THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 VỀ CƠ CẤU TỔ

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu, tổ chức công ty cổ phần (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1 .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

3.2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 VỀ CƠ CẤU TỔ

CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2.1. Đánh giá

Với những quy định quan trọng mang tính đột phá, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã góp phần tạo ra mơi trường kinh doanh rộng lớn, hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư. Theo đó, các quy định về quản trị doanh nghiệp được hoàn thiện hơn theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, đưa doanh nghiệp trở thành một loại hình kinh doanh an tồn hơn. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau:

Thứ nhất, quy định tại Điều 162 về hợp đồng, giao dịch giữa công ty với thành viên

hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc, kiểm sát viên, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần phổ thông trở lên… phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị của công ty cổ phần chấp thuận là không hợp lý bởi đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đơng có quyền

10 Điều 146, khoản 2, điểm a Luật doanh nghiệp 2020

11 Điều 150 Luật Doanh Nghiệp 2020

12 Điều 144, khoản 3, điểm b Luật Doanh Nghiệp 2020

13 Điều 156, khoản 5 Luật Doanh Nghiệp 2020

30

biểu quyết, là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần mà những nội dung phải thảo luận và thông qua rất nhiều. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, thời gian là cơ hội nên có hợp đồng phải được đại hội đồng cổ đơng chấp thuận sẽ làm giảm tính hiệu quả của q trình kinh doanh.

Thứ hai, về việc bảo vệ quyền lợi của cổ đơng thiểu số, cịn chưa hiệu quả. Các cổ

đơng lớn có xu hướng thao túng việc quản trị, điều hành công ty, lạm dụng quyền cổ đông, thành viên lớn để loại bỏ hoặc ngăn cản thực hiện quyền của cổ đông thiểu số. Kèm theo việc các cổ đông thiểu số khơng nắm rõ các quyền của mình, tâm lý phó thác cho cổ đơng lớn và thiếu động lực đấu tranh. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về quyền của cổ đông trong công ty cổ phần chưa được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, chưa có nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2020 về việc bỏ phiếu từ xa đối với các cổ đông. Do vậy để hạn chế sự tham gia của các cổ đông thiểu số, nhiều công ty cổ phần tiến hành đại hội đồng cổ đông ở những nơi xa xơi, điều kiện đi lại khó khăn, thủ tục ủy quyền phức tạp.

Thứ ba, tại Điểm c Khoản 3 Điều 104 Luật Doanh Nghiệp 2005: “Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu…” là việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát phải

thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Khoản 3 điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên

Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu…”

nếu điều lệ công ty không quy định khác việc biếu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Như vậy, công ty cổ phần có thể quyết định phương thức bầu dồn phiếu theo quy định của Điều lệ công ty. Nếu bầu dồn phiếu thì nhóm cổ đơng sở hữu 10 - 20% cổ phần là đã có nhiều khả năng bầu được người đại diện của mình. Cịn nếu bầu thơng thường thì thậm chí nhóm cổ đơng sở hữu tới trên 49% cũng dễ có nguy cơ khơng có đại diện nào trong Hội đồng quản trị. Đây là “tổn thất” rất lớn đối với nhóm cổ đơng thiểu số, là đi ngược lại quan điểm bảo vệ nhà đầu tư nhỏ và cổ đông thiểu số. Sự thay đổi này của Luật Doanh nghiệp 2020 đã xoá bỏ một quy định rất hợp lý và cần thiết của Luật cũ, làm cho hoạt động của công ty bớt đi sự nghiêm túc, bài bản, sịng phẳng, đàng hồng khi chuyển sang cách thức bầu cử thông thường, bãi bỏ phương thức bầu dồn phiếu.

Thứ tư, việc quy định cho phép hội đồng quản trị có quyền thơng qua hợp đồng mua,

bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty theo Điểm h, Khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã dẫn đến có nhiều trường hợp, hội đồng quản trị, vì sự chủ quan trong nhận định của mình, ra các quyết định đầu tư sai lầm, gây thiệt hại cho các cổ đông thiểu số.

Thứ năm, quy định về nhiệm kỳ Hội đồng quản trị tại Điều 150 “Nhiệm kỳ và số

lượng thành viên Hội đồng quản trị”, Luật Doanh nghiệp năm 2020, đã bỏ quy định về nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị, mà chỉ còn quy định về nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng

31

quản trị. Khoản 3, Điều 114 về “Quyền của cổ đông phổ thông”, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định một trong các trường hợp cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng có quyền u cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông nếu “Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế”. Khoản 1, Điều 153 về “Cuộc họp Hội đồng quản trị”, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ được bầu trong cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó.”

3.2.2. Những tồn tại hạn chế trong quy định Luật Doanh nghiệp 2020 về cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

- Về hội đồng quản trị và thành viên hội đồng thành viên: Việc bầu dồn phiếu quy định tại khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 với thành viên hội đồng quản trị, bầu chủ tịch hội đồng quản trị theo quy định, tùy quy mô của công ty và các yêu cầu về số lượng thành viên hội đồng quản trị cần phải có, cổ đơng/nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên có quyền đề cử thành viên hội đồng quản trị. Việc bầu chủ tịch hội đồng quản trị cũng bị chi phối mạnh bởi nhóm cổ đơng đa số tại cơng ty.

- Về quy định cho phép hội đồng quản trị có quyền thơng qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty theo khoản 5 Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2020 phải được điều chỉnh chặt chẽ hơn. Đã có nhiều trường hợp, hội đồng quản trị, vì sự chủ quan trong nhận định của mình, ra các quyết định đầu tư và mở rộng kinh doanh sai lầm, gây thiệt hại cho các cổ đơng thiểu số.

- Về ban kiểm sốt: Thực tế ở Việt Nam cho thấy, ban kiểm soát chưa thể hiện đầy đủ vai trò bảo vệ cổ đơng và nhà đầu tư. Do đó, rủi ro mà nhà đầu tư và cổ đông phải gánh chịu từ sự "lép vế" của ban kiểm soát là rất lớn.

- Vấn đề cơng khai, minh bạch hóa thơng tin: Cũng đang đặt ra nhu cầu cấp bách, đòi hỏi các nhà lập pháp cần hoàn thiện các quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần. Theo đó, nghĩa vụ cơng khai minh bạch hóa thơng tin cần phải được các công ty cổ phần thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm cao. Hiện nay, các quy định của pháp luật về cơng khai hóa thơng tin cịn mang tính hình thức, sơ sài, chưa có sự tương thích với thơng lệ quốc tế. Các quy định của pháp luật cũng cho thấy sự hạn chế rất lớn trong cơ chế kiểm tra và giám sát các thông tin cơng bố ra ngồi của các công ty cổ phần. Điều này đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho thị trường, cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư và cho tất cả các bên liên quan.

32

KẾT CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu, phân tích của chương 2, em rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, Tổ chức quản lý công ty cổ phần được hiểu là sự thiết lập, vận hành của

các cơ quan quyền lực trong CTCP và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực đó nhằm xác định mục tiêu, hình thành các cơng cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty.

Thứ hai, Nội dung pháp luật về cơ cấu tổ chức công ty cổ phần, bao gồm hai mơ

hình:

Mơ hình 1: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc/ Tổng giám đốc; có

Ban kiểm sốt.

Mơ hình 2: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc/ Tổng giám đốc;

khơng có Ban kiểm sốt.

Thứ ba, Cần thực hiện các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động,

33

KẾT LUẬN

Bất kỳ tổ chức nào cũng tồn tại một cơ cấu tổ chức nhất định. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần là một chế định quan trọng trong pháp luật về công ty cổ phần. Việc tạo ra một cơ cấu vững mạnh, chặc chẽ giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa được nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Vì vậy, việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 đã định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa cơ quan trong công ty như Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Ban kiểm soát. Các cơ quan này có sự độc lập tương đối trong hoạt động và chi phối lẫn nhau. Đồng thời, đảm bảo cho cổ đông quản lý, giám sát một cách tốt nhất với các nhà quản trị điều hành công ty. Tuy vậy, quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần vẫn còn một số hạn chế, việc phát hiện ra những điểm hạn chế đó là diều cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cơng ty cần nắm rõ, vận dụng sáng tạo một cách hợp pháp các quy định của Luật về Doanh nghiệp để xây dựng cho cơng ty mình một bộ máy hiệu quả nhất.

34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Luật Doanh nghiệp 2020.

[2] Bộ Luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 [3] http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu. [4] https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/05/03/4791.

[5] Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 của Quốc hội [6] http://www.kontum.udn.vn/

[7] Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ : Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

[8] Thông tư 06/1998/TT-NHNN1 về một số nội dung liên quan đến ngân hàng khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành

[9] Dzung Nguyen (2012). Financial Development and the Determinants of CapitalStructure in Vietnam

[10] Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2008), Phân tích tài chính, NXB Lao Động Martin Fridson và Fernando Alvarez , bản dịch 2013

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu, tổ chức công ty cổ phần (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)