại công ty TNHH Luật Kinh Kiến (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)