CẠNH TRAN HỞ CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị - Học viện Tài chính (Trang 39 - 41)

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Sau khi sinh viên được trang bị hệ thống tri thức lý luận cốt lõi về KTCT của C. Mác, chương này sẽ cung cấp hệ thống tri thức lý luận của Lênin về độc quyền và độc quyền Nhà nước trong nền kinh tế thị trường TBCN trong bối cảnh thế giới ln có nhiều thách thức.

Kết cấu của Chương gồm 3 phần:

I. Cạnh tranh ở cấp độ độc quyền trong nền kinnh tế thị trường

II. Lý luận của Lênin về độc quyền, độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thi trường TBCN

III. Những biểu hiện mới của các trình độ độc quyền và giới hạn lịch sử của CNTB.

I. CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG TRƯỜNG

1. Độc quyền, độc quyền Nhà nước và tác động của độc quyền

1.1. Nguyên nhân hình thành độc quyền và độc quyền Nhà nước

a. Độc quyền và nguyên nhân hình thành độc quyền

* K/n: Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

* Nguyên nhân hình thành độc quyền:

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền. - Do cạnh tranh.

- Do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng.

b. Độc quyền nhà nước – Ngun nhân hình thành và bản chất của độc quyền nhà nước

* Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử.

- Tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn địi hỏi phải có một sự điều tiết từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối.

- Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số ngành mới có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nhưng các tổ chức độc quyền tư nhân không thể, hoặc không muốn đầu tư.

- Sự thống trị của độc quyền tư nhân làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu sắc thêm sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.

- Sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc.

* Bản chất của độc quyền nhà nước trong CNTB:

- Được hình thành nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền tư nhân và tiếp tục duy trì, phát triển CNTB.

- Có sự thống nhất của những quan hệ kinh tế - chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Trong cơ cấu của độc quyền nhà nước trong CNTB, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ.

....

1.2. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường

a. Tác động tích cực

- Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.

- Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.

- Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.

b. Tác động tiêu cực

- Độc quyến xuất hiện làm cho cạnh tranh khơng hồn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.

- Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.

2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền

- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị - Học viện Tài chính (Trang 39 - 41)