Phân tích thị trường

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản trị kinh doanh: Dự án kinh doanh túi thơm cà phê Hallo Man (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 3 : THỊ TRƯỜNG DỰ ÁN

3.2 Phân tích thị trường

Theo phân tích hiện tại của Báo cáo và Dữ liệu, thị trường hương liệu thực phẩm toàn cầu được định giá 13,31 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến sẽ đạt 19,72 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ CAGR là 5%.

Hương liệu công nghiệp thực phẩm cho phép sản phẩm giữ được mùi thơm và hương vị trong một thời gian dài. Nhờ đó giúp tăng trưởng thu nhập khả dụng dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm đóng gói. Vì hương liệu được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm đóng gói nhờ đó kéo theo sự tăng trưởng thị trường của ngành công nghiệp này.

Nhu cầu về hương liệu thực phẩm tại Việt Nam đang gia tăng trong bối cảnh ngày càng có nhiều thị trường F&B (Food and Beverage Service) ra đời. Đi kèm theo nó cũng là những yêu cầu khắt khe hơn về nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận của bộ Y Tế, chứng nhận của cục ATTP và các chứng chỉ đạt chuẩn ngành… để đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng cũng như đem đến những sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng cuối.

Theo khảo sát của Leffingwell & Associates (Mỹ) vào năm 2015, thị trường hương vị và mùi thương tồn cầu có tổng trị giá 24,1 tỉ USD. Trong đó, Đơng Nam Á chỉ chiếm 10% nhưng lại đang phát triển với tốc độ chóng mặt, 7-8%/năm. Thị trường hương liệu Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, đa số ccacs công ty F&B Việt Nam đều phải cắn răng nhập hương liệu từ nước ngoài với giá khá đắt.

Về mặt tiêu dùng ngày càng quan tâm và hướng đến lối sống “go green” và “organic”, nghĩa là sống thân thiện với mơi trường, dùng những sản có chiết xuất tự nhiên và nói khơng với hóa chất. Vì thế, xu hướng hương liệu tự nhiên và thương hiệu tự nhiên và hương liệu organic chắc chắn sẽ còn bùng nổ mạnh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản trị kinh doanh: Dự án kinh doanh túi thơm cà phê Hallo Man (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)