1. Bản chất của tích lũy tư bản
Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phái sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước. Vậy: Việc chuyển hóa một
phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.
Ví dụ: để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng dụng trước 5000 đơn vị tiền tệ, với m’=100% và sự phân chia TB thành C và V là 4/1.
Năm thứ nhất: 4000c + 1000v +1000m
Nhà tư bản khơng tiêu dùng hết 1000m mà trích 500m để tích luỹ mở rộng sản xuất ( trong đó 400c1 và 100v1)
Năm thứ hai: 4400c + 1100v + 1100m.
Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích luỹ tư bản. Như vây, thực chất của tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá một phần giá trị
thặng dư thành tư bản hay q trình tư bản hố giá trị thặng dư. Kết luận:
+ Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tồn bộ tư bản.
+ Q trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mơ tích luỹ
* Một là, nếu khối lượng giá trị thặng dư khơng đổi, qui mơ tích luỹ phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia tích luỹ và tiêu dùng.
* Hai là, nếu tỷ lệ phân chia tích luỹ và tiêu dùng khơng đổi, qui mơ tích luỹ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Đến lượt nó M lại phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trình độ bóc lột sức lao động ( m’). - Trình độ tăng năng xuất lao động xã hội.
- Sử dụng hiệu quả máy móc (Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng)
- Đại lượng tư bản ứng trước.
3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản
- Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản (c/v) - Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
- Q trình tích lũy tư bản khơng ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.