Đánh giá nhân sự có thể coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên để có thể xét duyệt sự hồn thành nhiệm vụ, mức độ phù hợp với công việc, với công ty của một nhân viên theo định kỳ, từ đó đưa ra chế độ thưởng, phạt hợp lý.
Đánh giá nhân sự là một việc làm quan trọng cần được ưu tiên thực hiện đều đặn hàng năm giúp Nhà quản trị nhìn nhận hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời giúp cơng ty có một cái nhìn tổng qt nhất về thực trạng nhân sự của doanh nghiệp, để đưa ra những phương án trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh
Trưởng phòng HCNS cần tham mưu tư vấn cho lãnh đạo công ty về phương pháp đánh giá nhân sự cũng như trực tiếp đánh giá nhân sự trong công ty theo yêu cầu: phù hợp, tin cậy, chấp nhận và thực tiễn.
Trên cơ sở nội dung của hoạch định nhân sự, Trưởng phòng HCNS phải thường xuyên tiến hành kiểm tra từng nội dung, từng vấn đề đã được đề cập. Nội dung mà Trưởng phịng phát hiện ra những sai sót thì đó chính là cơ sở để thay đổi và điều chỉnh nhằm hướng tới kết quả cuối là chất lượng và năng suất cũng như rút ngắn được thời hạn các công việc.
Trưởng phịng HCNS ln đánh giá CBNV qua nhiều tiêu chí:
Đánh giá nhân viên dựa vào những tiêu chí cơ bản: Sự chung thực, tính lạc quan, độ tin cậy, sự tơn trọng, chính xác giờ giấc, sự nhiệt tình
Đánh giá nhân viên dựa vào chỉ số mục tiêu: bằng việc thiết lập bảng các chỉ số về hành chính, mục tiêu phát triển và mục tiêu hồn thành cơng việc
Đánh giá nhân viên dựa trên hình thức: đánh giá của cấp trên, đồng nghiệp ngang cấp và toàn diện từ khách hàng cũng như đồng nghiệp.
Và để có thể kiểm tra, đánh giá tồn diện và chính xác nhất có thể và các CBNV trong cơng ty Trưởng phịng HCNS sử dụng đa dạng các phương pháp kiểm tra, đánh giá nhân sự: Đánh giá bằng thang điểm; Xếp hạng luân phiên; Phê bình lưu giữ; Mẫu tường thuật…
Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện công việc của các CBNV trong Cơng ty chính là cơ sở dự báo về nhân sự trong tương lai của Công ty. Từ đó, Trưởng phịng Hành chính – Nhân sự có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, phát triển với các chính sách khen thưởng, kỉ luật nguồn nhân sự phù hợp, chính xác, kịp thời và hiệu quả.
* Tiểu kết:
Trong chương 2, qua quá trình khảo sát đã cho thấy thực trạng vai trò của Trưởng phịng HCNS trong hoạch định nhân sự cơng ty từ công tác thu thập thông tin, công tác thiết lập mục tiêu đến công tác tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra. Tất cả những nội dung đó chính là cơ sở để đưa ra nhận xét đánh giá ưu nhược điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà quản trị văn phịng trong cơng tác hoạch định nhân sự ở chương 3.