Nano TiO2 có rất nhiều ứng dụng như xử lí nước thải, khử mùi và làm sạch không khí, chống rêu mốc, tiêu diệt tế bào ung thư,… Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành thử nghiệm hoạt tính quang xúc tác của vật liệu trong việc xử lí nước thải tại hồ Bầu Sen – Thành phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định.
Thí nghiệm được tiến hành trên bộ xử lí là đĩa petri và khay xi măng.
Để đánh giá được chất lượng nước thải người ta dựa trên nhiều thông số quan trọng như BOD, COD, chỉ tiêu E.Coli, chỉ tiêu vi sinh vật hiếu khí,… Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành theo phương pháp xác định tổng vi sinh vật hiếu khí.
a). Nguyên tắc: Tổng vi sinh vật hiếu khí được đếm bằng cách đổ và ủ trong điều kiện hiếu khí ở 300C trong 72 giờ.
b). Hóa chất – dụng cụ:
Khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Kim Tuyến -39- SP Hóa K30B
Hóa chất:
+ Môi trường PCA (Plate Count Agar).
+ Dung dịch nước muối peptone SPW (Saline Pepton Water). + Cồn 700.
+ Vật liệu tổng hợp được: TiO2 pha tạp Ag (T-Ag5).
Dụng cụ:
+ Pipet, đĩa petri, khay xi măng, xilanh.
+ Tủ sấy, tủ ấm, tủ lạnh, bể điều nhiệt, tủ cấy vô trùng, nồi hấp. + Đèn cồn, đèn tử ngoại (UV).
+ Bút đếm khuẩn lạc. c). Quy trình:
- Chuẩn bị đĩa petri và khay xi măng cùng bán kính: + Đĩa 1 và đĩa 4: để không.
+ Đĩa 2 (khay xi măng): được phủ đều lên bề mặt một lớp nano TiO2 pha tạp 5% Ag bằng cách cho 100 mg T-Ag5 vào cốc cùng với một ít sơn nano (để tăng khả năng bám dính) khuấy đều. Sau đó, dùng chổi sơn quét đều lên bề mặt khay xi măng, để khô.
+ Đĩa 3 và đĩa 5: cho vào 100 mg bột nano TiO2 pha tạp 5% Ag (T-Ag5). - Xử lí nước thải: cho vào 5 đĩa trên, mỗi đĩa 20 ml nước thải được lấy từ hồ Bầu Sen.
+ Đĩa 1, 2, 3 đặt dưới ánh nắng mặt trời trong 20 phút.
+ Đĩa 4, 5 đặt dưới ánh sáng đèn tử ngoại cũng trong 20 phút.
Sau đó, dùng xilanh hút 5 ml mỗi mẫu nước đã xử li vào 5 lọ đem đi tiến hành xác định tổng vi sinh vật hiếu khí.
- Đỗ đĩa: chuyển 1 ml dung dịch mẫu sau khi đã pha loãng ở nồng độ thích hợp vào đĩa petri, mỗi nồng độ 1 đĩa. Sau đó, đổ vào mỗi đĩa 15-20 ml môi
Khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Kim Tuyến -40- SP Hóa K30B trường nuôi cấy đã được làm nguội đến 450C. Tiếp đến, trộn đều mẫu và môi trường nuôi cấy.
- Nuôi ủ: các đĩa được ủ trong 72 giờ ở 300C. d) Đọc kết quả:
Đọc kết quả có thể dùng bằng mắt thường hoặc qua kính lúp để đếm số khuẩn lạc mọc trên đĩa petri.
Quy trình định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí được tóm tắt trên hình 2.5
Hình 2.5. Quy trình định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí
Chuyển 1 ml mẫu vào đĩa petri vô trùng ( mỗi mẫu cấy 2 đĩa)
Pha loãng mẫu để có nồng độ thích hợp
Rót vào mỗi đĩa 10 – 15 ml môi trường PCA đã được làm nguội đến 450C
Lắc cho mẫu phân tán đều vào môi trường, ủ ở 300C trong 72 giờ
Chọn các đĩa có số khuẩn lạc trong khoảng 25 – 250 khuẩn lạc/đĩa để đếm
Tổng vi sinh vật hiếu khí trong mẫu (CFU/ml)
Khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Kim Tuyến -41- SP Hóa K30B