Hồn thiện cơ chế nghiệp vụ tín dụng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Phú Yên (Trang 56 - 57)

2.3.1 .Kết quả đạt được

3.2.1. Hồn thiện cơ chế nghiệp vụ tín dụng cho vay tiêu dùng

- Nghiệp vụ tín dụng cho vay tiêu dùng là nghiệp vụ cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có của ngân hàng. Việc thiết lập và thực hiện các quy trình của nghiệp vụ tín dụng là một bộ phận căn bản của quản trị ngân hàng. Làm tốt cơng việc này sẽ góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Mỗi ngân hàng, mỗi loại hình cho vay có quy trình tín dụng riêng nhưng đều bao gồm các bước cơ bản sau: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.Trong nghiệp vụ cho vay tiêu dùng cũng vậy, đều phải trải qua các bước như trên.Tuy nhiên, việc thực hiện và hiệu quả của các ngân hàng là không giống nhau, nó phụ thuộc vào quy mơ cũng như chính sách cũng như trình độ của từng ngân hàng.

- Hồn thiện cơ chế chính sách cho vay tiêu dùng: ngân hàng cần có chính sách ưu tiên phát triển cho vay tiêu dùngbao gồm chính sách nhỏ: Chính sách đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đa dạng hóa đối tượng cho vay tiêu dùng, đầu tư công nghệ phát triển cho vay tiêu dùng…

Đề cao công tác quản trị rủi ro tín dụng thể hiện qua các tiêu chí sau:

- Nâng cao công tác thẩm định. Chất lượng cơng tác thẩm định có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định một khoản vay có đủ tiêu chuẩn vay hay khơng. Nếu q trình thẩm định được thiết kế chặt chẽ hiệu quả sẽ hạn chế được rủi ro khoản vay kém chất lượng.

- Xây dựng hệ thống thơng tin tín dụng khoa học, đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời và có chất lượng cao. Hệ thống thơng tin phải được cập nhật thường xuyên từ nhiều

49

nguồn. Thông tin từ nguồn này sẽ làm sáng tỏ, bổ sung thêm thông tin từ nguồn khác giúp nâng cao chất lượng thông tin. Thông tin cập nhật là thông tin sát nhất giúp cán bộ tín dụng đánh giá về khách hàng vay và khoản vay.

- Theo dõi thường xuyên tình hình sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng, kế hoạch trả nợ.

- Thực hiện đảm bảo tài sản đúng nguyên tắc, đánh giá đúng giá trị…Tài sản đảm bảo là cơ sở đảm bảo cho sự trả nợ của khách hàng. Việc đánh giá đúng nguyên tắc, đúng giá trị sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro không thu hồi được nợ.

- Nâng cao khả năng đo lường rủi ro và trích lập quỹ dự phịng rủi ro: Đo lường rủi ro chính xác sẽ giúp NH ra quyết định chính xác khách hàng nào đủ tiêu chuẩn được vay và số lượng vay cũng như phương thức bảo đảm thích hợp, đồng thời trích lập quỹ dự phịng hợp lý. Bởi quỹ dự phòng là tấm đệm chống đỡ cho NH khi rủi ro thực sự xảy ra, đảm bảo hoạt động của NH diễn ra bình thường.

- Chủ động giải quyết các khoản nợ có vấn đề, khơng được che dấu các khoản nợ có vấn đề hay đến khi các khoản nợ có khả năng mất vốn mới giải quyết vì như vậy sẽ càng làm tăng nguy cơ khách hàng không thể trả được nợ khiến ngân hàng mất vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Phú Yên (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)