Thành viên độc lập Hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu, tổ chức công ty cổ phần (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

3.1. NỘI DUNG QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.1.7. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị

a. Chức năng của thành viên độc lập Hội đồng quản trị

Trong công ty cổ phần, thành viên độc lập Hội đồng quản trị đóng vai trị đảm bảo tính minh bạch trong các quyết định, ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng, hiệu quả hoạt

25

động trong quản trị cơng ty. Do đó, quy định về thành viên độc lập Hội đồng quản trị là một trong những quy định đáng chú ý trong công ty cổ phần.

b. Tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên độc lập Hội đồng quản trị

Theo quy định tại Điều 134 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khốn có quy định khác:

– Mơ hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp cơng ty cổ phần có dưới 11 cổ đơng và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cơng ty thì khơng bắt buộc phải có Ban kiểm sốt;

– Mơ hình thức hai: Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm tốn nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, khi cơng ty cổ phần hoạt động theo mơ hình thứ hai (Khơng bao gồm cơng ty cổ phần hoạt động theo mơ hình thứ nhất nhưng có dưới 11 cổ đơng) thì phải đáp ứng điều kiện ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập.

Để trở thành thành viên độc lập của Hội đồng quản trị, ngồi việc được Đại hội đồng cổ đơng bầu chọn, thành viên độc lập phải đáp ứng tiêu chuẩn và điêu kiện quy định tại khoản 2 Điều 151 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

“2. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật này có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khốn có quy định khác:

a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, cơng ty con của cơng ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó.

b) Khơng phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

c) Khơng phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt của cơng ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.”

Những quy định này nhằm làm cho thành viên độc lập khơng có quan hệ lợi ích riêng trong công ty, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân nên sẽ đưa ra những ý kiến khách quan

26

nhằm bảo vệ lợi ích của cơng ty mà khơng vì lợi ích riêng của một cá nhân hay một nhóm người nào đó.

Thành viên hội đồng quản trị độc lập làm tăng giá trị cho công ty: Thành viên hội đồng quản trị độc lập cịn có thể gia tăng giá trị cho cơng ty thơng qua vai trị của mình. Bởi, họ là những người có uy tín, có kiến thức, kinh nghiệm và địa vị xã hội để được mời vào vị trí đó. Khơng phải chỉ khi xảy ra xung đột thì các ý kiến có chất lượng chun mơn cao của họ mới có giá trị, mà mối quan hệ trong ngành hoặc uy tín của họ sẽ phần nào giúp gia tăng thương hiệu công ty hay thuận lợi trong các giao dịch.Tại Việt Nam, việc kinh doanh có quan hệ mật thiết với cơ quan chức năng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chọn thành viên hội đồng quản trị độc lập có quan hệ tốt với chính quyền và am hiểu luật pháp trở thành lợi thế cho doanh nghiệp.

Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc khơng cịn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 151 Luật doanh nghiệp 2020 và đương nhiên khơng cịn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị khơng cịn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.

c. Một số vấn đề khác có liên quan đến thành viên hội đồng quản trị độc lập.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang vướng phải một số quy định liên quan đến tính "độc lập" của các đối tượng này. Có thể họ cho rằng rất khó để tìm những thành viên đảm bảo tiêu chí "độc lập" vì những điều kiện đảm bảo tiêu chí đó khá khắt khe. Cịn những thành viên có thể đảm bảo tính "độc lập" thì lại khơng đảm bảo về kiến thức, kinh nghiệm và địa vị xã hội khi đảm đương vị trí.

Thành viên độc lập là người được hưởng thù lao dựa trên năng lực và kinh nghiệm của họ. Do vậy, họ phải đưa ra các ý kiến độc lập về chiến lược, cũng như giám sát nhà quản lý nhằm bảo vệ sự cơng bằng cho cổ đơng nhỏ và vì quyền lợi của các cổ đơng. Họ có trách nhiệm can thiệp vào các quyết định của ban điều hành nếu các quyết định này chỉ mang lại lợi ích nhóm. Do vậy, các thành viên độc lập được bổ nhiệm cần đủ điều kiện như là các chuyên gia, đã trải qua các kinh nghiệm thực tế, lựa chọn người phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty. Bản thân các thành viên độc lập cũng cần ý thức được uy tín của họ, trong q trình ra các quyết định quan trọng, tránh việc chỉ tồn tại hình thức.

Sự có mặt của các thành viên hội đồng quản trị độc lập mang lại lợi ích cho cơng ty cổ phần. Xu thế và cách thức vận hành kinh doanh thời hội nhập đang thay đổi từng ngày. Các doanh nghiệp cần thay đổi cách nhìn về vai trò quan trọng của các thành viên giữ vai trò quản trị độc lập này đối với việc quản lý và điều hành của doanh nghiệp.

27

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu, tổ chức công ty cổ phần (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)