Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng giảm nghèo và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo tại xã Đăk Na (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO, HỘ NGHÈO

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO Ở XÃ ĐĂK NA

3.1.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

a) Hoạt động hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng tru đãi để phát triển sản xuất

- Rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo để xác định số hộ đáp ứng điều kiện, có nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả theo quy định tại Nghị số 78/2002 NĐ- CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

- Rà soát những hộ mới thoát nghèo (Là những hộ đã từng là hộ nghèo được UBND cấp xã xác nhận về thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo tối đa là 3 năm, ưu tiên hộ gia đình có chủ hộ là nữ) có đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất

53

kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thốt nghèo.

- Tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, để cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật ni, thanh tốn các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà, điện thắp sáng, nước sạch và học tập. Tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận ủy thác vay vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện cho vay có điều kiện, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh và được các tổ chức đồn thể tín chấp cho vay. Đồng thời có kế hoạch xử lý theo quy định đối với các hộ có nợ đọng kéo dài, khơng có điều kiện trả nợ.

- Các tổ chức đồn thể, cán bộ khuyến nơng hướng dẫn hộ nghèo lập phương án và tổ chức hiện phương án sản xuất, kinh doanh, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và theo khả năng quy mơ, trình độ sản xuất từng vùng, từng hộ.

- Đảm bảo nguồn vốn cho vay, rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay.

b) Quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai

- Bố trí hệ thống canh tác trên đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn cây trồng phù hợp cho từng vùng, tùng xã để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Tức có sự phân loại đất tử đó hướng dẫn người dân canh tác cây trồng phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

- Nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người dân, đẩy mạnh thâm canh với việc đầu tư thêm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý Nâng cao trình độ sản xuất cho người dân hướng đến phát triển nơng nghiệp bền vững.

- Hồn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu qủa sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tổ chức lại việc sử dụng đất cho nhân dân.

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, giao thông,...

- Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai: Tập trung hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013, định mức kinh tế

- Kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng đất Phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về đất đai cho đội ngũ cán bộ, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ. Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên đất phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công đối với hộ nghèo

- Có cơ chế phù hợp về tổ chức, đào tạo, tập huấn và sử dụng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở trong việc giúp đỡ, hướng dẫn các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo vay vốn, sử

54

dụng nguồn vốn, tổ chức sản xuất, cách chi tiêu trong gia đình để đảm bảo cuộc sống. Trang bị kiến thức về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thông qua các hoạt động khuyến nơng, khuyến cơng, có sự tham gia của người dân và tập huấn trên cơ sở mơ hình thực tế. Nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông cấp xã, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề kèm cặp cho người nghèo theo hình thức cầm tay chỉ việc.

- Đảm bảo có tỷ lệ lao động nghèo được tham dự các hội nghị chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất

- Kinh doanh, xây dựng và phát triển các mơ hình áp dụng giống mới, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp. Tổ chức thực hiện các dự án hỗ trợ trực tiếp vốn, vật tư nông nghiệp cho người nghèo.

- Phát huy hiệu quả và năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nơng, phải có sự liên hệ giữa cán bộ khuyến nông với các hộ dân. Tức cán bộ khuyến nơng phải có sự hỗ trợ về kỹ thuật khi người dân có nhu cầu.

d) Phát triển ngành nghề, dịch vụ tạo nhiều việc làm cho người nghèo

- Cần đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp để người lao động nhận thức đúng đắn về học nghề, đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nghèo, cận nghèo theo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đa dạng hoá các lĩnh vực, nội dung đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với tính chất của người lao động nhằm hỗ trợ người lao động đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước và làm việc ở nước ngoài.

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư trên địa bàn; khuyến khích các cơng ty, doanh nghiệp đào tạo nghề thu nhận lao động tại chỗ: Tập trung đào tạo nghề, giới thiệu việc làm phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội địa phương và nhu cầu, khả năng của các công ty, doanh nghiệp trên địa bản; tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo liên kết tổ chức sản xuất làm ăn gắn với việc phát triển kinh tế tự vượt nghèo, thơng qua các chính sách hỗ trợ về cho vay vốn ưu đãi và tín dụng nhỏ; hỗ trợ đầu tư vốn vay cho cơ sở sản xuất kinh doanh, hỗ trợ những dự án vừa và nhỏ của cá nhân vay vốn làm ăn hiệu quả. Đồng thời cần thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nâng cao nhận thức nghề nghiệp và hỗ trợ đào tạo, nâng cao tay nghề cho các thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, khảo sát nhu cầu học nghề cho các thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Xây dựng cơ cấu kinh tế nơng thơn tồn diện và hợp lý bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nhằm hạn chế tình trạng lao động nhàn rỗi do đặc điểm theo mùa vụ của sản sản xuất nông nghiệp ở nông thơn.

e) Nhân rộng mơ hình giảm nghèo hiệu quả cho hộ nghèo

- Xây dựng và nhân rộng mơ hình giảm nghèo theo hướng liên kết giữa hộ nghèo, nhóm hộ nghèo với các doanh nghiệp nhằm tạo và nâng cao lợi nhuận cho người nghèo thông qua sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hạn chế tình trạng ép giả người dân khi thu mua sản phẩm của người dân.

55

- Khảo sát, đánh giá các mơ hình, dự án hỗ trợ khuyến nơng, khuyến cơng, đã triển khai trên địa bàn, tiếp tục nhân rộng các mơ hình, dự án có hiệu quả, phù hợp với hộ nghèo và điều kiện, đặc thù của địa phương, tạo điều kiện, cơ hội cho hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Tiếp tục xây dựng các mơ hình khuyến nơng, khuyến ngư và tiểu thủ công nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng giảm nghèo và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo tại xã Đăk Na (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)