THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI XÃ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng giảm nghèo và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo tại xã Đăk Na (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO, HỘ NGHÈO

2.6. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI XÃ

+ Xã Đăk Na có 790 hộ, 3048 nhân khẩu, Cách trung tâm huyện Tu Mơ Rông 50km, xã Đăk Na có tổng diện tích tự nhiên gần 8.500ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp. Tồn xã có gần 560ha cây lương thực; trên 704ha cây lâu năm (bời lời 583ha, cao su trên 30ha, cà phê 11ha, cây ăn qủa gần 19ha); 6,9ha sâm dây, 6.000 cây sâm Ngọc Linh, 10.000 cây kim tuyến; 5.676 con gia súc, trên con 3.200 gia cầm; thành lập được 2 HTX.

Xã có 12 thơn với 792hộ/2.969 khẩu (chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng), trong đó hộ nghèo chiếm trên 44%, hộ cận nghèo trên 23%. Đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, sống chủ yếu bằng nơng nghiệp; thu nhập bình qn 21 triệu đồng/người/năm.

UBND xã đã đăng ký triển khai các sản phẩm OCOP với sản phẩm thô là gạo đỏ rẫy truyền thống, nếp than rẫy, men lá truyền thống người Xơ Đăng và sản phẩm chế biến nâng cao là trà gạo đỏ lức rẫy - đậu đen, rượu ghè nếp than rẫy sâm dây Tu Mơ Rơng.

Trong năm 2020, có 110 hộ nghèo, cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, hộ mới thốt nghèo được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trên 4,3 tỷ đồng.

Hiện xã đạt được 10/19 tiêu chí nơng thơn mới; 100% thơn có đường bê tơng; quản lý, bảo vệ trên 6.000ha rừng tự nhiên và rừng trồng; giao cho cộng đồng dân cư ở 5 thôn quản lý trên 750ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 67,2%; có 22 thủy lợi vừa và nhỏ. Xã đang rà soát đất để triển khai 40ha các loại cây trồng ứng dụng công nghệ cao và trồng 15ha rừng.

- Về giáo dục và đào tạo:

Tồn xã có 1 trường Mầm non, 1 trường Tiểu học và 1 trường THCS với 35 lớp. Tỷ lệ chuyên cần bậc mầm non đạt 100%, Tiểu học 82%, THCS 85%; có 15 học sinh đang theo học tại các trường chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh, trên địa bàn xã có 03 cấp học (THCS, TH, MN) với tổng số 42 lớp, 1.146 học sinh (trong đó: HS.DTTS 621); Tỷ lệ học sinh ra lớp đạt 100%. Tiếp tục vận động duy trì sĩ số học sinh.

41

Tổng số cán bộ, giáo viên 02 trường 80 giáo viên đảm bảo cơng tác giảng dạy. Tình hình cơ sở vật chất trường lớp ổn định. Đồ dùng giảng dạy đầy đủ, đảm bảo cho công tác dạy và học.

Hội Khuyến học hoạt động có hiệu quả, làm tốt cơng tác khuyến học, vận động xây dựng quỹ Khuyến học đến nay còn tồn (27.726.540 đồng, 1.386 quyển vở). Phối hợp với Trường Cao đẳng cộng đồng mở 01 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Giáo dục là một nhân tố quan trọng trong các chính sách giảm nghèo, việc thiếu hụt về trình độ giáo dục của người lớn cũng ảnh hưởng rất lớn đối với tình trạng đi học của trẻ em. Cho nên, xã đã có các chính sách vận động, hỗ trợ về học phí cho người dân đã được triển khai. Trên địa bàn xã có ba cấp học là mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở.

- Về y tế:

Cán bộ y tế xã 06 đảm bảo thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, năm 2020 trên địa bàn xã khơng có dịch bệnh xảy ra. Quán triệt và thực hiện nghiêm biện pháp phịng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và y tế cộng đồng, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 là 0,92% (giảm 0,19% so với năm 2019). Hiện nay toàn xã có 4.610 người tham gia các hình thức BHYT đạt 90,02% so với dân số toàn xã.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cơng tác khám chữa bệnh: Phịng làm việc, phịng khám, chữa bệnh có 07 phòng đảm bảo đạt chuẩn quốc gia. Dụng cụ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tương đối đảm bảo.

Chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người nghèo và người dân tộc thiểu số ln là vấn đề ưu tiên hàng đầu của chính phủ và chính quyền các địa phương. Theo Luật BHYT, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế khó khăn được hỗ trợ 100% thẻ BHYT. Chính sách BHYT dành cho đồng bào góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người dân, khuyến khích người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia. Một điểm đáng chú ý khác là mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế với chính sách về bảo hiểm y tế. Theo thống kê cho thấy, việc có bảo hiểm y tế đồng nghĩa với việc tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn.

Một số nguyên nhân khiến cho tỷ lệ sử dụng bảo hiểm y tế còn chưa cao và vẫn còn một bộ phận người nghèo DTTS chưa tiếp cận được các dịch vụ y tế là do: trình độ giáo dục thấp, địa bàn sinh sống biệt lập, người dân lựa chọn các cách chữa bệnh khác thay vì đến trạm y tế (thuốc dân gian, thủ thuật mê tín…), sự thiếu hiểu biết về thẻ bảo hiểm y tế, khoảng cách đến các trạm y tế xa, hạn chế về phương tiện đi lại, cơ sở hạ tầng và nhân lực của các cơ sở y tế còn thiếu và yếu…

Nhận biết được vấn đề trên UBND xã Đăk Na đã tăng cường thêm 06 nữ cán bộ y tế xã đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, năm 2020 trên địa bàn xã khơng có dịch bệnh xảy ra. Quán triệt và thực hiện nghiêm biện pháp phịng chống dịch Covid-19 trong

42

tình hình mới. Triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và y tế cộng đồng, tăng cường cơng tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, DS-KHHGĐ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 là 0,92% (giảm 0,19% so với năm 2019). Hiện nay tồn xã có 2.800 người tham gia các hình thức BHYT đạt 90,02% so với dân số toàn xã. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cơng tác khám chữa bệnh: Phịng làm việc, phòng khám, chữa bệnh có 06 phịng đảm bảo đạt chuẩn quốc gia. Dụng cụ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tương đối đảm bảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng giảm nghèo và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo tại xã Đăk Na (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)