Ứng dụng tính chất siêu thấm ướt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp, biến tính và ứng dụng của vật liệu nano TiO2 (Trang 29 - 30)

Khi đi trong mưa hẳn là mọi người ai cũng khó chịu vì các giọt nước đọng lại trên cửa kính là nguyên nhân gây nên hiện tượng khúc xạ ánh sáng làm cho chúng ta rất khó quan sát mọi vật. Trong một thời gian dài người ta cứ đi theo hướng chế tạo ra các vật liệu không ưa nước để giọt nước dễ dàng gạt bỏ.

Thực tế thì bề mặt này lại tạo ra các hạt nước nhỏ và chính chúng là nguyên nhân làm cho mọi vật nhạt nhòa đi khi quan sát. Với sự khám phá ra tính chất siêu thấm nước của TiO2 chúng ta đã khám phá ra một hướng đi mới ngược lại hoàn toàn với cách làm trên. Với tính chất ưa nước của mình, lớp TiO2 bề mặt sẽ kéo các giọt nước trên bề mặt trải dàn ra thành một mặt phẳng đều và ánh sáng có thể truyền qua mà không gây biến dạng hình ảnh. Những thử nghiệm trên các cửa kính ôtô đã có những kết quả rất khả quan.

Thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc Việt Nam làm cho kính, gương soi trong phòng tắm thường bị mờ đi rất nhanh. Đó là do các giọt nước nhỏ liti đọng lại trên bề mặt gương (hình 1.11 (a)). Nếu gương được tráng một lớp nano TiO2 thì gương sẽ không còn bị mờ nữa (hình 1.11 (b)). Khả năng chống mờ của bề mặt gương hay kính phụ thuộc vào khả năng thấm ướt của bề mặt. Bề mặt TiO2 với góc thấm ướt đạt gần tới 0 độ sẽ có khả năng chống mờ rất tốt. Một hướng đi nữa cũng rất khả thi là đưa TiO2 lên các sản phẩm sứ vệ sinh như bồn cầu, bồn tiểu, chậu rửa... Lớp TiO2 siêu thấm ướt trên bề mặt sẽ làm cho bề mặt sứ thấm ướt tốt, khi dùng chúng ta có thể tưởng tượng giống như một màng mỏng nước được hình thành trên bề mặt sứ, ngăn cản các chất bẩn bám lên bề mặt đồng thời bề mặt có ái lực mạnh với nước hơn là với chất bẩn sẽ giúp chúng ta dễ dàng rửa trôi chất bẩn đi chỉ bằng động tác xả nước.

 Khóa luận tốt nghiệp

 Phan Thị Kim Tuyến -30- SP Hóa K30B

Hình 1.11. Khả năng chống đọng sương trên tấm kính khi phủ lớp phim TiO2

(a). Tấm kính không phủ lớp nano TiO2

(b). Tấm kính có phủ lớp nano TiO2

liệu khô siêu nhanh làm việc trong điều kiện ẩm ướt. Chúng ta biết rằng chất lỏng dễ bay hơi nhất khi diện tích mặt thoáng của chúng càng lớn. Do tính chất thấm ướt tốt, giọt chất lỏng loang trên bề mặt TiO2 và sẽ bay hơi rất nhanh chóng.

Tóm lại, vật liệu TiO2 có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi, ngoài những ví dụ đã kể ở trên, TiO2 còn có nhiều ứng dụng khác như vải tự làm sạch, các bóng đèn cao áp trên phố, trong các đường ngầm, các barie trên đường cao tốc, hệ thống gương cầu tại các khúc quanh...Trong nhà chúng ta có thể đưa TiO2 lên các sản phẩm trong nhà bếp, phòng tắm,..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp, biến tính và ứng dụng của vật liệu nano TiO2 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)