Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum (Trang 48 - 54)

5. Bố cục đề tài

3.4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘ

3.4.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo

bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng đặc biệt là nguồn vốn giải quyết việc làm, Hỗ trợ giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động, xuất khẩu lao động.

Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.

Ba là, hỗ trợ thường xun đối với người có hồn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất

cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo, ...) thơng qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, như

giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.

Năm là, có các chính sách hỗ trợ cho hộ mới thốt nghèo, hộ cận nghèo về y tế, giáo

dục để đảm bảo tính giảm nghèo bền vững.

Sáu là, đầu tư ngân sách để mở các lớp tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cách

41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong quá trình xây dựng và phát triển với những thành tựu đã đạt được về giải quyết chính sách an sinh xã hội của phường Trần Hưng Đạo đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Giảm nghèo nhanh, qua các nhiệm kỳ đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Hệ thống tổ chức y tế được kiện toàn, năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện. Cơ sở y tế, giáo dục tăng cường đầu tư thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng phục vụ. Ngành giáo dục cũng đang chứng kiến sự thay đổi lớn về chất, chuyển dịch theo hướng tích cực. Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học đã bám sát nhu cầu thực tế, từng bước nâng cao chất lượng. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận và triển khai các chương trình bao phủ bảo hiểm. Bên cạnh những kết quả đạt được song hoạt động thực thi chính sách ASXH trên địa bàn phường vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần khắc phục như : Đời sống vật chất, tinh thần của một số bộ phận người dân đặc biệt là hộ nghèo cịn nhiều khó khăn. Chưa có nhiều chính sách mang tính chiến lược lâu dài trong công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức cho người nghèo, tạo việc làm. Công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cịn nhiều hạn chế, chưa có định hướng về đào tạo nghề nghiệp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Nhận thức của người dân về tham gia BHXH tự nguyện chưa cao, chưa chủ động tham gia…Để phường Trần Hưng Đạo ln giữ vững tiêu chí là phường đạt đơ thị văn minh trong thời gian tới cần có những giải pháp mang tính tồn diện nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế bất cập đã nêu.

42

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách an sinh xã hội bảo đảm cho toàn dân là một chủ trương đúng và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nước. Mục đích cơ bản của chính sách ASXH là nhằm đảm bảo đời sống nhân dân và ổn định chính trị-xã hội. Thực hiện ASXH là trọng trách của tồn thể hệ thống chính trị và trách nhiệm của toàn xã hội. ASXH là mục tiêu, thước đo quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Có thể nói, ASXH là một quyền cơ bản của con người, là tiêu chí quan trọng phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Do đó, đầu tư cho ASXH cũng chính là đầu tư cho phát triển, cho con người.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận sau nhiều năm đổi mới, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đảm bảo được tính bao trùm xã hội, mức độ minh bạch chưa cao và chưa huy động được sự tham gia của các chủ thể ngoài Nhà nước. Các chính sách an sinh tuy được ban hành nhiều, song bất cập, nhiều đầu mối, thiếu đồng bộ và khi triển khai thực hiện thì khơng phù hợp với thực tế. Những cú sốc về giá cả, thị trường, dịch bệnh, thiên tai luôn tác động tiêu cực đến người dân đòi hỏi phải chỉ đạo kịp thời, quyết liệt. Trong khi đó, cơng tác hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ASXH chưa được quan tâm ở các cấp.

Trong các cuộc khủng hoảng do thiên tai, dịch bệnh như đại dịch Covid-19, hệ thống ASXH đã bộc lộ sự bất cập, thể hiện bằng phản ứng chậm chạp và thủ tục hành chính rườm rà, xa thực tế trong khâu thực hiện chính sách. Nhiều đối tượng yếu thế, đối tượng gặp khó khăn do đại dịch cần được hỗ trợ nhưng không nằm trong danh sách nên đã khơng thể ứng phó và ứng phó kịp thời với những tác động bất lợi của đại dịch đến việc làm, thu nhập, sinh kế và thậm chí tính mạng, cuộc sống.

Cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hồn thiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình trợ giúp và cứu trợ xã hội theo hướng khả thi, linh hoạt và kịp thời đến tay đối tượng, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương. Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, nhất là ở các vùng dân tộc. Ưu tiên đầu tư nguồn lực tài chính cho ASXH, ngồi nguồn ngân sách Nhà nước, cần đẩy mạnh xã hội hóa dựa trên sự đóng góp, chia sẻ của cộng đồng, doanh nghiệp, khu vực tư nhân, để có thể giảm bớt gánh nặng bao cấp của Nhà nước và hội nhập sâu hơn với quốc tế. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các chương trình ASXH, tránh rị rỉ nguồn lực, đảm bảo hệ thống vận hành công khai, minh bạch và kịp thời trong hoạt động hỗ trợ. Quan tâm bồi dưỡng cán bộ và đào tạo đội ngũ làm cơng tác ASXH, tránh tình trạng gặp khó khăn về nhân lực khi xảy ra tình huống bất thường, khủng hoảng.

Mơ hình ASXH của nước ta cần tiếp tục quán triệt và thể hiện mục tiêu phát triển vì con người, lấy người dân làm trung tâm. Cần bảo đảm để mọi người dân có thể tiếp cận và thụ hưởng an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội. Trong tình hình mới, việc tăng cường và hoàn thiện hệ thống ASXH trở thành một đòi hỏi bức thiết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, khắc phục những tác động tiêu

43

cực của đại dịch Covid-19 đến cuộc sống và sức khỏe của Nhân dân, tiến tới ổn định kinh tế-xã hội. Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng luân cứ khoa học đối với các vấn đề thực tiễn và những thách thức đối với ASXH trong giai đoạn 2021-2030. Chú trọng xây dựng hệ thống an sinh thích ứng và phù hợp với tình hình mới nhằm thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong 10 năm tới.

Cùng với việc triển khai các hoạt động xóa đói giảm nghèo thông qua các chính sách , dự án của nhà nước, tỉnh ta cũng đã tập trung vào việc tạo việc làm và tăng cơ hội có việc làm từ các hoạt động cho vay vốn sản xuất kinh doanh, dạy nghề nâng cao trình độ, giới thiệu việc làm cho Nhân dân. Cùng với phong trào xóa đói giảm nghèo (XĐGN), tạo việc làm của cả nước nói chung, phường Trần Hưng Đạo đã và đang đẩy mạnh thực hiện mục tiêu về công tác giảm nghèo, trong thời gian qua phường đã có nhiều chương trình, kế hoạch ban hành nhiều cơ chế chính sách, các biện pháp tổ chức thực hiện đồng bộ, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị vào xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, có sự phối hợp giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân và sự cố gắng vươn lên của các gia đình; Tỷ lệ giảm nghèo các năm đều đạt và vượt kế hoạch.

Công tác giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các tổ dân phố; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nơng thơn, giữa các nhóm dân cư. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, cơng nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ.

Cần thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước.

Bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh tiến bộ đã và đang được áp dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới nhằm hỗ trợ người dân tham gia được hưởng những quyền lợi và được hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật, thai sản, thất nghiệp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tun truyền, vận động Nhân dân, đồn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH chủ động tham gia các loại hình BHXH phù hợp với bản thân và gia đình; Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, hội viên; Phản biện xã hội, tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở khảo sát tiềm năng, thời gian tới địa phương cần có sự chỉ đạo các cán bộ ở các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch và giải pháp phát triển từng ngành. Xác định đâu là ngành mũi nhọn và trọng điểm và quá trình phát triển của mỗi ngành nghề ở địa phương. Trên cơ sở đó xác định, dự báo được xu thế vận động và phát triển của từng

44

ngành trong hiện tại và tương lai đối với vấn đề triển khai thực hiện các chính sách ASXH, chính sách XĐGN, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân. Đối với việc thực hiện BHXH cần phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (Luật số 77/2015/QH13), ngày 19 tháng 06 năm 2015.

[2] Hiến pháp 2013.

[3] Lịch sử Đảng bộ phường Trần Hưng Đạo.

[4] Báo cáo đánh kết quả thực hiện của Đảng ủy, UBND phường từ 2004 đến 2022. [5] Nghị định 13/2004/NĐ-CP, ngày 08/01/2004 của Chính phủ về thành lập phường, xã thuộc Thị xã Kon Tum và các Huyện Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Kon PLoong, Tỉnh Kon Tum. [6] Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội.

[7] Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội.

[8] Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2021 về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội.

[9] Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

[10] Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội.

[11] Nghị quyết số 66/NQ-HĐND, ngày 30/12/2019 của HĐND tỉnh về sắp xếp, sáp nhập, tổ chức lại và đổi tên các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

[12] Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của BCHTW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

[13] Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”

[14] Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định 15/QĐ-TTg về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19.

[15] Quyết định số 62/2011/QĐ – TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

[16] Quyết định số 49/2015/QĐ – TTg, ngày 14/10/2015 về một số chế độ, chính sách đối với dân cơng hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

[17] Chương trình số 80-CTr/TU, ngày 21/7/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Kon Tum về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

[18] Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”.

[19] Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 18/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo ở nông thôn.

[20] Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.

[21] Quyết định số 1592/QĐ-TTg và Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo đồng bào DTTS và hộ nghèo ở thôn, xã đặc biệt khó khăn.

[22] Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về Chính sách hỗ trợ giáo dục.

[23] Luật Bảo hiểm y tế ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13/6/2014 về Chính sách hỗ trợ Bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng đặc biệt khó khăn.

[24] Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện.

[25] Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 về việc phê duyệt Danh sách 291 xã thuộc 23 tỉnh được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, 291 xã thuộc 23 tỉnh sẽ được hỗ trợ đầu tư với các tiểu dự án trong Dự án 1 của Quyết định số 1722/QĐ-TTg.

[26] Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 sẽ bị khai tử vì nếu chỉ thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo về thu nhập mà không hỗ trợ hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)