Phân tích thử vỉa

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Đánh giá các yếu tố không chắc chắn trong giai đoạn đầu phát triển mỏ khí ngưng tụ ST - X (Trang 100 - 107)

3.1 Xác định các yếu tố không chắc chắn từ phân tích thử vỉa (DST)

3.1.1 Phân tích thử vỉa

Thử vỉa được tiến hành trên Giếng ST-A (tập cát D, E và F); Giếng ST-B (Móng); Giếng ST-C (tập cát E và F) và Giếng ST-D (tập cát E). Tóm tắt kết quả phân tích số liệu thử vỉa được trình bày trong Bảng 3.1. Cùng với số liệu thử vỉa DST, số liệu MDT và PVT cũng chỉ ra tính chất phức tạp của vỉa. Số liệu MDT từ các giếng thăm dị và thẩm lượng được trình bày trong Hình 3.1 và khả năng có ba chế độ PVT được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.13: Tính chất dịng chảy từ các thử vỉa. Tên

giếng

Tầng sản

phẩm/DST Độ thấm suy giảmÁp suất Ghi chú

Giếng A

DST#2

Tập F Cao Thấp Ảnh hưởng của đường baoquanh DST#3

Tập E Cao Thấp Ảnh hưởng của đường baoquanh Giếng B Tầng MóngDST#2 Rất thấp Cùng hệ thống áp suất với tậpF, Độ thấm rất nhỏ

Giếng C

DST#1

Tập F Rất thấp Rất cao Ảnh hưởng của đường baoquanh DST#2

Tập E Rất thấp Tính liên thơng kém

Bảng 3.14: Số liệu PVT lấy từ các giếng thăm dò và thẩm lượng.

Tên giếng Thành hệ Chất lưu Pb/Pd

ST -A E Khí ~4800

ST -B Móng Khí ~4200

ST -C E Khí ~7600

ST -C F Khí ~5000

ST -D E Dạng lỏng ~7100

Hình 3.33: Số liệu MDT lấy từ các giếng thăm dò và thẩm lượng.

Kết quả phân tích số liệu thử vỉa của các giếng khoan thăm dò và thẩm lượng cho thấy rằng độ thấm và tính liên thơng của vỉa mỏ ST-X là từ thấp đến trung bình. Hình vẽ 3.2 là ví dụ minh họa quá trình suy giảm và phục hồi áp suất trong quá trình thử vỉa tại một giếng của mỏ ST-X. Áp suất phục hồi cuối cùng đã bị suy giảm so với áp suất vỉa ban đầu trong tất cả các DST. Sự suy giảm áp suất này là một dấu hiệu của hệ thống thấm và mức độ liên thơng của vỉa kém với các đường bao quanh dịng chảy. Thêm vào đó, đạo hàm của áp suất phục hồi với thời gian của tất cả các giếng cũng cho thấy biểu hiện của tính lưu thơng kém của vỉa. Việc áp suất phục hồi cuối cùng đã

quanh hoặc do sự suy giảm một cách rõ nét của khả năng khai thác của vỉa do bán kính ảnh hưởng tăng lên. Hiện tượng “condensat blockage” xuất hiện được nhìn thấy thơng qua việc áp suất dòng chảy đáy giếng suy giảm xuống dưới áp suất điểm sương.

Hình 3.34: Sự suy giảm áp suất trong q trình thử vỉa giếng ST-A.

Phân tích đạo hàm được tiến hành cho các giai đoạn phục hồi ban đầu, giai đoạn chảy chính và phục hồi chính cho tất cả các giếng ở mỏ ST-X.

Để cho đơn giản, chỉ lưu lượng khí và áp suất đáy giếng được đưa vào phân tích. Phân tích áp suất được tiến hành dựa trên các số liệu đầu vào dưới đây.

Độ nén của nước: 4.3466e-6 Độ nén khí: 4.6950e-5

Độ dày: 163 bộ đứng Độ nén tổng: 4.6799e-5

Độ rỗng: 10% Độ nén thành hệ: 4.1093e-6

Độ bão hòa nước: 10% Độ nhớt của khí: 0.0497 cp

Một ví dụ minh giải tài liệu thử vỉa cho giếng thăm dò ST-A, tầng E được trình bày chi tiết bên dưới. Chi tiết lưu lượng khí và áp suất đáy giếng trong quá trình thử vỉa của giếng ST-A_Tập E được minh họa trong Hình 3.3.

Hình 3.35: Lưu lượng khí và áp suất trong phân tích thử vỉa giếng ST-A.

Đầu tiên, một mơ hình đơn tầng được áp dụng cho quá trình minh giải thử vỉa của giếng này. Kết quả minh giải cho thấy mơ hình đơn tầng dịng chảy bị ảnh hưởng bởi biên chắn hoặc kênh dẫn có thể trùng khớp rất tốt đối với số liệu áp suất đáy giếng và lưu lượng khí khai thác trong q trình thử vỉa. Tuy nhiên, đồ thị Log-Log cho thấy giai đoạn dòng chảy chuyển tiếp và giai đoạn ảnh hưởng biên không mô tả tốt biểu hiện thật của vỉa (Hình 3.4).

Nhằm giải quyết vấn đề trên, một mơ hình đa tầng kết hợp dịng chảy tỏa tia (với các đứt gãy biên song song) đã được lựa chọn cho phân tích tiếp theo. Thơng qua q trình hiệu chỉnh cho phù hợp với đồ thị đường đạo hàm áp suất của quá trình thử vỉa, kết quả từ mơ hình cho thấy có sự ảnh hưởng rõ ràng của dòng chảy chuyển tiếp hướng tâm và ảnh hưởng của đường biên xung quanh. Biểu hiện áp suất đưa ra giả thuyết về sự tồn tại 2 biên (Hình 3.5).

Mơ hình dịng chảy tỏa tia phức hợp với các đường biên song song tiếp tục được áp dụng cho q trình minh giải. Đây là mơ hình phù hợp tốt nhất với các ảnh hưởng của đường biên. Việc làm phù hợp với đồ thị Log-Log cho thấy kh bằng 3300 mdft và Skin bằng -1.7 (Hình 3.6).

Một mơ hình tổng hợp được áp dụng nhằm đáp ứng việc làm phù hợp cho cả đạo hàm và tồn bộ q trình thử vỉa. Đây là một hệ thống phức hợp chảy xuyên tỏa với các biên chắn song song. Kết quả từ mơ hình cho thấy rõ một số loại biên dịng thông qua đường đạo hàm áp suất đổi gốc dốc và hướng lên. Trong đó, khoảng cách biên dịng đến giếng phụ thuộc vào bề dày thực tầng minh giải. Trong mơ hình này, khoảng cách biên dịng đến giếng là 675 bộ và 44 bộ. Chỉ có tầng cát có độ thấm cao mới thấy rõ ảnh hưởng của biên. Mơ hình đơn tầng sẽ thấy các biên ở khoảng cách gần giếng hơn so với mơ hình đa tầng. Trong quá trình minh giải, các loại biên cản dòng (đứt gãy, kênh chắn do lấp đầy xi măng) sẽ khó xác định chính xác. Đây là yếu tố khơng chắc chắn lớn và có ảnh hưởng rất lớn đến phương án phát triển mỏ cũng như hiệu quả thu hồi dầu (Hình 3.7) [29] [30].

Hình 3.38: Đồ thị Log – Log của giếng ST-A (mơ hình đa tầng và dịng chảy tỏa tia).

Hình 3.39: Đồ thị Log-Log của giếng ST-A (mơ hình đa tầng và biên chắn song song).

Tóm tắt kết quả thử vỉa giếng ST-A, TậpE

• Độ nhạy của đạo hàm từ thử vỉa số #1 giếng ST-A cho thấy biểu hiện dòng chảy xuyên tỏa phức hợp với các tác động của biên;

• 2 biên đã được khảo sát gần với giếng (675 bộ và 44 bộ từ giếng); • Giá trị Kh ~ 3300 mdft; độ thấm trung bình ~ 21.3 mD;

• Skin bằng -1.7 cho thấy sự phá hủy khơng đáng kể;

• Áp suất vỉa ban đầu vào khoản 8105 psi tại độ sâu đo 3556 mTVDSS;

Bên cạnh đó, kết quả phân tích DST của giếng ST-C và ST-D cho thấy đã có sự hình thành của dịng chảy hai pha. Giếng ST-C minh giải đã thấy hình thành condensat ở đáy giếng. Ảnh hưởng của dịng chảy đa pha và tích tụ condensat trong q trình khai khác là yếu tố khơng chắc chắn lớn đến hiệu quả thu hồi dầu. Cần đưa ra những giải pháp xử lý trong giai đoạn phát triển.

Mơ hình đa tầng với các yếu tố biên cản dòng đã trùng khớp tốt với biểu hiện thật của vỉa. Tuy nhiên, khoảng cách từ biên cản dòng đến giếng là một yếu tố không chắc chắn, yếu tố này cũng ảnh hưởng lên hệ số thu hồi.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Đánh giá các yếu tố không chắc chắn trong giai đoạn đầu phát triển mỏ khí ngưng tụ ST - X (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)