Quá trình dạy học theo thuyết phát triển chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 34 - 43)

ĐÁNH GIÁ, CẢI

TIẾN Kế hoạch cải tiến

Ghi chép Trên lớp Hình thức tổ chức dạy học Ở nhà Kỳ vọng Phong cách Công cụ Hứng thú Kiến thức Phân tích nhu cầu Cơ sở VC-KT Ưu tiên đào tạo Đối tượng

Nhu cầu xã hội Vị trí mơn học Xác định mục tiêu mơn học/ bài học CHUẨN BỊ

Kiểm tra, đánh giá Phương pháp dạy học

Nội dung dạy học Mục tiêu (KT, KN, TĐ) Kế hoạch Tổ chức nội dung, T.bị, PP, C.cụ THỰC THI Kế hoạch bài dạy/ giáo án Chuẩn bị mơi trường dạy học

1.6. Quản lý q trình dạy học mơn Lịch sử và Địa lý ở trường Trung học cơ sở theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

1.6.1. Quản lý giai đoạn chuẩn bị

1.6.1.1. Phân tích nhu cầu

Phân tích nhu cầu là khâu đầu tiên trong quy trình dạy học. Để quản lý khâu này, người quản lý cần định hướng và quản lý giáo viên thực hiện các công việc sau:

1) Xác định vị trí mơn học (đang dạy) trong chương trình của bậc học. Việc xác định vị trí mơn học trong chương trình của bậc học/cấp học giúp GV biết vị trí, vai trị của mơn học trong việc đạt mục tiêu chung của cả bậc học/cấp học, qua đó có quan điểm đầy đủ về giáo dục toàn diện. Hơn nữa, GV sẽ biết tận dụng những kiến thức, kinh nghiệm mà HS đã tích luỹ được từ các mơn học khác, tạo sự liên kết, vận dụng tổng hồ các kiến thức đó vào học tập cũng như cuộc sống sau này.

2) Điều tra đối tượng dạy học (HS). Điều tra đối tượng dạy học được tiến hành qua các công việc cụ thể sau:

a) Kiểm tra kiến thức nền của người học trước khi bắt đầu mơn học nhằm mục đích đánh giá khả năng học mơn học, những khó khăn, thuận lợi mà những người học khác nhau có thể gặp phải trong q trình học mơn học. Kiểm tra kiến thức nền giúp GV phân loại HS theo các nhóm năng lực để có thể có các chiến lược dạy học phù hợp.

b) Điều tra phong cách học của người học. Phong cách học là những đặc trưng sinh học của cá nhân, là thói quen học tập riêng của từng người học (phong cách học là nguyên nhân của việc phương pháp giảng dạy của thầy cơ có thể hiệu quả đối với nhóm HS này mà khơng hiệu quả đối với nhóm HS khác). Phong cách học của cá nhân giúp nhận biết cách xử lý thông tin của người học.

c) Điều tra hứng thú của người học với môn học.

Điều tra hứng thú của người học đối với môn học giúp GV nắm được động cơ học tập môn học, những nguyên nhân dẫn tới việc thích hoặc khơng thích học mơn học để có chiến lược dạy học phù hợp.

3) Nghiên cứu điều kiện vật chất - kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học mơn học (có trong và ngồi trường).

Việc tìm hiểu cơ sở vật chất, kĩ thuật, đồ dùng dạy học, vườn trường, phịng thí nghiệm, thiết bị, thư viện, máy tính có nối mạng internet và những điều kiện khác có trong trường, có thể sử dụng trong q trình dạy học mơn học, giúp GV có kế hoạch sử dụng (hoặc bổ sung nếu cần) hỗ trợ cho q trình dạy học mơn học trong cả năm học. Ngồi ra, GV cần tìm hiểu đặc điểm về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc thù địa lý, lịch sử v.v để có thể vận dụng vào q trình dạy học mơn học sau này.

Trên đây là những thông tin quan trọng để GV xác định mục tiêu dạy học môn học, bài học, xây dựng kế hoạch dạy học môn học.

1.6.1.2. Xác định mục tiêu dạy học môn học, bài học

Trên cơ sở những thơng tin thu được từ việc phân tích nhu cầu (bước 1), GV có thể tuyên bố triết lý dạy học mơn học của riêng mình. Tại đây, GV có thể nêu vị trí, vai trị của mơn học trong việc hình thành phẩm chất của một con người phát triển tồn diện, những điểm ưu tiên trong q trình dạy học mơn học. Ngồi ra, GV có thể nêu những yêu cầu riêng, những điều kiện đặc thù để học tốt mơn học, những chính sách khen thưởng, khuyến khích học tốt mơn học.

Xác định mục tiêu dạy học: Mục tiêu của mơn học là những gì HS hồn thành được sau khi học xong môn học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó là những mục tiêu thuộc lĩnh vực nhận thức (kiến thức), lĩnh vực tâm vận (kĩ năng) và lĩnh vực tình cảm (thái độ). Những mục tiêu này được xác định dưới dạng hành vi, có thể quan sát được, chỉ rõ những hành vi mà HS phải thực hiện để chứng tỏ mục tiêu học tập đã hoàn thành.

Mục tiêu bài học là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá. Mục tiêu bài học cũng là thành phần cơ bản của kế hoạch bài dạy (giáo án). Mục tiêu bài học là sự miêu tả đầu ra mong đợi của GV và HS sau một bài học, là cơ sở cho các hoạt động khác trong giờ học và cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả giờ học.

1.6.1.3. Lập kế hoạch dạy học, môn học bài học

Trên cơ sở các thông tin thu được từ khâu phân tích nhu cầu, căn cứ mục tiêu chung của môn học và mục tiêu chi tiết của từng bài học, GV xây dựng kế hoạch

dạy học cho từng bài học trong suốt một học kì hay năm học.

Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch chun mơn nói chung và kế hoạch dạy học các mơn học nói riêng trong đó có kế hoạch dạy học mơn Lịch sử và Địa lý của nhà trường trong năm học. Kế hoạch dạy học nói chung và kế hoạch dạy học mơn Địa lý nói riêng phải dựa trên Thơng tư của Bộ GD&ĐT về chương trình giáo dục phổ thơng 2018, Quyết định của UBND thành phố về khung thời gian năm học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Sở GD&ĐT, đặc điểm nhà trường. Kế hoạch nêu rõ thời gian dạy học của các mơn học nói chung và thời gian dạy học mơn Lịch sử và Địa lý nói riêng, nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, công việc từng tháng, từng tuần; phân công người phụ trách từng công việc. Hiệu trưởng cần huy động sự tham gia của tập thể HĐSP tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán trong xây dựng kế hoạch dạy học môn học để đảm bảo dân chủ, tạo sự đồng thuận khi thực hiện.

Hiệu trưởng giao cho phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn xây dựng thời khóa biểu làm cơng cụ quan trọng để Hiệu trưởng chỉ đạo q trình dạy học.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ/nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch năm học. Kế hoạch của tổ/nhóm được xây dựng dựa trên kế hoạch của trường, đi sâu vào xây dựng kế hoạch dạy lý thuyết, dạy học trải nghiệm; dạy học theo định hướng giáo dục STEM; Dạy học tích hợp liên mơn và dạy học theo chủ đề tự chọn; Chỉ đạo tổ/nhóm đẩy mạnh việc lập kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt nhóm chun mơn theo hướng nghiên cứu bài học, hội thảo chuyên đề, ôn thi HS giỏi, phụ đạo HS yếu, thống nhất cách soạn giáo án của từng nhóm chun mơn. Hiệu trưởng duyệt kế hoạch của tổ/nhóm chun mơn.

Chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch DH, lưu ý triển khai thực hiện những nội dung mới, khó trong dạy học Lịch sử và Địa lý. Kế hoạch dạy học Lịch sử và Địa lý của GV phải chi tiết hóa mọi cơng việc được phân công, các chuyên đề dạy học, kế hoạch DH từng chương, bài, lớp… Tổ chuyên môn duyệt kế hoạch của GV làm căn cứ pháp lý phục vụ công tác KT nội bộ nhà trường.

Chỉ đạo GV lên lịch báo giảng và soạn giáo án: Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn quản lý GV lên lịch báo giảng, soạn giáo án và chuẩn bị bài; ký duyệt lịch báo giảng, giáo án hàng tuần trước khi GV dạy; yêu cầu GV soạn giáo án

theo định hướng phát triển năng lực HS. Từ xác định mục tiêu, nội dung bài dạy, phương pháp và hình thức tổ chức DH, sử dụng phương tiện DH, ứng dụng CNTT vào tiết dạy, thiết kế theo hệ thống các hoạt động từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi hoạt động thiết kế nội dung theo hướng liên môn, gắn với vấn đề thực tiễn đặt ra, đòi hỏi HS biết vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học bao gồm đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

1.6.1.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học

Căn cứ các thông tin thu được, nhất là trong phần xác định mục tiêu môn học và mục tiêu chi tiết cho từng bài học, GV lựa chọn, sắp xếp và tổ chức tài liệu học tập cho phù hợp.

Ngoài sách giáo khoa là các tài liệu học tập chính, GV có thể chuẩn bị các loại sách tham khảo, tranh ảnh, hiện vật, băng hình, băng tiếng, các trang web học tập liên quan v.v.

Các tài liệu này được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu của từng bài học và các hình thức tổ chức dạy - học đã được ghi trong kế hoạch dạy học. Lứa tuổi, hứng thú, đặc điểm tâm sinh lý của HS cũng là căn cứ để GV lựa chọn tài liệu học tập.

Để dễ sử dụng, GV tổ chức các tài liệu học tập theo bài, có ghi chú để dễ tìm kiếm khi cần.

Có thể khai thác thông tin về môn học, bài học trên Internet và tạo đường link với kế hoạch bài học.

Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình dạy học 2018 do Hiệu trưởng làm trưởng ban, Phó HT phụ trách chun mơn làm phó ban và các thành viên khác. Phân công nhiệm vụ cho ban chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình giáo dục 2018 và triển khai xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường và chương trình dạy học mơn Lịch sử và Địa lý.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học các mơn học nói chung và nâng cao năng lực dạy học mơn Lịch sử và Địa lý nói riêng cho giáo viên: Bồi dưỡng về chương trình tổng thể và chương trình mơn học; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường để triển khai thực hiện

chương trình; đồng thời bồi dưỡng cách thức triển khai đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử và Địa lý ở trường THCS.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, giáo viên, các lực lượng giáo dục để triển khai thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp, dạy học trải nghiệm theo tiếp cận hướng nghiệp cho học sinh; Dạy đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử và Địa lý.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban Giám hiệu với tổ chuyên môn, GV bộ mơn, GVCN lớp và Đồn thanh niên xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử và Địa lý để HS mở rộng kiến thức, phát triển năng lực hoạt động tập thể, tăng cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn để hình thành và phát triển năng lực. Kết thúc chương trình trải nghiệm yêu cầu HS viết bài thu hoạch để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Địa lý ở trường THCS, thao giảng môn học, nhân rộng cách giảng dạy hay, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trong đồng nghiệp của giáo viên.

Xây dựng cơ chế giám sát thực hiện nền nếp dạy học; chất lượng thực hiện nội dung chương trình dạy học bao gồm: Dạy lý thuyết, dạy thực hành, dạy trải nghiệm; hoạt động tự học theo các nhiệm vụ được giao của học sinh.

Tổ chức xây dựng các chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để triển khai có hiệu quả chương trình dạy học mơn Lịch sử và Địa lý.

1.6.1.5. Chuẩn bị các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, các phương tiện, công cụ dạy học

Mỗi bậc nhận thức (ứng với những nội dung nhất định) địi hỏi có hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tương ứng. Căn cứ bậc nhận thức của mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, GV có thể lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có các phương pháp dạy học tương ứng. GV có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp phù hợp để sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học (thuyết giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,

xemina, kết hợp các trị chơi, đóng vai v.v).

1.6.1.6. Chuẩn bị các hình thức đánh giá quá trình.

Mỗi hình thức tổ chức dạy học, mỗi phương pháp dạy học cần những phương tiện, công cụ tương ứng.

Những phương tiện kĩ thuật: Máy tính nối mạng, đèn chiếu, màn hình, các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học, phịng bộ mơn.

Những cơng cụ: Bảng các loại, các loại phiếu học tập, các loại công cụ tự nhiên, tự tạo.

1.6.2. Quản lý giai đoạn thực thi

1.6.2.1. Quản lý việc thực hiện giáo án và kế hoạch dạy học.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện nền nếp dạy học, chỉ đạo GV lên lớp đúng giờ, dạy đúng thời khóa biểu và báo giảng, khơng cắt xén hoặc dồn nén chương trình, đề ra nhiệm vụ học tập và yêu cầu HS hoàn thành; thường xuyên rèn luyện năng lực tự học cho HS thông qua việc chủ động nghiên cứu trước nội dung bài học;

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình dạy học mơn Lịch sử và Địa lý theo định hướng phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học và 5 phẩm chất cơ bản: Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực khoa học và tính tốn… và các phẩm chất u nước, nhân ái; trung thực, chăm chỉ; trách nhiệm.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học Lịch sử - Địa lý và tổ chức dạy thí điểm; rút kinh nghiệm, chia sẻ học hỏi đồng nghiệp để dạy học hiệu quả.

Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn giáo viên dạy học theo các chủ đề tích hợp mơn Lịch sử và Địa lý; dạy học trải nghiệm tại hiện trường và phối hợp với các môn Khoa học tự nhiên dạy học theo đinh hướng giáo dục STEM.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS bằng cách tạo ra các tình huống trong học tập để HS tìm cách giải quyết; rèn năng lực sáng tạo cho HS thông qua các câu hỏi lật ngược vấn đề, khái quát hóa, suy luận để giải quyết các dạng câu hỏi (bài tập) mới, hạn chế u cầu HS thuộc lịng máy móc;

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tăng cường sử dụng các hình thức làm việc nhóm, học theo dự án và dạy học tình huống, dạy theo hình thức trải nghiệm hoặc tích hợp theo chủ đề nhằm rèn năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn; năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; năng lực tính tốn, năng lực ngơn ngữ cho học sinh,…

Chỉ đạo giáo viên tăng cường năng lực sử dụng CNTT cho HS bằng cách sử dụng hiệu quả phịng học bộ mơn, phịng máy tính có kết nối mạng Internet, xây dựng tài nguyên học tập trên mạng để HS tra cứu; rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS bằng cách hướng dẫn HS sử dụng từ ngữ hợp văn cảnh; rèn năng lực tính tốn thơng qua các mơn tự nhiên.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV DH phù hợp đặc điểm HS từng lớp; thực hiện đồng

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 34 - 43)