VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Sau khi nghiên cứu một cách hệ thống lý luận của C.Mác, Ănghen và V.I.Lênin về các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường TBCN, chương này cung cấp lý luận cơ bản về nền kinh tế thị trường mang đặc thù phát triển của Việt Nam và vấn đề quan hệ lợi ích và bảo đảm hài hịa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam.
Kết cấu của chương gồm 3 phần:
I.Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
II. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
III. Quan hệ lợi ích và bảo đảm hài hịa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam
I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỞVIỆT NAM VIỆT NAM
1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
2.Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển khách của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay.
- Do tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thúc đẩy phát triển đối với Việt Nam.
- Kinh tế thị trường địnhhướng XHCN phù hợp với nguyện vọng, mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân Việt Nam.
3. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (5 tiêutrí) trí)
3.1. Về mục tiêu
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.