CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum (Trang 31 - 34)

5. Bố cục đề tài

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

2.2.1. Quy định pháp luật về chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và

24

cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành cơng của cơng cuộc xóa đói giảm nghèo.

Chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể kinh tế, xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Giúp dân xóa đói, giảm nghèo, là một trong những chính sách lớn, có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện tốt cơng tác xóa đói, giảm nghèo, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, giúp nhau vượt qua khó khăn là thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc; đồng thời thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội.

“Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (Theo Quyết định 1722-QĐ/TTg, ngày 2-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ) hiện đang triển khai thực hiện với một đầu mối quản lý chung nhất là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Trong đó bao gồm 5 dự án thành phần là: Chương trình 30a (giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo); Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi); Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngồi Chương trình 30a và Chương trình 135; Truyền thơng và giảm nghèo về thơng tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.

Nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo, Đảng ta đã chỉ rõ: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách xóa đói, giảm nghèo phù hợp với từng giai đoạn; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo. “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người” và đề ra mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, bình quân mỗi năm giảm từ 1,5% - 1,7% tỷ lệ hộ nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3,5% trở lên. Đến năm 2025 giảm 40% - 50% các xã thuộc diện khó khăn và giảm trên 50% thơn, bản đặc biệt khó khăn; Đồng thời khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giầu - nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Theo đó, “thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của Nhân dân. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững”; Để bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030” với tổng thể các nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong công

25

người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy

nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng; Trong Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 6-1-2017, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Khơng để ai bị bỏ lại phía sau”. “Khơng để ai bị bỏ lại phía sau” là phương châm hành động, là quyết tâm của cả hệ thống chính trị Việt Nam, để mọi địa phương, mọi người dân Việt Nam đều được hưởng thành quả của phát triển kinh tế.

Dưới đây là một số chính sách giảm nghèo hiện hành đang được áp dụng:

- Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo ở nông thôn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 18/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chương trình 135.

- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg.

- Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo đồng bào DTTS và hộ nghèo ở thơn, xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg và Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính sách hỗ trợ giáo dục: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.

- Chính sách hỗ trợ Bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng đặc biệt khó khăn theo Luật Bảo hiểm y tế ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13/6/2014.

- Chính sách hỗ trợ tiền điện theo Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện.

Ngồi ra, để bảo đảm tính pháp lý cũng như tạo điều kiện, cơ chế cho các xã vùng BNVB nhanh chóng thốt nghèo vươn lên bắt kịp với mặt bằng chung của các địa phương khác, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 về việc phê duyệt Danh sách 291 xã thuộc 23 tỉnh được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, 291 xã thuộc 23 tỉnh sẽ được hỗ trợ đầu tư với các tiểu dự án trong Dự án 1 của Quyết định số 1722/QĐ-TTg

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 sẽ bị khai tử vì nếu chỉ thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo về thu nhập mà không hỗ trợ hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ khó đạt được mục đích của việc thay đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều.

Quyết định số 24/2021/QĐ – TTg, ngày 16/7/2021 Quy định quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và quy trình xác định hộ làm nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025; Nghị định số

26

07/2021/NĐ – CP, ngày 27/01/2021 của Chính phủ Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)