Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò ý nghĩa của quản lý QTDH mơn Lịch sử và Địa lý để GV có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn rong dạy học môn Lịch sử và Địa lý .
Hiệu trưởng, cán bộ quản lý hướng dẫn GV xác định được cách thức, quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức QTDH mơn Lịch sử và Địa lý, Hiệu trưởng
Giai đoạn đánh giá cải tiến Lập hồ sơ đánh giá Lập kế hoạch đánh giá cải tiến Cải tiến
Lập hồ sơ đánh giá sau bài
Tập hợp dữ liệu thống kê, điều tra, khảo sát
Thống nhất nội dung cải tiến Xác định mục tiêu cải tiến
Thực hiện cải tiến Lập kế hoạch cải tiến
Phân tích dữ liệu thống kê, khảo sát
Xác định thời gian cải tiến Lập hồ sơ đánh giá sau năm học Lập hồ sơ đánh giá sau học kỳ
Xây dựng phương án cải tiến
Kiểm tra, đánh giá thực hiện cải tiến
chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực, tài chính…để GV tổ chức QTDH mơn Lịch sử và Địa lý theo chương trình GDPT 2018.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nắm vững những yêu cầu đổi mới QTDH môn Lịch sử và Địa lý và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo đầu tư thư viện nhà trường, cập nhật và bổ sung các tài liệu dạy học môn Lịch sử và Địa lý. Cử những GV cốt cán, có năng lực chun mơn và kinh nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý tham gia tập huấn, bồi dưỡng chun mơn từ đó thực hiện bồi dưỡng tại trường cho các GV trẻ, thiếu kinh nghiệm.
Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, các lực lượng giáo dục cần phải tuyên truyền để giúp các phụ huynh HS, các lực lượng xã hội hiểu được vai trò, ý nghĩa của quản lý QTDH mơn Lịch sử và Địa lý từ đó họ quan tâm ủng hộ về các chủ trương, chính sách quản lý của nhà trường.
Bên cạnh đó, để nâng cao nhận thức và thu hút đông đảo HS tham gia Hiệu trưởng chỉ đạo GV đa dạng các hoạt động học tập để tạo hứng thú, lôi cuốn HS tham gia. Để nâng cao nhận thức và thu hút đông đảo HS tham gia Hiệu trưởng chỉ đạo GV tổ chức Câu lạc bộ Lịch sử và Địa lý, tham quan ngoại khóa, khảo sát địa phương,...
Xây dựng một môi trường học tập thân thiện, hợp tác, đoàn kết tạo động lực để GV thể hiện ý thức trách nhiệm trong quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực, chuẩn bị đầy đủ tài liệu và các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng quy trình quản lý QTDH.
- Nội dung các bước của quy trình phải có sự thống nhất cao trong Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và Giáo viên. Xây dựng cơ chế quản lý thích hợp, thi đua, khen thưởng rõ ràng để tạo động lực cho CBQL, GV, HS tích cực tự học, đổi mới và sáng tạo.
- Các quy trình thực hiện cần phải xây dựng ngay từ đầu năm học và triển khai đồng bộ ở tất cả các bộ phận trong nhà trường.
3.2.2. Biện pháp 2. Chỉ đạo đổi mới và thực hiện có hiệu quả các biện pháp quảnlý giai đoạn chuẩn bị của QTDH lý giai đoạn chuẩn bị của QTDH
3.2.2.1. Mục đích
- Giúp cho giáo viên có những nhận thức đúng và đầy đủ về giai đoạn chuẩn bị của QTDH.
- Giúp giáo viên vận dụng để xác định nhu cầu, mục tiêu bài học, kế hoạch bài học, tài liệu dạy học, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học và xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn sao cho phù hợp, hiệu quả.
- Giáo viên có phương pháp để thực hiện giai đoạn chuẩn bị của QTDH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Phân tích nhu cầu: Xác định vị trí mơn học, điều tra đối tượng HS, tìm hiểu
phong cách học của HS, điều tra hứng thú của HS với môn học và nghiên cứu cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Đối với CBQL và GV: cần tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, học tập quán triệt, triển khai sâu rộng các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách đổi mới của Nhà nước; các cuộc vận động lớn của ngành; những định hướng và tầm nhìn phát triển của trường để giúp CBQL-GV thấy được vai trị của mơn Lịch sử và Địa lý và sự cần thiết phải quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý một cách hiệu quả. Trong các buổi Hội nghị cán bộ viên chức, sinh hoạt các đoàn thể vào đầu năm học, cần đưa nội dung quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý vào nội dung trao đổi, thảo luận. Việc này sẽ giúp CBQL- GV thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý, đồng thời họ cũng có thể thấy được vai trị và nhiệm vụ của mình.
Đối với cha mẹ học sinh: tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của CMHS vào các buổi Hội nghị CMHS, cần thay đổi nhận thức của CMHS về vai trị và vị trí của mơn Lịch sử và Địa lý trong việc trang bị kiến thức và giáo dục nhân cách tồn diện cho HS, từ đó kêu gọi CMHS phối hợp với trường trong việc quản lý và tổ chức QTDH môn Lịch sử và Địa lý.
Việc điều tra đối tượng học sinh, tìm hiểu thơng qua phiếu điều tra giúp GV nhận biết cách xử lý thông tin của người học là học thuộc, tập trung suy nghĩ lý giải hay ghi nhớ. GV xác định được HS có ưu thế học bằng thị giác, thính giác, xúc giác hay vận động cũng như cách HS xử lý thơng tin là tổng hợp hay phân tích. Qua đó GV có những chiến lược dạy học thích ứng nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy.
Việc điều tra hứng thú của HS với môn học sẽ giúp GV biết được động cơ học tập của mơn học những ngun nhân dẫn tới việc thích hoặc khơng thích học. Những ngun nhân ảnh hưởng tới hứng thú học tập có thể xuất phát từ tầm ảnh hưởng của mơn học trong chương trình giáo dục, kiến thức cơ bản hay phương pháp học tập của HS, phương pháp giảng dạy của GV, môi trường học tập … Trên cơ sở xác định được nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập mơn học từ đó GV sẽ áp dụng các chiến lược dạy học phù hợp.
Việc tìm hiểu cơ sở vật chất, kĩ thuật, phương tiện dạy học, thư viện… có thể sử dụng trong q trình dạy học mơn Lịch sử và Địa lý giúp GV có kế hoạch sử dụng hỗ trợ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với QTDH ngồi ra GV cần tìm hiểu về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đặc thù địa lý lịch sử để có thể vận dụng vào quá trình dạy học.
- Xác định mục tiêu môn học, bài học
Việc xác định mục tiêu môn học bao gồm: Xác định mục tiêu môn học, mục tiêu bài học, các lĩnh vực của mục tiêu dạy học, viết mục tiêu chi tiết bài học.
Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì)..
Xác định mục tiêu bài học: Thể hiện qua việc GV lựa chọn sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp phương tiện công cụ dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá. Mục tiêu bài học cũng là thành phần cơ bản của kế hoạnh bài dạy (giáo án). Mục tiêu bài học đồng thời là sự miêu tả đầu ra mong đợi của GV và HS sau một bài học.
- Chuẩn bị kế hoạch bài dạy
Để quản lý việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch bài dạy của GV môn Lịch sử và Địa lý, CBQL cần chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của GV, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài dạy, quy định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài, duyệt kế hoạch bài dạy của GV.
Chỉ đạo, kiểm tra, phê duyệt giáo án lên lớp của GV thông qua công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất của tổ chuyên môn và BGH. Kế hoạch bài dạy (Giáo án) của mỗi giáo viên phải được tổ và BGH kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo án theo quy định; kịp thời động viên những GV có sự đầu tư cơng sức
và trí tuệ để soạn giáo án có chất lượng, đồng thời nhắc nhở, phê bình những giáo viên thực hiện chưa tốt.
Dự giờ thăm lớp định kỳ và đột xuất để nâng cao hiệu quả quản lý nội dung này, CBQL cần phối hợp với tổ/nhóm chun mơn dự giờ có báo trước và tăng cường dự giờ đột xuất để xem xét việc chuẩn bị đồ dùng của học sinh nhằm đánh giá khâu dặn dị tiết trước thơng qua đó đánh giá tiết dạy trước đó của GV.
Ngồi ra, CBQL cũng có thể sử dụng hình thức khảo sát đánh giá của HS về giờ dạy của GV. Biện pháp này sẽ cung cấp thêm cho CBQL những căn cứ từ nhiều phía để có thêm nhiều cơ sở dữ liệu cho việc quản lý QTDH của GV.
- Tổ chức tài liệu dạy học
Căn cứ vào việc xác định mục tiêu môn học và mục tiêu chi tiết cho từng bài học GV tổ chức sắp xếp và tổ chức tài liệu học tập cho phù hợp.
Ngồi sách giáo khoa là chính GV cần chuẩn bị và giới thiệu cho HS các loại sách tham khảo tranh ảnh, phim tư liệu, các trang web học tập liên quan. Các tài liệu này được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu của từng bài học và các hình thức tổ chức dạy học đã được ghi trong kế hoạch dạy học. Bên cạnh đó GV cần căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, hứng thú, đặc điểm tâm sinh lý của HS để lựa chọn tài liệu học tập. Để tiện cho việc sử dụng GV tổ chức tài liệu học tập theo bài, có ghi chú để dễ tìm kiếm khi cần.
Hiện nay, thiết bị dạy học hiện đại của bộ mơn Lịch sử và Địa lý cịn q ít, thiết bị dạy học hiện đại của môn Lịch sử và Địa lý hầu như khơng có, nếu có thì cũng chỉ được một vài thiết bị mà một số GV tâm huyết tự tìm kiếm để đưa vào giảng dạy. Vì vậy, CBQL cần trao đổi, thảo luận với tổ/nhóm, GV Lịch sử và Địa lý về nhu cầu trang bị CSVC-TBDH trong mơn Lịch sử và Địa lý, trên cơ sở đó lập dự trù kinh phí và dự kiến kế hoạch quản lý CSVC-TBDH cho môn học.
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của GV Lịch sử và Địa lý trong việc khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC-TBDH môn Lịch sử và Địa lý một cách hiệu quả. Yêu cầu tổ/nhóm chun mơn và GV báo cáo tình hình sử dụng CSVC-TBDH. Định kỳ hàng tháng, lập sổ theo dõi về việc sử dụng CSVC- TBDH của GV.
Xây dựng thư viện đạt chuẩn, tăng cường thêm các đầu sách/tài liệu tham khảo của môn Lịch sử và Địa lý tại thư viện của trường, hướng dẫn GV và HS tra cứu dữ liệu môn Lịch sử và Địa lý trong thư viện điện tử.
Trong q trình lập kế hoạch GV phải có ý thức lựa chọn hình thức tổ chức dạy học và chuẩn bị các phương pháp phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học trong quá trình dạy học. Các hình thức và PPDH thường dùng như: thuyết trình, thảo luận nhóm, đóng vai, mơ phỏng, trải nghiệm, tự học có hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của GV.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá việc đổi mới PPDH môn Lịch sử và Địa lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của HS bằng các PPDH tích cực khác; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho HS; chú ý việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình mơn Lịch sử và Địa lý.
Tạo điều kiện, khuyến khích GV mơn Lịch sử và Địa lý được tham gia tập huấn, học tập sử dụng các thiết bị mới, các phần mềm dạy học mới, để có thể nhanh chóng đưa các tiến bộ khoa học vào áp dụng trong từng bài dạy, giúp q trình học tập mơn Lịch sử và Địa lý theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.
Quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học mơn Lịch sử và Địa lý phải đi đôi với việc trang bị CSVC-TBDH nhằm đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, CBQL cần chỉ đạo, khuyến khích GV và HS làm đồ dùng dạy học mơn Địa lý như tranh ảnh, bảng biểu, video clip,...để làm cho các phương tiện dạy học bộ môn ngày càng phong phú, đa dạng và phù hợp với thực tế dạy học tại đơn vị.
Chỉ đạo việc đổi mới PPDH đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin phù họp với nội dung môn Lịch sử và Địa lý.
CBQL phải chỉ đạo, khuyến khích GV mơn Lịch sử và Địa lý đa dạng các hình thức tổ chức dạy học như dạy theo nhóm, dạy cá nhân, dạy trên lớp, dạy ngoài lớp, dạy ngoài trường...; chỉ đạo đổi mới PPDH mơn Lịch sử và Địa lý theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn vào nội dung dạy học.
- Tập huấn cho GV xây dựng kế hoạch.
Để xây dựng kế hoạch dạy học mơn Lịch sử và Địa lý theo u cầu chương trình GDPT 2018, cần:
Thứ nhất, tổ chức phân tích chương trình mơn Lịch sử và Địa lý trong chương trình GDPT 2018.
Thứ hai, tổ chức phân tích bối cảnh của từng trường, từ đó xác định những thuận lợi, khó khăn để có căn cứ xây dựng chương trình mơn học mang tính khả thi và phù hợp với nhà trường trong giai đoạn hiện tại.
Thứ ba, xây dựng mục tiêu dạy học môn Lịch sử và Địa lý theo chương trình GDPT 2018 trên cơ sở phân tích bối cảnh nhà trường và chương trình tổng thể có liên quan đến mơn học.
Thứ tư, tổ chức thiết kế nội dung dạy học môn Lịch sử và Địa lý theo mục tiêu năng lực đã xác định.
Thứ năm, xác định những yêu cầu về phương pháp, phương tiện dạy học môn Lịch sử và Địa lý theo chương trình GDPT 2018.
Thứ sáu, xác định những yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; đánh giá và phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên trong dạy học Lịch sử và Địa lý.
Thứ bảy, xác định các yêu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Lịch sử và Địa lý để đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực học sinh của chương trình mơn học.
Thứ tám, xác định các lực lượng phối hợp và trách nhiệm phối hợp của các lực lượng giáo dục để triển khai chương trình nhà trường thành cơng.
Để việc xây dựng kế hoạch được thực hiện cần:
Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn và