CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị - Học viện Tài chính (Trang 34 - 39)

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Lợi nhuận

1.1. Chi phí sản xuất (k)

Giá trị của hàng hóa: Ký hiệu W Giá trị của hàng hóa: W = c + v + m. ( Lấy VD)

Đối với nhà tư bản: họ bỏ ra một lượng tư bản dùng để thuê lao động (v) và mua máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu (c)… là có thể tiến hành sản xuất. Họ gọi đó là chi phí sản xuất TBCN. Ký hiệu k.

k = c + v

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá. (Hay chi phí sản xuất TBCN là phần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy). Khi xuất hiện phạm trù k thì: W = k + m

1.2. Bản chất của Lợi nhuận (p)

Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản

ứng ra, là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất.

W = c + v + m = k +m bây giờ chuyển thành: W = k + p => p = W – k

1.3. Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuậna. Tỷ suất lợi nhuận (p’) a. Tỷ suất lợi nhuận (p’)

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước. Tỷ suất lợi nhuận được ký hiệu là p’ và được tính theo cơng thức:

Tỷ suất lợi nhuận thường được tính hàng năm.

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản.

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất giá trị thặng dư (tlt) - Cấu tạo hữu cơ tư bản. - Tốc độ chu chuyển tư bản - Tiết kiệm tư bản bất biến.

1.4. Lợi nhuận bình quân

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sự phát triển của cạnh tranh tất yếu dẫn tới hình thành lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận có tác động điều tiết đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của các tỷ suất lợi nhuận.Tỷ suất lợi nhuận bình qn được tính bằng số bình

qn gia quyền của các tỷ suất lợi nhuận như sau:

Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau. Nếu ký hiệu lợi nhuận bình quân là và giá trị tư

bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình qn được tính như sau:

Khi lợi nhuận bình quân trở thành quy luật phổ biến chi phối các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả mang lại lợi nhuận bình quân. Nếu ký hiệu giá cả sản xuất là GCSX thì giá cả sản xuất được tính như sau:

Những điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất bao gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyển.

1.5. Lợi nhuận thương nghiệp

Trong nền KTTT TBCN, do sự phân công lao động xã hội, xuất hiện một bộ phận chun mơn hóa việc lưu thơng hàng hóa, bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp.

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất do tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hố cho mình.

Trên thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua ( trừ chi phí thương nghiệp nếu có)

2. Lợi tức

2.1. Lợi tức

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã hình thành hình thái tư bản cho vay mới. Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là bộ phân tư

bản xã hội dưới hình thái tiền tệ, được tách ra từ sự vận động tuần hoàn của tư bản nhất định để gia nhập vào sự vận động tuần hoàn của tư bản khác.

Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản có đặc điểm:

- Quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu. - Là hàng hóa đặc biệt

- Là hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất.

Lợi tức cho vay (z) trong chủ nghĩa tư bản là phần lợi nhuận bình quân mà chủ thể sử dụng tư bản nhượng lại cho chủ thể sở hữu tư bản. Lợi tức cho vay có nguồn

gốc là một bộ phận giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, bề ngoài chỉ phản ánh quan hệ giữa tư bản sở hữu và tư bản sử dụng, song thực chất phản ánh quan hệ giữa tập thể tư bản sở hữu và sử dụng với giai cấp công nhân làm thuê.

2.2. Tỷ suất lợi tức

Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay. Nếu ký hiệu tỷ suất lợi tức là z’, tư bản cho vay là TBCV, thì cơng thức tính tỷ suất lợi tức như sau:

Tỷ suất lợi tức chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận bình quân và tình hình cung cầu về tư bản cho vay.

3.Địa tô tư bản chủ nghĩa

3.1.Địa tô tư bản chủ nghĩa (R)

Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhà tư bản khơng những phải bù đắp được chi phí sản xuất, thu được lợi nhuận bình qn, mà cịn phải trả địa tô cho người cho thuê đất để sản xuất. Địa tô tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận siêu ngạch

dơi ra ngồi lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nơng nghiệp phải trả cho địa chủ vì đã kinh doanh trên ruộng đất của địa chủ.

3.2. Các loại địa tơ TBCN

Địa tơ tư bản chủ nghĩa có nhiều loại hình, trong đó chủ yếu là địa tơ chênh lệch và địa tô tuyệt đối:

a. Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch dơi ra ngồi lợi nhuận bình qn được hình thành trên những ruộng đất có điều kiện kinh doanh trung bình và thuận lợi. Địa tơ chênh lệch được tính bằng chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của nơng

sản, được hình thành trong những điều kiện kinh doanh kém thuận lợi nhất, và giá cả sản xuất cá biệt trên những ruộng đất có điều kiện kinh doanh trung bình và thuận lợi. Địa tơ chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.

* Địa tơ chênh lệch I được hình thành trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên trung bình và thuận lợi, bao gồm những thuận lợi về mức độ màu mỡ của đất và vị trí địa lý của đất.

* Địa tô chênh lệch II do thâm canh mà có. Sự hình thành địa tơ chênh lệch II dẫn đến mâu thuẫn giữa hai giai cấp nhà tư bản kinh doanh nơng nghiệp và địa chủ, trong đó địa chủ luôn muốn cho thuê đất với thời hạn càng ngắn càng tốt, cịn nhà tư bản kinh doanh nơng nghiệp lại muốn thời hạn thuê đất càng dài càng tốt. Khi thời hạn thuê đất đã được xác định, nhà tư bản bằng mọi cách cố gắng khai thác ruộng đất, làm xuất hiện xu hướng độ màu mỡ của đất đai giảm dần.

b. Địa tô tuyệt đối là địa tô thu được do nông nghiệp lạc hậu tương đối so với

công nghiệp và các ngành sản xuất khác, đồng thời độc quyền tư hữu ruộng đất trong nông nghiệp ngăn càn không cho nơng nghiệp tham gia vào cạnh tranh bình qn hóa tỷ suất lợi nhuận.

3.3. Giá cả đất đai

Đất đai trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không chỉ là đối tượng sử dụng, cho thuê mà cịn được bán. Giá cả của đất đai khơng phải là biểu hiện bằng tiền của giá trị đất đai. Vì đất đai xét một cách thuần t tự nhiên thì khơng phải là sản phẩm của lao động, khơng có lao động kết tinh, khơng có giá trị. Vì vậy, giá cả của đất đai phản ánh quan hệ kinh tế phái sinh đặc biệt. Giá cả đất đai là địa tơ tư bản hóa, được tính theo

sự biến động của địa tô và tỷ suất lợi tức tiền gửi vào ngân hàng. Giá cả đất đai được tính theo cơng thức sau:

Địa tơ Giá cả đất đai =

Tỷ suất lợi tức nhận gửi của ngân hàng

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Vì sao sức lao động trở thành hàng hóa? tính đặc biệt và vai trị của hàng hóa sức lao động là như thế nào? Lý luận hàng hóa sức lao động có thể vận dụng cho sinh viên vào q trình lập nghiệp sau khi tốt nghiệp hay khơng? Nếu có thì định hướng vận dụng là như thế nào?

2. Hãy so sánh phạm trù giá trị thặng dư với phạm trù giá trị? Trong nền kinh tế thị trường nói chung có sự tồn tại của giá trị thặng dư hay không?

3. Hãy so sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Cần vận dụng lý luận về các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư như thế nào?

4. Hãy làm rõ những nội dung cơ bản của lý luận tích lũy tư bản và cho biết khả năng vận dụng vào thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường?

5. Hãy nêu những vai trò cơ bản của lợi nhuận và lợi nhuận bình qn? Có thể vận dụng các phạm trù này vào thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường như thế nào?

6. Hãy phân biệt các phạm trù lợi nhuận, lợi tức và địa tô? Ý nghĩa lý luận và thực tiễn?

Chương 4

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị - Học viện Tài chính (Trang 34 - 39)