Biểu đồ thể hiện tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 118 - 142)

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ cấp thiết, khả thi của các biện pháp QLQTDH môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đông

TT Các nội dung khảo sát

Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi Di Di2 Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

giáo viên Lịch sử và Địa lý, cán bộ quản lý về quá trình dạy học và quản lý q trình dạy học mơn Lịch sử và Địa lý theo chương trình GDPT 2018

2

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới và thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý giai đoạn chuẩn bị của quá trình dạy học

2.81 1 2.78 1 0 0

3

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm thực hiện tốt các biện pháp quản lý giai đoạn thực thi của quá trình dạy học

2.60 4 2.63 4 0 0

4 Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới giai đoạn

đánh giá cải tiến quá trình dạy học 2.52 5 2.46 6 -1 1

5

Biện pháp 5: Xây dựng chính sách đãi ngộ nhà giáo, cán bộ quản lý và tăng cường trang bị, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

2.49 6 2.53 5 1 1

Tổng 3

Hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được tính theo cơng thức:

) 1 ( 6 1 2 2 − − = ∑ n n D R

Trong công thức này: R là hệ số tương quan n là số biện pháp đề xuất

D là hệ số chênh lệch giữa thứ bậc của tính cần thiết và tính khả thi

R là số nhỏ hơn 1; nếu giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt. Nếu R<0 thì tương quan nghịch. Nếu R>0 tương quan thuận, tuy nhiên:

Trường hợp 1: Khi R nằm trong khoảng từ 0,7 ÷ <1 thì tương quan chặt; Trường hợp 2: Khi R nằm trong khoảng từ 0,5 ÷ < 0,7 thì tương quan khá chặt chẽ;

Trường hợp 3: Khi R nằm trong 0,3 ÷ 0,5 thì tương quan khơng chặt; Với cách tính như trên, thay số vào cơng thức trên có:

Áp dụng cơng thức trên ta có = − = − r 2 6.3 1 0,85 5(5 1)

Từ kết quả khảo sát cho thấy hệ số tương quan r= 0,85 thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua biểu đồ 3.3 cho thấy rõ ràng mối tương quan giữa các biện pháp. Trong đó biện pháp 2 và biện pháp 1 được đánh giá ở mức độ cần thiết và khả thi cao nhất. Các biện pháp khác mặc dù có sự chênh lệch về chỉ số nhưng mức chênh lệch không cao điều này một lần nữa khẳng định việc áp dụng đồng bộ các biện pháp đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của QTDH môn Lịch sử và Địa lý theo chương trình GDPT 2018.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng dạy học và quản lý QTDH, luận văn đã đề xuất biện pháp quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo chương trình GDPT 2018.

Về các nguyên tắc đề xuất biện pháp, tác giả đã đề xuất 5 nguyên tắc. Những nguyên tắc này dựa trên lý thuyết phát triển chương trình giáo dục và những nguyên tắc từ hoạt động thực tiễn. Những nguyên tắc này sẽ chi phối toàn bộ các hoạt động quản lý QTDH không chỉ đáp ứng mục tiêu GD mà cịn đảm bảo tính pháp lý, tính kế thừa, tính hệ thống, tính phát triển và tính hiệu quả.

Về các biện pháp quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đông, chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp để quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý theo chương trình GDPT 2018. Các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau trong quản lý QTDH mơn Lịch sử và Địa lý theo chương trình GDPT 2018, đòi hỏi mỗi CBQL và GV, nhân viên của trường tăng cường tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết với nghề, tất cả vì HS thân u.

Qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đưa ra phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của các nhà trường. Tuy nhiên, để các biện pháp phát huy được hiệu quả thì địi hỏi trong q trình thực hiện tuỳ theo điều kiện thực tế về đội ngũ CBQL, GV căn cứ vào thực trạng về HS, CSVC, TBDH để có những thay đổi, điều chỉnh, vận dụng đồng bộ, phối hợp các biện pháp sao cho linh hoạt, sáng tạo.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục, chương trình GDPT 2018 có nhiều thay đổi, dẫn đến QTDH của giáo viên và quản lý QTDH phải nhanh chóng thích nghi và thay đổi. Quản lý QTDH mơn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội có vai trị rất quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS hiện nay. Do vậy, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận, thực trang của QTDH, quản lý QTDH, từ đó đề ra các biện pháp quản lý QTDH mơn Lịch sử và Địa lý sao cho phù hợp với thực tiễn, khả thi và cấp thiết đối với các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Hiện nay, QTDH môn Lịch sử và Địa lý, quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội tuy được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, cấp ủy - Ban Giám hiệu các trường THCS và các lực lượng trong mỗi trường. Song, công tác quản lý QTDH này đang tồn tại những vấn đề về thực hiện nội dung quản lý, phương pháp quản lý QTDH…do đó các chủ thể quản lý cần sự nhìn nhận thấu đáo, tồn diện; đồng thời, cấp thiết tìm biện pháp tạo chuyển biến rõ rệt cho hoạt động này thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử và Địa lý, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chương trình GDPT 2018.

Trên cơ sở nghiên cứu, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, luận văn xác định 5 biện pháp cơ bản, có tính cấp thiết và khả thi để nâng cao chất lượng quản lý QTDH môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS:

(1) Tổ chức nhận thức lại cho giáo viên Lịch sử và Địa lý, cán bộ quản lý về quá trình dạy học và quản lý q trình dạy học mơn Lịch sử và Địa lý theo chương trình GDPT 2018

(2) Chỉ đạo đổi mới và thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý giai đoạn chuẩn bị của quá trình dạy học.

(3) Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm thực hiện tốt các biện pháp quản lý giai đoạn thực thi của quá trình dạy học.

(4) Chỉ đạo đổi mới giai đoạn đánh giá cải tiến quá trình dạy học.

(5) Xây dựng chính sách đãi ngộ nhà giáo, cán bộ quản lý và tăng cường trang bị, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả những biện pháp có quan hệ biện chứng đó là một q trình khơng đơn giản, địi hỏi sự nhận thức đầy đủ, thống nhất, nỗ lực tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Chuẩn hóa đội ngũ GV giảng dạy mơn Lịch sử và Địa lý trong nhà trường hiện nay, đổi mới công tác đào tạo GV theo hướng tích hợp nội dung mơn Lịch sử và Địa lý với giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục về kinh tế - văn hóa - xã hội như một số nước đã áp dụng.

Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ đổi mới nội dung chương trình mơn Lịch sử và Địa lý, phải đảm bảo tính phổ cập, tính liên thơng, tính kế thừa của chương trình ở các trường THCS và các bậc học trong hệ thống giáo dục, thúc đẩy đổi mới phương pháp, làm tiền đề cho việc đổi mới mạnh mẽ hình thức và hiệu quả dạy học môn Lịch sử và Địa lý.

Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá QTDH giúp CBQL và các nhà trường có cơng cụ để đánh giá GV. Tăng cường cung cấp các TBDH, bổ sung thay thế các TBDH cũ khơng cịn sử dụng được để đáp ứng nhu cầu về thiết bị phục vụ dạy học.

2.2. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND quận Hà Đông, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội

- Tăng cường việc quản lý QTDH của các trường THCS trên địa bàn quận bằng việc thành lập các đồn kiểm tra chéo giữa các trường, từ đó rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả quản lý QTDH.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các trường THCS được đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là thực hiện chương trình GDPT 2018.

- Ban hành những văn bản hướng dẫn cơng tác quản lý QTDH; thể chế hố việc đánh giá chất lượng giáo dục bằng việc đưa ra các chuẩn mực cơ bản, có tiêu chí cụ thể giúp học sinh xác định rõ mục tiêu và phương pháp học tập, giáo viên xác định rõ phương hướng cải tiến việc dạy và học.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng GV môn Lịch sử và Địa lý hàng năm. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ GV tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn và học bồi dưỡng chứng chỉ môn Lịch sử và Địa lý.

- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS. Hàng năm tổ chức cho CBQL trường học tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về cơng tác quản lý học sinh nói chung và quản lý QTDH nói riêng, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm các trường tiên tiến ở trong nước và ở nước ngoài.

- Tham mưu với các cơ quan chức năng trong việc tuyển chọn GV và có các chính sách ưu tiên đối với các GV có năng lực, trình độ.

2.3. Đối với các trường THCS

- Tăng cường hơn nữa sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các lực lượng giáo dục, các tổ chức đồn thể trong và ngồi nhà trường đối với cơng tác quản lý QTDH nhằm tạo ra sự chuyển biến rõ rệt thúc đẩy phong trào học tập phát triển rộng khắp trong toàn trường.

- Quan tâm và chỉ đạo thường xuyên công tác dạy học và đổi mới PPDH môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý của GV ở các trường để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Có kế hoạch trực tiếp và lâu dài xây dựng đội ngũ CBQL từ cấp tổ/ nhóm chun mơn, đội ngũ GV đủ mạnh để đảm đương được công tác giảng dạy.

- Đưa nội dung đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử và Địa lý vào sinh hoạt chuyên đề để phổ biến kinh nghiệm, đánh giá ưu, khuyết điểm, đề ra giải pháp có hiệu quả thúc đẩy GV đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá và tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập công bằng, nghiêm túc, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Hồn thiện hệ thống nối mạng máy tính, máy chiếu, thiết bị, đồ dùng dạy học trong các nhà trường để phục vụ tốt công tác dạy học và quản lý QTDH.

- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường.

2.4. Đối với tổ nhóm chun mơn và giáo viên

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo hướng nghiên cứu bài học. Tích cực xây dựng động cơ thái độ học tập, rèn luyện đúng đắn cho học sinh trong quá trình học tập.

- Mỗi giáo viên phải có ý thức trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp của mình, tích cực trong đổi mới PPDH nhằm phát huy khả năng tư duy, độc lập của học sinh đối với môn học, bài học do mình đảm nhiệm. Tự bồi dưỡng về phương pháp, kiến thức quản lý QTDH để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử và Địa lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Lịch

sử, môn Địa lý.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Lịch

sử và Địa lý.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Điều lệ

trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, Quy chế đánh

giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ

sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, Quy định về

đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

7. Đặng Quốc Bảo (2009), Vấn đề “Quản lý” và “Quản lý nhà trường”. Tài liệu

giảng dạy QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý những vấn đề về Giáo Dục và một số vấn đề

xã hội của phát triển giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường

ĐHGD, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Chính (2014), Đo lường - đánh giá kết quả học tập của học

sinh, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Chính (2017), Đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá trong

giáo dục, Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Đức Chính (2017), Phát triển chương trình giáo dục. Nxb Giáo dục.

12. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Tài liệu giảng

dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Hậu (2009), Đại cương khoa học quản lý giáo dục. Tài liệu

14. Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), Lý luận dạy học hiện đại. Tài liệu giảng

dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. Trần Thị Hương (2009), Giáo trình Giáo dục học đại cương, trường Đại học

sư phạm TPHCM.

16. Nguyễn Viết Thịnh, Phạm Hồng Tung (2021), Hướng dẫn dạy học môn Lịch

sử và Địa lý trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thơng mới, Nxb

Đại học Sư phạm.

17. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực

tiễn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Giáo trình giáo dục học. Nxb ĐHSP, Hà Nội.

19. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật GD năm

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC, QUẢN LÍ Q TRÌNH DẠY HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lý ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 118 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w