Xây dựng mơ hình

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Đánh giá các yếu tố không chắc chắn trong giai đoạn đầu phát triển mỏ khí ngưng tụ ST - X (Trang 113 - 120)

3.2 Ứng dụng mơ hình hóa, đánh giá định lượng ảnh hưởng của các yếu tố không

3.2.1 Xây dựng mơ hình

Mơ hình địa chất

Một mơ hình địa chất cho cho mỏ ST-X đã được xây dựng theo các bước trong quy trình được minh họa trong hình 3.12. Mơ hình địa chất này được xây dựng bằng việc kết hợp tất cả các số liệu từ các giếng thăm dò và thẩm lượng đã khoan.

Bốn mặt phẳng, dữ liệu địa vật lý giếng khoan, mẫu lõi và 19 đứt gãy đã qua minh giải được đưa vào mơ hình. Các đường cong tướng trầm tích khơng được trực tiếp nhập vào mơ hình nhưng suy luận (sử dụng lý thuyết tập mờ) từ hình dạng mẫu lõi và các dữ liệu địa vật lý giếng khoan có sẵn từ đó qua chỉnh sửa và hiệu chỉnh khi xuất hiện các ảnh hưởng biên của dữ liệu địa vật lý giếng khoan khác nhau dù là rất nhỏ.

Kích thước ơ lưới được sử dụng là 50 x 50 x 2.5m. Tổng cộng số ô lưới là 38 triệu ô và 848 lớp cho tập E, 21 triệu ơ và 472 lớp cho tập F. Mơ hình địa chất của tập E và F được xây dựng tại các hệ thống ơ lưới khác nhau.

Hình 3.44: Quy trình mơ hình hóa vỉa.

Dữ liệu đo địa vật lý giếng khoan được dùng để tạo và hình thành mơ hình địa chất bao gồm những tính chất tĩnh của vỉa như tướng trầm tích, độ rỗng hiệu dụng, độ bão hịa nước. Các phân tích sâu hơn cũng được thực hiện trước khi mơ hình hóa tướng trầm tích và địa vật lý giếng khoan. Hai tướng trầm tích được áp dụng là tập cát và tập sét.

Cuối cùng, mơ hình địa chất được thơ hóa để tạo thành mơ hình mơ phỏng vỉa. Q trình thơ hóa được thể hiện dựa trên các phương châm sau: tỉ số hiệu dụng (NTG) được cân đối với thể tích đá chứa (BRV). Độ rỗng cân đối cùng BRV*NTG. Quan hệ của độ rỗng và độ thấm được tạo ra cho từng giếng bằng dữ liệu mẫu lõi đã qua chỉnh sửa từ tính tốn giá trị KH khi phân tích áp suất dẫn truyền. Hình 3.13 đến 3.16, thể

hiện các mơ hình tướng, mơ hình phân bố độ rỗng, độ thấm và mơ hình phân bố độ bão hịa.

Hình 3.48: Mơ hình phân bố độ bão hịa.

Mơ hình địa chất sau khi xây dựng xong chưa phản ánh được ứng xử của vỉa khi có dịng chảy từ vỉa vào giếng hay nói cách khác là kết quả từ mơ hình khơng khớp với dữ liệu lịch sử khai thác cho nên mơ hình ban đầu cần phải được hiệu chỉnh dựa trên các thông số không chắc chắn đầu vào sao cho mơ hình xây dựng phải được tin cậy để tiến hành chạy dự báo khai thác và tính tốn mức độ tin cậy của kết quả dự báo.

Mơ hình mơ phỏng vỉa

Mô phỏng vỉa nhằm xác định hệ số thu hồi là phương pháp được sử dụng rộng rãi cho các mơ mình mơ phỏng vỉa tồn mỏ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá những yếu tố yếu tố không chắc chắn quan trọng và xác định khoảng tiềm năng của trữ lượng [31].

Mơ hình mơ phỏng vỉa mỏ ST-X được thiết kế bằng cách thơ hóa ơ lưới mịn của mơ hình địa chất sử dụng phần mềm mơ hình hóa Roxar RMS [32] [33]. Mơ hình ơ lưới

mịn có kích thước 50 x 50 x 2.5m được thơ hóa thành 200 x 200 x 5m bao phủ cả hai tập cát E và F.

Hình 3.50: Mặt cắt qua mơ hình mỏ ST-X.

Hình 3.17 thể hiện mặt phẳng và hình ảnh 3D của ơ lưới thơ cùng vị trí các giếng thăm dị. Hình 3.18 mơ tả mặt cắt giữa mơ hình làm rõ hai miền tập E và F. Tổng cộng có tất cả 76 x 41 x 666 (~2.1 triệu) ơ, trong đó khoảng 103,107 ơ kích hoạt.

Cùng với các thơng số tĩnh từ mơ hình địa chất (độ rỗng, độ thấm, tỉ số hiệu dụng, độ bão hòa nước) được dùng để tạo ra mơ hình dịng chảy trong vỉa, các dữ liệu động có sẵn như điểm tiếp xúc chất lưu, số liệu chất lưu (PVT) và số liệu phân tích mẫu lõi đặc biệt (SCAL) cũng được đưa vào mơ hình. Hình 3.19 mơ tả đường cong độ thấm tương đối dầu-khí. Hình 3.20 mơ tả đường cong áp suất mao dẫn dùng để tính tốn độ bão hịa nước trong cả ơ lưới mịn và thô. Những đường cong này được tạo ra từ thí nghiệm áp suất mao dẫn trên mẫu lõi lấy từ giếng ST-B và ST-C. Các đường cong được biểu thị các nhóm đất đá dựa vào độ thấm hiệu dụng.

Hình 3.52: Đường cong áp suất mao dẫn.

Mơ hình mơ phỏng được khởi tạo với hai miền chất lưu (PVT). Miền đầu tiên, bao gồm tập cát E ở vùng lân cận giếng ST-A và ST-B và tất cả tập cát F, được khởi tạo bằng bảng hiệu chỉnh đơn pha tạo ra từ hiệu chỉnh EOS cho dữ liệu đa pha của giếng ST-A. Miền thứ hai bao phủ giếng ST-C và ST-D, được phân loại bởi bảng hiệu chỉnh đơn pha tạo ra từ hiệu chỉnh EOS cho dữ liệu đa pha của giếng ST-C và ST-D. Vùng này được phân loại bởi gradient đa pha tổng hợp bằng sự biến thiên của Rs và Rv so

với độ sâu.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Đánh giá các yếu tố không chắc chắn trong giai đoạn đầu phát triển mỏ khí ngưng tụ ST - X (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)